7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT THANHLONG
Dựa theo các tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn Global GAP (Global Good Agricultural Practices)
Đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu, là một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lĩnh vực Nông nghiệp do tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS là đại diện pháp nhân cho ban hành chính Global GAP. Có 4 tiêu chuẩn chủ yếu gồm:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất. - Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
- Tiêu chuẩn về môi trường làm việc cho người lao động. - Truy nguyên nguồn gốc.
* Tiêu chuẩn Eurep GAP (Euro Retailer Produce Working Group Good Agriculture Practice):
Đây là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu, được ban hành lần đầu tiên năm 1997 và được xây dựng bởi nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực phẩm nông nghiệp. Eurep GAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừa các mối nguy hại. Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm
14 tiêu chí về: Truy nguyên nguồn gốc; Ghi chép và lưu giữ hồ sơ; Giống cây; Lịch sử vùng đất; Quản lý nguồn đất; Sử dụng bân bón; Tưới tiêu; Các hoạt động bảo vệ mùa màng; Thu hoạch; Vận hành sản phẩm; Quản lý ô nhiễm và chất thải; Tái sản xuất, tái sử dụng; Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động; Môi trường; Khiếu nại.
* Tiêu chuẩn Việt GAP (Vietnamese Good Agricultural Practices):
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/01/2008 dựa trên 4 tiêu chí như:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.
- An toàn thực phẩm đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.[13]