7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tình hình sản xuất
2.2.1.1. Lí do trồng thanh long
Thanh long được trồng nhiều tại địa phương huyện Chợ Gạo không chỉ do phù hợp các yếu tố về tự nhiên (đất đai, khí hậu,…) mà nó còn mang lại giá trị lợi nhuận cao cho nông hộ. Dưới đây là một số lí do chính mà nông hộ chọn cây thanh long để trồng:
Bảng 2.2. Lí do trồng thanh long của nông hộ
Danh mục Số hộ Tỉ lệ (%)
Lợi nhuận cao 25/30 83,3
Đất đai phù hợp 22/30 73,3
Dễ trồng 20/30 66,7
Theo phong trào địa phương 18/30 60,0
Chất lượng cao 15/30 50,0
Dễ tiêu thụ 8/30 26,7
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Qua kết quả điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 30 hộ trồng thanh long được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây thanh long thì có đến 25 hộ (chiếm 83,3%) cho rằng trồng thanh long đem lại lợi nhuận cao, trong một năm thì trung bình hái trái thanh long được khoảng 9 lần (6 lần chính vụ và 3 lần trái vụ), ít nhất là 7 lần và nhiều nhất là 10 lần hái trái. Khi vào trái vụ do xông đèn giá bán 7.000 đồng đến 10.000 đồng/kg có khi tới 19.000 đồng đến 23.000 đồng/kg thì đem lại lợi nhuận khoảng 22-26 triệu đồng/công. Và có 73,3% cho rằng thanh long phù hợp với đất đai và khí hậu của huyện Chợ Gạo, 66,7% hộ nói cây thanh long dễ trồng và thời gian cho trái nhanh trung bình khoảng 21 tháng là có thu hoạch trái (thấp nhất 18 tháng và cao nhất 24 tháng). Có tới 60,0% trồng theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng thanh long có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ trước đó. Các nguyên nhân khiến họ trồng cây thanh long chiếm tỷ lệ phần trăm cao kế tiếp là do chất lượng cao (chiếm 50,0%) và dễ tiêu thụ (chiếm 26,7%) như khi trái thanh long chín thì có thương lái mua tại vườn.
2.2.1.2. Nguồn gốc giống được sử dụng
Các nông hộ sử dụng giống cây thanh long có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, dưới đây là bảng thống kê nguồn gốc giống cây thanh long mà nông hộ sử dụng để trồng:
Bảng 2.3. Nguồn gốc giống được sử dụng
Danh mục Số hộ Tỉ lệ (%)
Từ gia đình 15 50,0
Từ bà con 6 20,0
Từ hàng xóm 5 16,7
Trung tâm giống 4 13,3
Tổng cộng 30 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, có 50,0% nông hộ sử dụng nguồn giống tự có của gia đình qua các lần trồng, khi cải tạo vườn thanh long hoặc tăng diện tích trồng thì nông hộ thường sử dụng giống gia đình có sẵn. Tuy nhiên, nguồn giống đầu tiên mà nông hộ dùng để trồng là nguồn giống trôi nổi, do ông bà mua từ những người bán dạo, người bán trên ghe xuồng, hay mua từ bà con, hàng xóm, nhưng thường thì họ trao đổi với bà con, hàng xóm hoặc mua với chi phí thấp. Và như vậy mà người trồng thanh long cứ lấy giống đã có để trồng khi tăng diện tích hay để cải tạo vườn thanh long của mình. Khi nông hộ trồng thanh long sử dụng những nguồn giống này sẽ giảm được chi phí đầu vào và giảm được khoảng chi phí vận chuyển. Thường giống tự có và từ bà con, hàng xóm có được là do quá trình trồng lâu dài rồi tự tái tạo ra để trồng cũng không biết rõ xuất xứ từ xưa đã có từ đâu. Nông dân nên hạn chế việc sử nguồn giống tự có hoặc mua của bà con, hàng xóm, nên mua giống ở các cơ sở bán cây giống để cải tạo lại vườn thanh long của mình vì như thế sẽ nâng cao được năng suất và chất lượng của thanh long. Tuy nhiên hiện nay bà con cũng đã tìm đến các Trung tấm giống, Viện nghiên cứu để mua những giống trồng thanh long có năng suất cao, ít sâu bệnh (tiêu biểu là giống thanh long ruột đỏ). Viện nghiên cứu cây trồng cần phát huy hơn nữa về khoa học kỹ thuật trong việc phổ biến các giống mới cho năng suất cao, đề kháng các bệnh tốt để tạo niềm tin cho người dân sản xuất tốt.
2.2.1.3. Nguồn lao động
khoa học kĩ thuật của nông hộ trong sản xuất thanh long, và biết được lực lượng lao động của gia đình tham gia vào việc trồng, chăm sóc thanh long là bao nhiêu. Chính vì những yếu tố này của nguồn lao động nó đã ảnh hưởng như thế nào đến thực trạng phát triển thanh long ở địa phương này, chúng ta có thể xem xét các bảng dưới đây:
* Độ tuổi lao động Bảng 2.4. Độ tuổi lao động Độ tuổi Số hộ Tỉ lệ (%) Tuổi từ 25 đến 45 17 56,7 Tuổi từ 46 đến 55 10 33,3 Tuổi từ 56 đến 60 3 10,0 Tổng cộng 30 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Các mẫu phỏng vấn được thực hiện với sự cung cấp thông tin từ chủ hộ chiếm 100% của 30 hộ gia đình. Qua kết quả nghiên cứu thì những người tham gia vào việc trồng thanh long có độ tuổi rất đa dạng nhỏ nhất là 25 tuổi và lớn nhất là 60 tuổi. Tuổi trung bình của 30 hộ được được phỏng vấn là 40.7 tuổi. Tuổi của chủ hộ có vai trò quan trọng trong việc trồng thanh long, những người trẻ tuổi tuy chưa có kinh nghiệm trồng nhiều nhưng dễ tiếp thu những khoa học kỹ thuật và áp dụng chúng trong sản xuất qua những lần tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật. Ngược lại, những chủ hộ có độ tuổi khá cao họ đã tích lũy kinh nghiệm và khá bảo thủ nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật hơi khó đối với họ.
* Lực lượng lao động
Bảng 2.5. Lực lượng lao động trồng thanh long của nông hộ (Đơn vị: người/hộ)
Chỉ tiêu Nhiều nhất Ít nhất Trung bình
Số lượng thành viên trong gia đình 9 3 4,3 Lao động gia đình tham gia 5 2 2,3
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Qua khảo sát lực lượng lao động tham gia sản xuất chính trong việc trồng và chăm sóc thanh long bình quân trên 2 người trong các thành viên trong gia đình. Các thành viên khác không tham gia vào trồng thanh long là do các thành viên đó đã tham
bán, công nhân, trẻ em trong độ tuổi đi học và người lớn tuổi không tham gia vào sản xuất. Mặc khác, việc trồng thanh long ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng và chăm sóc cây thanh long.
* Trình độ nguồn lao động
Bảng 2.6. Trình độ văn hóa của nông hộ
Danh mục Số hộ Cơ cấu (%)
Mù chữ 2 6,7
Cấp 1 12 40,0
Cấp 2 13 43,3
Cấp 3 3 10,0
Tổng cộng 30 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Kết quả phỏng vấn 30 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy đa số họ có trình độ văn hoá bậc trung học cơ sở chiếm 43,3%, tiểu học chiếm 40,0% , còn bậc phổ thông trung học chiếm 10,0% trong khi đó có 6,7% hộ mù chữ. Nhìn chung trình độ văn hoá tại địa bàn nghiên cứu không cao, với trình độ bậc tiểu học và trung học là phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân vì sao có những hộ không tham gia các buổi tập huấn, hay áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bởi vì khi trình độ văn hoá của người sản xuất càng cao thì khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ từ lớp tập huấn, sách báo và đài truyền thanh sẽ hiệu quả hơn. Từ đó, khả năng ứng dụng những kỹ thuật tiếp nhận được vào từng điều kiện cụ thể thì những người có trình độ khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.
* Kinh nghiệm trồng thanh long
Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng từ 05 năm đến 10 năm chiếm 53,3% trong tổng số 30 hộ điều tra, trên 10 năm chiếm 20%, dưới 5 năm chiếm 26,7%. Hộ có thời gian trồng cao nhất là 15 năm và thấp nhất là 03 năm trở lên. Kinh nghiệm trồng thanh long có được thường là do gia đình truyền lại.
Bảng 2.7. Kinh nghiệm trồng thanh long
Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%)
Kinh nghiệm gia đình truyền lại 26 86,7 Kinh nghiệm từ hàng xóm, bạn bè 17 56,7
Kinh nghiệm từ lớp tập huấn 8 26,7 Kinh nghiệm từ cán bộ khuyến nông 6 20,0
(Nguồn: Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, 2014)
Trong quá trình phỏng vấn nông hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, khi câu hỏi nhiều lựa chọn được hỏi về kinh nghiệm trồng thanh long có từ đâu, hầu hết các hộ cho rằng kinh nghiệm của họ có được là do trong quá trình trồng thanh long nhiều năm đã đúc kết được rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân và theo cách thức của ông bà truyền lại cho (chiếm tỷ lệ 86,7%); đồng thời họ cũng học hỏi, kinh nghiệm với những người hàng xóm có kinh nghiệm trồng thanh long lâu năm hơn họ và trao đổi kinh nghiệm với bạn bè (chiếm tỷ lệ 56,7%). Từ bảng số liệu cho thấy có 30,0% kinh nghiệm có được là do nông hộ có được là do họ học từ sách báo. Và kinh nghiệm từ lớp tập huấn chiếm 26,7%, từ cán bộ khuyến nông chiếm tỷ lệ ít nhất 20,0%. Qua đó cho thấy được những hạn chế về mặt chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con ở địa bàn nghiên cứu, công tác khuyến nông của xã chưa cao, chưa quan tâm đúng mức đến việc trồng thanh long của nông hộ.
2.2.1.4. Diện tích sản xuất
- Tiền Giang là một trong bốn tỉnh trồng thanh long trọng điểm của cả nước, trong đó diện tích thanh long của tỉnh chủ yếu tập trung ở huyện Chợ Gạo. Diện tích thanh long của huyện từ 500 ha năm 1995 lên 1.130 ha năm 2000, 1.479 năm 2007 và 2.814 ha năm 2013. Như vậy từ năm 2000 đến 2013, diện tích thanh long của huyện tăng 1.684 ha, bình quân mỗi năm tăng khoảng 120 ha.[6]
- Với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện Ủy, sự hỗ trợ các Sở, Ngành hữu quan cấp tỉnh, huyện đã tích cực thực hiện đề án phát triển thanh long như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, thủy lợi, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đến nay diện tích thanh long tăng lên rõ rệt cụ thể năm 2008 là 1.756 ha (gồm có 595 ha trụ bê tông, trụ cây sống 1.161 ha), đến tháng 3/2013 nâng lên là 2.743 ha (gồm có 2.172 ha trụ bê tông, trụ cây sống 571 ha), như vậy diện tích trồng mới là 987 ha và diện tích cải tạo vườn từ trụ cây sống sang bê tông là 590 ha, ước tính tổng kinh phí nông dân đã đầu tư cải tạo và trồng mới bốn năm qua là 187 tỷ đồng. Hiện có trên 1.700 ha đã áp dụng xử lý ra hoa trái vụ, góp phần đưa sản lượng thanh long tăng lên hàng năm (33.320 tấn năm 2007 lên 68.000 tấn năm 2012, tăng gấp 2 lần so với năm 2008).[7]
Bảng 2.8. Diện tích cây thanh long ở huyện Chợ Gạo (giai đoạn 2007-2013) (Đơn vị: ha)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng diện tích 1.479 1.756 2.000 2.300 2.509 2.723 2.814
(Trích từ các nguồn [6], [7])
Theo quy hoạch đến năm 2015 diện tích cây thanh long sẽ phát triển đến 5.000 ha với sản lượng 94.000 tấn[6]. Việc đầu tư xây dựng nhà máy sơ chế biến thanh long tại Chợ Gạo là cần thiết vừa đảm bảo yêu cầu cung ứng dịch vụ khách hàng, vừa góp phần tăng giá trị sản phẩm thanh long trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những mặt đạt được thì mô hình trồng thanh long ở địa phương này cũng còn tồn tại những mặt hạn chế, mà các ngành, các đơn vị hữu quan cần quan tâm giúp đỡ để nông dân sản xuất hiệu quả. Đó là nhiều hộ trồng thanh long chưa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là việc phun thuốc tăng trưởng chưa đúng quy định, làm tồn đọng dư lượng; nguồn nước phục vụ cho khu vực trồng thanh long chưa đảm bảo sạch do nhiều nông dân còn vứt rác bừa bãi, thả vịt dưới lòng kênh. Ngoài ra, với diện tích này thì chưa đủ để ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Do đó, thời gian qua trái thanh long Chợ Gạo phải xuất khẩu qua trung gian bởi các doanh nghiệp, nên xuất hiện tình trạng thương lái ép giá hay thực hiện các thủ đoạn làm mất uy tín trái thanh long Chợ Gạo.
- Mặc dù diện tích trồng thanh long của huyện Chợ Gạo tăng liên tục trong những năm qua và hiện nay với diện tích 2.814 ha (lớn thứ hai so với các huyện trồng thanh long trong cả nước), tuy nhiên thì diện tích trồng thanh long của từng nông hộ có sự chênh lệch, quy mô khác nhau, thay đổi diện tích và để biết được những điều này, nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình phát triển thanh long ở địa phương, ta có thể xem xét qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.9. Diện tích đất trồng của nông hộ
Diện tích Số hộ Tỉ lệ (%)
Dưới 5 công 11 36,7
Từ 5 công đến dưới 10 công 13 43,3 Từ 10 công đến dưới 15 công 4 13,3
Từ 15 công trở lên 2 6,7
Kết quả khảo sát 30 hộ trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu, cho thấy diện tích đất trồng thanh long bình quân của nông hộ là 6,6 công (nhỏ nhất là 1 công và lớn nhất là 17,5 công). Phần lớn đất trồng thanh long theo kết quả khảo sát thì 100% là đất tự có của gia đình, đây là yếu tố góp phần giảm chi phí đầu vào trong quá tình sản xuất. Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích trồng thanh long giữa các nông hộ có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích trồng thanh long dưới 5 công chiếm đến 36,7%. Trong khi đó các hộ có diện tích trồng nhiều nhất tại địa bàn nghiên cứu (trên 15 công) chỉ chiếm 6,7%. Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ nên các hộ này không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích sản xuất. Chỉ những hộ có diện tích tương đối lớn, phần lớn là do được gia đình để lại có nhu cầu vay thêm vốn để phát triển vườn thanh long. Đồng thời, thực trạng trên cho thấy diện tích đất trồng thanh long tại địa bàn nghiên cứu quy mô còn nhỏ lẻ (manh mún). Đây là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ, đồng thời cũng là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long.
Qua khảo sát được biết trong vài năm gần đây có 14 hộ có tăng diện tích trồng thanh long, 16 hộ có diện tích trồng không đổi và không có hộ nào giảm diện tích. Khi hỏi đến nguyên nhân của việc tăng diện tích thì những hộ có tăng diện tích nói tăng là để mở rộng quy mô sản xuất và nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Qua đó, ta thấy được việc trồng cây thanh long đem lại thu nhập cao cho người dân, nên diện tích ngày càng được mở rộng đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học để đem lại hiệu quả sản xuất cao.
2.2.1.5. Thời vụ canh tác thanh long
Thanh long có hai mùa: mùa thuận từ tháng từ tháng 3 - 9 dương lịch (cho trái tự nhiên), vụ nghịch từ tháng 10 - 2 dương lịch (cho trái bằng phương pháp xông đèn).
2.2.1.6. Hình thức trồng thanh long
Hiện nay, tại địa phương các nông hộ trồng cây thanh long chủ yếu cho cây thanh long bám trên trụ bê tông và một số ít nông hộ cho bám trên trụ cây sống, được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.10. Hình thức trồng thanh long
Danh mục Số hộ Tỉ lệ (%)
Bám trên trụ bê tông 21 70,0
Qua kết phỏng vấn 30 nông hộ có 24 hộ cho thanh long bám trên trụ bê tông (chiếm 70,0%) và có 10 hộ cho thanh long bám trên trụ sống như cây me tây, dông (chiếm 30,0%). Đây là nhược điểm của nông dân, cho thanh long bám trên trụ sống tuy ít tốn chi phí đầu tư cho cây trụ nhưng thanh long có khuynh hướng phát triển theo chiều cao của cây trụ sống, trong khi đó trụ sống sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, sẽ tốn công lao động để tỉa cành, gặp khó khăn trong phun thuốc, phòng trừ sâu bệnh cũng như trong khâu chăm sóc và thu hoạch trái chín, các loại côn trùng, mầm bệnh từ cây trụ sống sẽ lan sang cây thanh long sẽ làm cho hiệu quả kinh tế thấp. Khi cho thanh long bám trên trụ bê tông thì cho năng suất và chất lượng cao,