Thuận lợi và khó khăn thực tế trong phát triển cây thanhlong

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 54 - 56)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn thực tế trong phát triển cây thanhlong

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn thực tế trong phát triển cây thanh long ở huyện Chợ Gạo Chợ Gạo

Từ khảo sát thực tế và kết quả nghiên cứu ta có thể nhận thấy tình hình phát triển thanh long Chợ Gạo tại địa bàn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, hiện nay đang tồn tại những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu, ánh sáng…) của địa phương thích hợp cho cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao (khoảng 40 tấn/ha/năm), chất lượng trái ngon (chắc thịt, bóng đẹp) giúp thanh long Chợ Gạo tương đối nổi tiếng tại thị trường nội địa.

- Chợ Gạo là địa phương trồng thanh long từ lâu đời, nông dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi giàu kinh nghiệm sản xuất (từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm). Nhờ vào kinh nghiệm sản xuất, nông hộ tham gia canh tác có thể chủ động hơn trong vấn đề chọn và nhân hom giống, sử dụng phân chuồng thay vì phân hóa học góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành cho nông sản.

- Được sự định hướng, khuyến khích của chính quyền các cấp về việc mở rộng vùng chuyên canh sản phẩm thanh long nên những năm gần đây diện tích thanh long tại địa phương tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, người dân còn được hỗ trợ chi phí đầu tư trụ và hom giống nhằm cải tạo vườn tạp, phát triển vườn thanh long và thay thế dần việc sử dụng trụ cây sang sử dụng trụ đá nhằm tăng mật độ hom giống trên đất canh tác, tiết kiệm chi phí phân bón, giảm bệnh hại và nâng cao năng suất, chất lượng trái.

- Viện Cây Ăn Quả Miền Nam không ngừng có những nghiên cứu về giống mới (thanh long tím, đỏ) nhằm tạo ra sản phẩm mới lạ, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân và các giống thanh long mới này sẽ được địa phương trồng thử nghiệm trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, HTX thanh long Chợ Gạo nhờ vào sự hướng dẫn của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam tiến hành vận động người dân trồng thử nghiệm 19,4 ha thanh long Chợ Gạo theo tiêu chuẩn an toàn Việt GAP vừa nhận được chứng nhận vào tháng 1/2012 vừa qua, được cấp giấy phép xuất sang hai thị trường khó tính nhất hiện nay là Mỹ và Nhật Bản. Dự kiến, diện tích canh tác thanh long Việt GAP sẽ tiếp tục được địa phương nhân rộng trong thời gian tới.

- Hoạt động sản xuất thanh long trên địa bàn huyện còn nhận được sự hỗ trợ về các buổi tập huấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm do Hội nông dân, Tổ chức nông nghiệp các cấp phối hợp với các công ty phân bón, thuốc BVTV, đèn compart… Cán bộ khuyến nông tổ chức gần 500 cuộc hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật canh tác, trồng thanh long theo ngưỡng an toàn, kỹ thuật ủ phân hữu cơ, kỹ thuật xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ... thu hút 16.800 lượt nông dân được thực hiện nhằm nâng cao trình độ sản xuất cho người dân.

- Bên cạnh những thuận lợi về tình hình sản xuất thì những năm gần đây hoạt động tiêu thụ thanh long cũng có nhiều bước tiến đáng kể. Sản lượng và giá trị xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, bên cạnh các thị trường truyền thống (Trung Quốc, Đài Loan, Hà Lan..) thì gần đây còn xuất hiện thêm nhiều thị trường mới (Nga, Chi lê, Hàn Quốc…) với mức giá mua rất cao, nâng tổng số thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam lên 40 quốc gia. Điều này, tạo cơ hội cho nhiều công ty, DNXK trong nước nói chung và Tiền Giang nói riêng có được những hợp đồng giao dịch lớn, giá trị cao từ đó tăng nhu cầu thu mua thanh long nguyên liệu, góp phần nâng cao giá bán cho người dân.

- Ngoài ra, chính quyền địa phương còn có những ưu đãi miễn thuế kinh doanh cho các hoạt động mua bán thanh long tại địa phương góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô, hoạt động thu mua của đối tượng thu gom – thương lái trên địa bàn xã, huyện.

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, thì sản xuất thanh long Chợ Gạo vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cả trong sản xuất và tiêu thụ:

- Trong sản xuất, dù có được những hỗ trợ chi phí trụ từ chính quyền địa phương nhưng vẫn còn 30% nông hộ sử dụng trụ cây sống (me tây, dông) trong canh tác. Hầu hết các hộ tự nhân hom giống, sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV theo kinh nghiệm bản thân mà không thông qua kiểm tra chất lượng của một cơ quan, đơn vị chuyên ngành nào cả, thêm vào đó tập quán sử dụng phân chuồng không xử lí của người dân vẫn còn tồn tại cộng thêm những vấn đề bất ổn về thời tiết như hiện nay càng làm tăng cao nguy cơ sự bùng phát của các loại bệnh hại trên cây trồng, gây giảm năng suất, chất lượng trái, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người dân.

- Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đa phần nông dân thường nắm bắt thông tin theo kiểu truyền miệng lẫn nhau, thông tin không có nguồn chính thống và chưa đáng tin dẫn đến nhiều thiệt thòi do vấn đề ép giá. Ngoài ra, giá cả biến động liên tục trong khi mức giá công bố các phương tiện truyền thông chỉ là giá bán ra cho người tiêu

dùng cuối cùng cũng là nguyên nhân khiến người dân khó có thể nắm bắt kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương không ngừng khuyến khích nông hộ mở rộng vùng chuyên canh nhưng không có giải pháp an toàn nào đảm bảo đầu ra khiến nông dân chưa thực sự an tâm đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất.

- Hoạt động của nhóm thu gom – thương lái có nhiều rủi ro do đa phần hợp đồng chỉ thỏa thuận dựa trên sự tin cậy lẫn nhau mà chưa có bất kì ràng buộc nào về pháp lí, dẫn đến tình trạng giật nợ của thương lái Bình Thuận trong tháng 6/2012 gây thiệt hại cho các thu gom – thương lái trên địa bàn xã.

- Có sự chênh lệch lớn về mức giá bán ra giữa kênh xuất khẩu và kênh nội địa trong hoạt động của tác nhân thu gom - thương lái, hầu hết sản phẩm loại I, II chỉ phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mà chưa khai thác hết tìm năng của thị trường nội địa, sản phẩm phân phối cho người tiêu dùng Việt Nam chỉ là những sản phẩm không đạt chuẩn.

- Đối với vấn đề xuất khẩu, hiện nay thanh long được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia với nhưng mức giá chênh lệch rất lớn (thấp nhất là Trung Quốc 396 USD/tấn, cao nhất là thị trường Nga 4.500 USD/tấn), yêu cầu về chất lượng thanh long của các quốc gia đối tác ngày càng cao trong khi diện tích sản xuất an toàn vẫn còn hạn hẹp nên các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có sự đảm bảo về nguồn nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, thời gian gần đây một vài quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan bắt đầu quan tâm sản xuất nhằm mục tiêu xuất khẩu thanh long ra thị trường quốc tế, điều này đe dọa đến thị trường đầu ra của thanh long nước ta nói chung, thanh long Chợ Gạo nói riêng. Hơn thế nữa, chúng ta vẫn chưa xem xét đến vấn đề đăng kí bảo hộ độc quyền thương hiệu thanh long Chợ Gạo trên thị trường quốc tế mà chỉ dừng lại ở đăng kí nhãn hiệu tập thể (năm 2007).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 54 - 56)