Hiệu quả kinh tế từ cây thanh long là rất cao, tuy nhiên với những biến động về tự nhiên cũng như các điều kiện về KT – XH thì vần đề làm thế nào để cây thanh long có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì đòi hỏi cần có một sự nghiên cứu, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Qua thực tế khảo sát, tôi xin có một số ý kiến đề xuất với những người có trách nhiệm ở địa phương để góp phần nhỏ công sức trong sự phát triển của cây thanh long trong tương lai các ý kiến sau đây:
- Đưa cán bộ đi đào tạo năng lực quản lí và kĩ thuật. Cán bộ kĩ thuật cần nâng cao trình độ, năng lực hơn để ứng phó kịp thời, hiệu quả cao khi thời tiết ngày càng thay đổi bất thường sẽ xuất hiện nhiều sâu bệnh mới. Đồng thời, cần mở nhiều cuộc tập huấn nâng cao kĩ thuật canh tác cho nông hộ sản xuất, nông hộ sẽ chủ động hơn trong việc trồng và chăm sóc cho vườn thanh long góp phần nâng cao chất lượng và số lượng thanh long.
- Sản xuất khai thác các loại tài nguyên ở mức độ có thể phục hồi, cụ thể ở đây là tài nguyên đất, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cây thanh long, cần áp dụng kỹ thuật tưới phun để giảm tình trạng xói mòn đất và sử dụng phân hữu cơ cho đất, góp phần cung cấp dinh dưỡng cho đất.
- Sản xuất phải kết hợp với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Cần áp dụng nhiều hơn nữa các biện pháp kĩ thuật sinh học mới vào sản xuất để giảm thiểu những tác hại đối với môi trường tự nhiên và con người. Bên cạnh đó, nông hộ sản xuất cần trang bị thêm các phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất nhiều hơn nữa để tăng tính an toàn trong sản xuất.
- Hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật trên địa bàn nhất là các tuyến đường bộ huyết mạch (878B, 879, 879B, 879C,…), nâng cao trọng tải của lộ, của cầu góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho nông hộ trong sản xuất thanh long.
- Xây dựng thương hiệu và chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách phát triển du lịch sinh thái kết hợp với nghĩ dưỡng, xây dựng một kênh thông tin chuyên biệt về sản phẩm thanh long Chợ Gạo.
- Chúng ta đã biết tình hình khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi, đặc biệt là vùng ĐBSCL chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu với những biến đổi thất thường như: mùa khô thì kéo dài, nắng nóng gay gắt dẫn đến tình trạng thiếu nước cho tưới tiêu nông nghiệp, còn mùa mưa thì mưa với lượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng ngập úng, xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây trồng khó phòng chống. Vì thế, khí hậu
thể làm tăng năng suất, chất lượng, sự sinh trưởng phát triển và cũng có thể làm ngược lại. Do đó, nông hộ sản xuất cần quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, chủ động ứng phó với những thay đổi của khí hậu dù đó là do con người hay tự nhiên gây ra.