Thị trường xuất khẩu thanhlong của Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 27 - 30)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.3. Thị trường xuất khẩu thanhlong của Việt Nam

- Trong những năm gần đây Việt Nam không ngừng phấn đấu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thanh long. Trong năm 2009, có khoảng 31 quốc gia trên thế giới nhập khẩu thanh long Việt Nam. Sang năm 2010, có thêm 05 quốc gia (gồm Bỉ, Philipin, Hondura, Thụy Điển và Na Uy) trở thành đối tác nhập khẩu thanh long của nước ta nâng tổng số thị trường xuất khẩu lên 36 thị trường và tiếp tục phát triển lên 40 thị trường xuất khẩu cho sản phẩm thanh long trong năm 2011[13]. Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam của năm 2011:

- Các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hà Lan… luôn chiếm tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long trong nhiều năm qua. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thị trường (khoảng 62,6%), năm 2011 nước ta xuất sang Trung Quốc 169.500 tấn thanh long, đạt 67,3 triệu USD tuy nhiên so với các thị trường khác thì giá xuất khẩu thanh long sang thị trường này tương đối thấp (trung bình chỉ khoảng 396 USD/tấn) do thanh long chủ yếu được xuất theo đường tiểu ngạch. Tiếp đến là thị trường Thái Lan và Indonexia (chiếm 7,9% và 7,1% về sản lượng xuất khẩu, đạt mức giá trung bình lần lượt là 565 USD/tấn và 489 USD/tấn).

- Các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Canada và các nước châu Âu dù chiếm tỉ trọng không nhiều chỉ từ 1,9% đến 3,3% sản lượng thanh long xuất khẩu nhưng luôn là thị trường đạt mức giá cao hơn các thị trường khác. Chẳng hạn, thanh long xuất sang thị trường Anh đạt mức giá trung bình 2.100 USD/tấn; Canada: 2.160 USD/tấn; Mỹ: 2.760 USD/tấn; Nhật: 3.630 USD/tấn và cao nhất là mức giá nhập khẩu vào thị trường Nga với mức gia trung bình lên đến 4.500 USD/tấn (cao gấp 11,4 lần so với giá xuất sang Trung Quốc).[20]

- Bên cạnh đó, một số thị trường mới cho xuất khẩu thanh long như: Chilê, Brunei và Greenland… tuy là kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn nhưng cũng giúp Việt Nam bước đầu thăm dò và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

4.80% 1.90% 2.80% 1.60% 3.30% 3.50% 62.60% 7.90% 7.10% 4.70% Trung Quốc Thái Lan Inđônêxia Hà Lan Singapore Mỹ Canada Nhật Bản Hồng Kông Khác

Hình 1.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long 2011

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương)

- Hiện nay, 77% sản lượng thanh long VN xuất khẩu là qua thị trường Trung Quốc (chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch), các thị trường khác như Mỹ chỉ chiếm 3%, châu Âu 4%, Nhật 1,5%,…[33]

Tóm tắt chương 1

Nội dung chương 1 thể hiện rõ các đặc tính về sinh thái và đặc điểm về thực vật học, cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long. Qua chương này cho chúng ta hiểu một các chi tiết về thanh long từ rễ, thân, cành, hoa,… đến những yêu cầu về đất đai, khí hậu, nước và từ đây ta có thể rút ra được thanh long là loại cây trồng khá dễ tính, thích hợp trên nhiều loại đất.

Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY THANH LONG Ở HUYỆN CHỢ GẠO

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)