2.2.2.1.Theo phương thức huy động
Nguồn vốn phân loại theo chỉ tiêu này được chia thành hai khoản mục lớn, vốn tiền gửi và vốn đi vay. Vốn tiền gửi của chi nhánh thường bao gồm các khoản
tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức kinh tế. Còn vốn đi vay nhờ phát hành giấy tờ có giá, kỳ phiếu...
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo phương thức huy động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội thời kỳ 2006 - 2009
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn phân loại theo phương thức huy động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2006
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền trườngTăng Số tiền trưởngTăng Số tiền trưởngTăng
Vốn tiền gửi 257 468 82.1% 756 61.54% 1275 68.78% Tỷ trọng 37.41% 42.98% 52.17% 66.41% Vốn vay 430 621 44.42% 693 11.59% 645 -6.93% Tỷ trọng 62.59% 57.02% 47.83% 33.59% Tổng NV huy động 687 1089 58.52% 1449 33.06% 1920 32.52%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội)
Nguồn vốn chi nhánh huy động được từ các nguồn tiền gửi đều tăng qua các năm. Năm 2006, số vốn tiền gửi là 257 tỷ đồng, chỉ chiếm 37.41% trong tổng số vốn huy động. Trong khi đó, vốn vay lên tới 430 tỷ đồng, chiếm 62.59% trong tổng số vốn huy động được. Nhưng đến năm 2007 đã tăng thêm 211 tỷ đồng, với tốc độ tăng tới 82.1%, đã nâng tỷ trọng lên 42.98%. đạt 468 tỷ đồng. Cùng với đà tăng trưởng của vốn tiền gửi, tuy tăng với tốc độ thấp hơn 57.02% nhưng vốn vay cũng tăng thêm 191 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 12/2008, số vốn tiền gửi đã đạt 756 tỷ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng Chương 2: Thực trạng…
đồng, tương đương với 52.17% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng so với năm ngoái là 61.54%. Số vốn vay ngày càng có xu hướng giảm đi, năm 2008 chỉ chiếm 47.83% trong tổng số vốn huy động được, tốc độ tăng trưởng cũng giảm đáng kể, chỉ đạt 11.59%. Sang năm 2009, thì số vốn vay giảm hẳn, tỷ trọng chỉ đạt 33.59%, tốc độ tăng trưởng giảm 6.93% nên số vốn vay chỉ là 645 tỷ đồng, giảm 48 tỷ đồng. Ngược lại với xu hướng đó là tốc độ tăng của số vốn tiền gửi. Tăng tưởng với tốc độ 68.78%, chiếm tới 66.41% trong tổng số vốn huy động được, nên số vốn tiền gửi đạt 1275 tỷ đồng.
Sự thay đổi về cơ cấu của nguồn vốn phân loại theo phương thức huy động được lý giải trước hết là do chính sách huy động của ngân hàng. Những năm đầu, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tăng mạnh, sau giảm dần và đi vào ổn định. Vốn tiền vay những năm đầu thành lập chiếm tỷ trọng cao hơn vốn tiền gửi, song chi nhánh đã cơ cấu lại nguồn vốn, hướng tới tập trung huy động nguồn vốn tiền gửi có chi phí thấp hơn. Những năm 2008, 2009 kinh tế có nhiều biến động nên tâm lý chung, khách hàng ưa thích gửi tiền hơn là mua các kỳ phiếu, giấy tờ có giá khác của ngân hàng. Xét lại, diễn biến thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn này là phù hợp với với sự phát triển của ngân hàng khi đi vào hoạt động.