Giải pháp thu mua và tiêu thụ thanhlong

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 58 - 62)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Giải pháp thu mua và tiêu thụ thanhlong

Dựa trên Báo cáo Đề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, về giải pháp thu mua, chế biến và tiêu thụ thanh long thì chính quyền địa phương huyện cần thực hiện tốt để thanh long có đầu ra ổn định và đem lại nguồn lợi cao cho nông hộ.

3.3.2.1. Phương án thu mua, bảo quản và tiêu thụ thanh long

Để thanh long có thể phát triển, giải pháp tìm đầu ra cho nông dân có ý nghĩa quyết định.

a) Hệ thống tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ thanh long Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ thanh long

(Trích từ nguồn [9]) CÁC HỘ TRỒNG THANH LONG TỔ HỢP TÁC, HTX, TRANG TRẠI THƯƠNG LÁI (VỰA) Ở HUYỆN DOANH NGHIỆP TRONG TỈNH DN NGOÀI TỈNH THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NHÀ NƯỚC (2) (1) (3)

b) Vai trò của các thành phần trong hệ thống

* Hộ trồng thanh long

- Cung cấp sản phẩm đạt chất lượng và đúng tiến độ giao hàng thông qua liên kết xây dựng HTX, ký kết hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp và các thương lái.

- Có ý thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, an toàn dư lượng các chất gây độc, sản xuất hàng hoá có chất lượng cao (hình dáng đẹp, an toàn, ngon). Phải có tinh thần tự giác, tự nguyện tham gia chương trình VietGAP trong canh tác và sản xuất thanh long khi các doanh nghiệp yêu cầu.

- Phối hợp với các nhà đóng gói thực hiện đúng yêu cầu cũng như tiêu chuẩn do các nhà đóng gói quy định và chương trình VietGAP đề ra.

* Hợp tác xã: trước hết là tập trung phát triển sản xuất và hướng dẫn các hộ xã viên sản xuất thanh long hàng hoá theo đúng yêu cầu của các doanh nghiệp. Sau đó đứng ra tiêu thụ thanh long của các xã viên và các hộ trồng thanh long trong vùng để cung cấp cho các doanh nghiệp trong và ngoài vùng, các thương lái và có thể tiến tới xuất khẩu trực tiếp khi đủ điều kiện. Về lâu dài, HTX sẽ là 1 khâu quan trọng trong hệ thống thu mua, tiêu thụ thanh long.

* Tổ hợp tác, trang trại: vừa trực tiếp trồng và giúp đỡ các xã viên ứng dụng các kỹ thuật mới trong việc trồng, chăm sóc thanh long theo yêu cầu của đối tác phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

* Thương lái: mua gom thanh long của hộ nông dân cung ứng cho các doanh nghiệp và bán cho các vựa ở các chợ trong và ngoài vùng.

* Doanh nghiệp: sẽ là trung tâm, đầu mối; các HTX, thương lái nông dân làm vệ tinh xung quanh doanh nghiệp, sản xuất thanh long theo yêu cầu của doanh nghiệp (thị trường) hướng tới một ngành công nghiệp thanh long khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

- Phối hợp với Viện Cây ăn quả Miền Nam giúp đỡ, hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nông dân sản xuất thanh long theo hướng an toàn, tiến tới thực hiện sản xuất theo VietGAP.

- Xây dựng và trang bị nhà máy đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP để phục vụ đóng gói cho thanh long. Đối với mô hình điểm tại ấp Quang Khương xã Quơn Long sẽ sản xuất theo chương trình Global GAP để hướng đến các thị trường Mỹ, Châu Aâu, sau đó từ mô hình này sẽ nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện.

- Doanh nghiệp trong tỉnh: Sẽ là lực lượng chủ chốt thu mua, chế biến và tiêu thụ (xuất khẩu là chính) thanh long trực tiếp của hộ nông dân, HTX và các thương lái thông qua hình thức liên kết, hợp đồng tiêu thụ, trợ giá cho các hộ tham gia sản xuất VietGAP.

- Doanh nghiệp ngoài tỉnh: liên kết hoặc mở chi nhánh thu mua, chế biến và tiêu thụ (xuất khẩu là chính) thanh long của HTX, doanh nghiệp trong tỉnh và từ các thương lái trong huyện.

* Nhà nước: Thường xuyên phối hợp với các Sở Ban ngành tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo, tuyên truyền ý thức chuyển giao kỹ thuật cho các nông dân sản xuất thanh long theo hướng an toàn, VietGAP. Đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi và hỗ trợ các thành phần trên thông qua các chính sách cụ thể sau:

- Chính sách đối với kinh tế tập thể: hỗ trợ mặt bằng, tín dụng để các HTX hình thành dịch vụ tiêu thụ thanh long; hỗ trợ kinh phí thực hiện xúc tiến thương mại cho HTX và giúp các HTX ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ thanh long trong và ngoài tỉnh.

- Chính sách đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh:triển khai xây dựng cụm công nghiệp Tân Thuận Bình và Chợ nông sản thị trấn Chợ Gạo để tạo thuận lợi thu hút các doanh nghiệp thu mua vào đầu tư tại các khu này. Hỗ trợ các hộ thương lái lớn về thủ tục, vốn tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế để các cơ sở này thành lập công ty thu mua, tiêu thụ thanh long. Nghiên cứu chuyển chính sách trợ cấp xuất khẩu đối với các doanh nghiệp sang chính sách hỗ trợ cước phí vận chuyển, hỗ trợ đầu tư phát triển khoa học và công nghệ chế biến cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu thanh long (phù hợp với quy định của WTO).

- Chính sách đào tạo: thực hiện đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông chuyên về cây thanh long (huyện cần 1-2 người): 1 – 3 tháng. Đào tạo cán bộ HTX, những xã viên nòng cốt có thể tập hợp các xã viên khác thành lập phát triển thành các HTX để sau này HTX trở thành đơn vị sản xuất thanh long chủ lực, thời gian tập huấn 3 tháng. Tập huấn cho các nông dân sản xuất giỏi để sau này dùng chính sách nông dân dạy nông dân.[9]

3.3.2.2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nhãn hiệu tập thể “thanh long Chợ Gạo”

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh tiêu thụ, công tác xúc tiến thương mại cần trập trung vào một số bước cơ bản dưới dây:

- Hỗ trợ địa phương, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ thanh long xây dựng Website, thường xuyên cập nhật thông tin quảng bá, giới thiệu hoạt động sản xuất và xuất khẩu thanh long ra thị trường thế giới. Có chính sách liên kết thị trường, tiếp cận thông tin thị trường giữa nông dân, thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long.

- Thành lập Hiệp hội thanh long Tiền Giang và xây dựng Website của hiệp hội để cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp, HTX, người nông dân định hướng hoạt động theo sát các yêu cầu của thị trường, đạt hiệu quả cao (tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng, phương thức mua bán, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục kiểm dịch và các chính sách thương mại của các nước để phổ biến cho hội viên…).

- Tổ chức triển khai và xét cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ/BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo trái “thanh long Chợ Gạo” thông qua những sự kiện thể thao, văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài địa phương. Kết hợp giữa phát triển thanh long với phát triển du lịch gắn với di tích Óc Eo.

- Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất cây ăn quả nghiên cứu lập các tổng đại lý phân phối trái cây, trong đó có thanh long tại các cửa khẩu với Trung Quốc và các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Tp. HCM...

- Nghiên cứu, áp dụng mô hình đầu tư sản xuất kinh doanh cây ăn quả của công ty DONA - TECHNO đã làm có kết quả (công ty đầu tư vốn, trong đó có giống tốt, chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật, mua sản phẩm tại vườn luôn cao hơn giá của thương lái).

- Cần nghiên cứu thêm nội dung liên kết giữa TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang về tiêu thụ quả đặc sản (trong đó có thanh long Chợ Gạo), vì TP. Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ quả đặc sản mạnh nhất cả nước, đặc biệt thiết lập chặt chẽ giữa các HTX sản xuất kinh doanh cây ăn quả đặc sản với hệ thống siêu thị Coopmax, Metro cash, …

- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh các hoạt động xúc tiến thương mại vào các thị trường có tiềm năng cao như: Nhật Bản, Châu Âu, Bắc Mỹ; tìm kiếm và cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp địa phương khai thác thị trường này. [9]

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)