Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền huy động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng
Nội tệ 650 1030 58.46% 1383 34.27% 1844 33.33% Tỷ trọng 94.61% 94.58% 95.45% 96.04% Ngoại tệ 37 59 59.46% 66 11.86% 76 15.15% Tỷ trọng 5.39% 5.42% 4.55% 3.96% Tổng NV huy động 687 1089 1449 1920
(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội)
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng luôn e ngại đến vấn đề trượt giá của nội tệ nên họ thường nắm giữ vàng bạc, bất động sản hay ngoại tệ mạnh. Hiểu được tâm lý này, ngân hàng đã triển khai các sản phẩm tiền gửi bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, hay tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng. Trong giai đoạn 2006 – 2009, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn bằng VND là chủ yếu, thường dao động trong khoảng từ 94% đến 96%. Mức tăng trưởng của đồng nội tệ năm 2007 tăng tới 58.46% so với năm 2006, tương ứng với 650 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2008, năm 2009 đã đi vào ổn định, với tốc độc tăng tương ứng là 34.27% và 33.33%. Nguồn vốn huy động bằng VND của chi nhánh năm 2008 tăng 353 tỷ đồng so với năm 2007, đạt 1383 tỷ đồng. Còn năm 2009, nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 1844 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội là ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhu cầu vốn nội tệ là chính, do
Báo cáo thực tập tốt nghiệp cao đẳng Chương 2: Thực trạng…
đó huy động vốn bằng VND là nhiệm vụ cấp thiết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh, chi nhánh đã nỗ lực hết mình, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để thu hút thêm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng hiện có. Cho nên khả năng huy động vốn bằng VND để tài trợ cho dự án, phương án bằng nội tệ vẫn tăng trưởng trong hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay nhu cầu khách hàng sử dụng ngoại tệ, nhất là USD ngày càng tăng cao. Nhận thức điều đó, chi nhánh đã được chú trọng và phát triển. Nguồn vốn huy động bằng USD năm 2006 là 37 tỷ, chiếm 5.93% trong tổng vốn huy động được. Sang đến năm 2007, nguồn ngoại tệ tăng 22 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 5.42% đạt 59 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm dần vào các năm 2008 và 2009 tương ứng là 4.55% và 3.96%. Tốc độ tăng trưởng vốn ngoại tệ tuy có giảm nhưng quy mô tuyệt đối vẫn tăng. Nguồn vốn ngoại tệ huy động được vào năm 2008 là 66 tỷ đồng, năm 2009 là 76 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ và nội tệ của ngân hàng là khá hợp lý song cũng cho thấy chi nhánh cũng gặp phải khó khăn khi huy động ngoại tệ. Do đó, chi nhánh cần tìm biện pháp nhằm thu hút nguồn này song vẫn đảm bảo một cơ cấu hợp lý.