Giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanhlong tập trung

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 64 - 65)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4. Giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanhlong tập trung

Dựa trên Báo cáo Đề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, về giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanh long tập trung thì chính quyền địa phương huyện cần thực hiện tốt để người trồng thanh long có điều kiện mua các giống trồng thanh long tốt nhất.

3.3.4.1. Dịch vụ giống

- Quản lý chất lượng thanh long sẽ bắt đầu từ việc quản lý chặt chẽ việc sản xuất và cung ứng giống thanh long trong tỉnh, hướng dẫn bà con về các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, được công nhận và được phép sản xuất lưu thông trên cả nước theo quy định hiện hành.

- Thành lập 1 trại nghiên cứu về giống thanh long trên cơ sở trại giống hiện tại của huyện, giai đoạn đầu làm chức năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, chuyển giao các giống chất lượng, giống có “xác nhận” để cung cấp cho nông dân, ứng dụng các kỹ thuật mới trong bảo quản, thu hoạch, chế biến và lâu dài, tiến tới các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, đầu tư phát triển thanh long.

- Đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu, nhất là Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam nghiên cứu, kể cả nhập nội, chuyển giao các tiến bộ về giống thanh long ruột trắng, đồng thời có thể phát triển thêm các giống mới có màu sắc đẹp, hấp dẫn khách hàng vào sản xuất như: thanh long ruột tím, vỏ vàng ruột đỏ như của Isarel, Nhật Bản, Hà Lan,... để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường Châu Âu.

- Các cơ sở cung ứng giống cần nghiên cứu và áp dụng phương thức bảo hiểm cây giống cho người trồng thanh long.

3.3.4.2. Hỗ trợ đầu tư cải tạo và mở rộng vườn thanh long

a) Phương thức cải tạo và mở rộng vườn thanh long

* Đối với diện tích cải tạo: có 2 cách cải tạo vườn thanh long, đó là:

Tiến hành phân loại thanh long trong vườn, sau đó năm đầu sẽ tiến hành chặt bỏ các cây xấu (khoảng 1/3) và trồng lại bằng giống mới, năm thứ hai chặt bỏ các cây khác (khoảng 1/3) và trồng lại, năm thứ ba chặt hết các cây còn lại. Phương thức này phù hợp với các hộ nghèo và trung bình, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vườn thanh long, vẫn có thể sử dụng đèn chiếu khi muốn cho thanh ra quả nghịch vụ nên người dân trong huyện áp dụng.

* Đối với diện tích chuyển đổi từ cây khác: cũng có 2 cách, đó là:

- Đối với hộ có thu nhập khá trở lên: có thể chuyển đổi một lần toàn bộ diện tích dự kiến chuyển sang trồng thanh long.

- Đối với hộ trung bình và nghèo: chuyển đổi dần, từ 3 – 4 năm sẽ chuyển đổi hết diện tích dự kiến chuyển đổi

b) Nhu cầu đầu tư

* Đầu tư xây dựng vườn thanh long:

Mục đích: hướng dẫn những người mới đầu tư vườn thanh long hiểu cách thức lên líp, trồng, đào mương tưới và tiêu thoát nước.

- Đối với khu vực có địa hình trung bình và cao: Quy cách của mương líp: Bờ ranh 0,5 m, mặt líp 5m, khoảng cách trồng giữa các trụ với nhau 3m, mương líp 1m, líp cao trung bình 30 - 60 cm.

- Đối với khu vực có địa hình thấp: quy cách của mương líp, mặt líp, khoảng cách trồng giữa các trụ cũng tương tự như trên nhưng líp trồng phải cách mặt nước trong mương khoảng 60 - 80 cm, để đề phòng ngập nước trong mùa mưa. [9]

3.3.5. Thành lập Bộ môn nghiên cứu, đầu tư phát triển thanh long Chợ Gạo và trung tâm nghiên cứu giống cây thanh long

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 64 - 65)