Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 26 - 27)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.2. Sản lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu

- Việc sản xuất, tiêu thụ thanh long Việt Nam hiện nay không chỉ tăng về diện tích canh tác, sản lượng thu hoạch, sản lượng tiêu thụ trong nước mà việc hoạt động xuất khẩu loại trái đặc sản này sang các thị trường nước ngoài qua các năm luôn tăng trưởng ở mức cao về cả sản lượng và giá trị. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), nếu như năm 2003 xuất khẩu thanh long của Việt Nam chỉ đạt 5,8 triệu đô la Mỹ, thì đến năm 2010 đạt 59,1 triệu đô la Mỹ và năm 2012 là 181 triệu đô la Mỹ so với tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2012 của Việt Nam là

360 triệu đô la Mỹ. Riêng 5 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu thanh long đạt 130,6 ngàn tấn, đạt 78,9 triệu USD[34] . Ta có thể xem xét từ bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.1. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thanh long ở nước ta từ năm 2009 đến tháng 5/2013

Năm 2009 2010 2011 2012 5/2013

Sản lượng (tấn) 94.500 125.700 218.500 226.000 130.600

Giá trị (triệu USD) 42,1 59,1 107,0 181 78,9

(Trích từ các nguồn [13], [34])

Có thể thấy, trong giai đoạn từ 2009 đến tháng 5/2013 sản lượng và giá trị xuất khẩu của thanh long Việt Nam tăng lên rất nhanh chóng. Nếu năm 2009 nước ta chỉ xuất khẩu khoảng 94,5 nghìn tấn thanh long (với giá trị tương đương 42,1 triệu USD) thì sang năm 2010 con số này là 125,7 nghìn tấn (tăng 33% sản lượng), đạt 59,1 triệu USD (tức tăng 40,3% giá trị). Sang năm 2011, nước ta xuất khẩu 218.500 tấn thanh long, kim ngạch đạt 107 triệu USD (tăng 73,8% về sản lượng và 81% về giá trị so với năm trước đó)[13]. Đặc biệt, chỉ tính đến tháng 5/2013 sản lượng thanh long xuất khẩu đã đạt 130,6 nghìn tấn. Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2013 trái thanh long đã mang về cho nước ta 78,9 triệu USD.[34]

Các mức tăng trưởng nói trên có được là nhờ vào nhận định đúng đắn về giá trị kinh tế của cây thanh long, những nổ lực của chính quyền các cấp trong việc hoạch định, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng canh tác. Thêm vào đó, những năm từ 2009 trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ thanh long trên thị trường thế giới tăng mạnh, ngày càng có nhiều người tiêu dùng quốc tế biết đến và ưa chuộng thanh long của Việt Nam, mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hợp đồng lớn cả về số lượng và giá trị.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)