Mở rộng mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 51 - 52)

Trong bối cảnh cạnh tranh như ngày nay, các ngân hàng trong nước, nước ngoài đang cạnh tranh gay gắt. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau không chỉ bằng sản phẩm, dịch vụ, chất lượng… mà còn “ mật độ phủ sóng” trên một địa bàn cụ thể. Các ngân hàng mở rộng các chi nhánh, điểm giao dịch để có tiếp cận với nhiều khách hàng nhất, thu hút được nhiều nguồn tiền gửi. Ngược lại, khách hàng cũng cảm thấy thuận tiện khi cần giao dịch với ngân hàng, khi có nhu cầu gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới hoạt động không phải là việc làm một sớm một chiều. Nó đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư một khoản chi phí lớn cũng như nguồn nhân lực, gây tốn kém nhưng ngân hàng cũng nhận được rất nhiều lợi ích khác, như mở rộng lượng khách hàng, khối lượng tiền huy động được, cũng như phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng, làm tăng doanh thu cho ngân hàng.

Để làm điều đó, chi nhánh có thể mở rộng mạng lưới hoạt động tại nơi có tiềm năng thu hút tiền gửi nhưng chưa được khai thác hết. Chi nhánh thực hiện bằng cách thăm dò thị trường, xác định đối tượng khách hàng, dự đoán tình hình phát triển kinh tế khu vực trong tương lai từ đó đánh giá có nên mở rộng chi nhánh tại địa bàn này không. Ngoài ra, chi nhánh có thể mở các phòng giao dịch tại nơi dân cư đông đúc, khu vực tồn tại nhiều trung tâm mua sắm, buôn bán song không nên đầu tư mở phòng giao dịch tại nơi có mật độ ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch dày đặc.

Chi nhánh cũng cần đồng bộ hóa khi mở rộng chi nhánh cấp hai, phòng giao dịch. Đó là chi nhánh cần kết hợp với các hoạt động nghiên cứu thị trường, sản phẩm, khách hàng, cũng như đảm bảo tính liên kết của giữ tiền một nơi nhưng rút tiền một nơi khác…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w