Thành lập Bộ môn nghiên cứu, đầu tư phát triển thanhlong Chợ Gạo và

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 65)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.5.Thành lập Bộ môn nghiên cứu, đầu tư phát triển thanhlong Chợ Gạo và

Dựa trên Báo cáo Đề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, về giải pháp thành lập Bộ môn nghiên cứu, đầu tư phát triển thanh long Chợ Gạo và trung tâm nghiên cứu giống cây thanh long thì chính quyền địa phương huyện cần thực hiện tốt để người trồng thanh long có giống trồng thanh long tốt nhất, góp phần tăng sản lượng, năng suất, chất lượng thanh long cho địa phương. Vì thế, việc thành lập Bộ môn nghiên cứu cây thanh long hiện nay ở địa phương là rất cần thiết và quan trọng:

4.3.5.1. Bộ môn nghiên cứu cây thanh long

a) Mục đích, yêu cầu

Để thúc đẩy sự phát triển của thanh long với quy mô lớn 5000 ha vào năm 2015, cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Quản lí chất lượng thanh long bắt đầu từ sản xuất và cung ứng cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, tránh để tình trạng dư lượng thuốc trong trái thanh long, hướng bà con đến sản xuất thanh long an toàn, VietGAP.

- Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp triển khai các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và chế biến.

- Tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển thanh long.

- Thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư từ sản xuất đến thu mua, chế biến thanh long tại vùng đề án.

- Cung cấp thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long trong nước và xuất khẩu.

b) Chức năng, nhiệm vụ

Với mục đích và yêu cầu nêu trên, đề nghị nghiên cứu thành lập “Bộ môn nghiên cứu và đầu tư phát triển thanh long Chợ Gạo” trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ môn này có ba nhiệm vụ cơ bản sau:

- Ứng dụng, trình diễn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới về sản xuất, chế biến thanh long.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thanh long.

- Thu hút, tìm kiếm các nguồn đầu tư.

3.3.5.2. Thành lập trung tâm nghiên cứu giống cây thanh long

Trên cơ sở trại giống của huyện đề nghị Sở Nông nghiệp công bố cây giống đầu dòng để trung tâm nghiên cứu giống từ đó nhân rộng ra cung cấp miễn phí cho nhân dân trong vùng.

Các giống thanh long sẽ được cung cấp miễn phí tại trung tâm giống của huyện, về lâu dài Bộ môn nghiên cứu cây thanh long có thể kết hợp với trung tâm giống để nghiên cứu phát triển cây thanh long như: tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, lai tạo giống mới có chất lượng cao, hướng dẫn bà con phát

4.3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thanh long

- Về hệ thống điện: Cần xây dựng lưới điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất thanh long, hiện nay lưới điện (xây dựng đường trung dây điện trung thế ba pha) chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện để xông thanh long, xử lí cho ra hoa trái vụ.

- Về giao thông: cần xây dựng nhanh chóng và hiệu quả các tuyến đường huyết mạch trong việc vận chuyển thanh long trong khu vực và ra các vùng khác, xây dựng đường tỉnh (878B, 879,…), đường huyện, các tuyến đường này cần phải được trải nhựa, mở rộng diện tích và nâng cao trọng tải để các xe container trọng tải lớn có thể vào vùng để vận chuyển hàng hóa.

- Về thủy lợi: Các công trình thủy lợi cần được đầu tư thi công, nạo vét, đảm bảo tốt đáp ứng nhu cầu cung cấp nước phục vụ cho sản xuất cây thanh long và các loại cây trồng khác trên địa bàn huyện.

3.3.7. Công tác khuyến nông đối với người trồng thanh long

- Hình thành tổ khuyến nông chuyên trách về cây thanh long ở cấp huyện, trong đó có đầy đủ các ngành nghề: trồng trọt, bảo vệ thực vật, chế biến bảo quản và đảm bảo mỗi xã ít nhất có một khuyến nông giỏi, có trình độ tối thiểu từ trung cấp trở lên.

- Thực hiện phương thức chuyển giao kỹ thật cho nông hộ nhằm sản xuất thanh long an toàn, chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước chấp thuận.

- Hình thành mạng lưới tuyên truyền viên, khuyến nông các nông dân sản xuất giỏi, phối hợp cùng các cán bộ khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn.

- Đổi mới công tác khuyến nông theo hướng coi trọng tổ chức nông dân trong các câu lạc bộ, tổ hợp tác, nâng cao vai trò tự quản (nông dân dạy nông dân). Biên soạn tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cho bà con nông dân theo hướng an toàn.

3.3.8. Tăng cường hiệu quả liên kết bốn nhà

Để phát triển sản xuất, có sự thống nhất và gắn kết chặt chẽ với nhau giữa nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nhà khoa học - nhà vườn thì việc tăng cường hiệu quả liên kết bốn nhà sẽ giúp trái cây nước ta có hướng đi phát triển bền vững nói chung và trái thanh long Chợ Gạo nói riêng.

Tỉnh Tiền Giang diễn ra Hội thảo với chủ đề: “Liên kết 4 nhà – Giải pháp cơ bản để nâng cao giá trị trái cây Việt Nam” (2010) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang phối hợp tổ chức, đã đưa ra vấn đề hướng đi để phát triển bền vững cây ăn trái, Hội thảo đã bàn luận,

- Nhà nông cần tổ chức lại sản xuất chuyên canh những loại trái cây phục vụ xuất khẩu, thực hiện quy trình sản xuất tạo sản phẩm theo Global GAP và Việt GAP.

- Nhà nông, nhà doanh nghiệp quan tâm đến lợi nhuận, còn các nhà khoa học quan tâm đến phát triển bền vững, vì vậy cần có sự dung hòa và kết hợp thỏa đáng giữa lợi nhuận, hỗ trợ phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà khoa học, bên cạnh việc tự nghiên cứu phát triển cần có sự hợp tác với các viện, trường chuyên ngành. Các tổ chức khoa học cần liên kết trong nước, ngoài nước để tranh thủ những thành tựu mới của khoa học và thế mạnh của nhau.

- Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và hệ thống phân phối hiện đại. Trong mối liên kết 4 nhà, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo để tổ chức sản xuất và gắn kết các nhà còn lại để hình thành được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.[25]

3.3.9. Giải pháp bảo vệ môi trường

Trong quá trình sản xuất thanh long các hộ nông dân đã sử dụng rất nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, mà các loại phân bón, thuốc này có hàm lượng độc tố cao ảnh hưởng đến con người, động vật và cả môi trường sinh thái. Chính vì thế các nông hộ sản xuất đều mong muốn trái thanh long sẽ được vươn xa hơn nữa trong tương lai không chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên để phát triển thật sự bền vững hơn. Vì vậy, trong sản xuất cần có sự nghiên cứu, tính toán sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sao cho phù hợp và hạn chế những tiêu cực của chúng đến môi trường sinh thái, con người. Đồng thời, tăng cường các biện pháp sinh học, thuốc sinh học trong sản xuất góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp pháp triển cụ thể cho cây thanh long: Ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, giải pháp thu mua, chế biến và tiêu thụ thanh long, giải pháp về tổ chức sản xuất, giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanh long tập trung,... sẽ làm cho cây thanh long ngày càng phát triển hơn nữa, không chỉ là loại cây ăn trái đơn thuần, phục vụ nhu cầu cầu tiêu dùng trong nước mà còn vươn xa ra thị trường thế giới, tăng nguồn thu từ giá trị xuất khẩu thanh long.

PHẦN KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Thanh long là một loại cây trồng chủ lực của huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang, nhìn chung đây là loại cây trồng dễ tính, thích hợp với nhiều loại đất trồng, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của vùng ĐBSCL. Hằng năm nó mang về cho địa phương hàng trăm tỉ đồng, đời sống nhân dân được nhiều cải thiện. Về mặt địa phương, cây thanh long góp phần quảng bá hình ảnh huyện nhà với mong muốn thu hút nhiều đầu tư tiềm năng đến đầu tư phát triển KT - XH hơn nữa.

Trong những năm qua, tình hình sản xuất thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo ngày càng phát triển, không chỉ tăng về diện tích đất sản xuất và sản lượng thu hoạch thanh long mà còn tăng về giá trị xuất khẩu, đồng thời chất lượng trái thanh long ngày càng cao đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu nhờ thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap. Có được điều đó là nhờ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thuận lợi về kinh nghiệm sản xuất (địa phương trồng lâu đời, nông hộ cần cù, chịu khó), đồng thời nhờ có sự định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương, những nghiên cứu về giống mới của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam,… Bên cạnh đó, tình hình sản xuất thanh long trên địa bàn huyện cũng gặp không ít những khó khăn nhất định, một số nông hộ còn chủ quan trong sản xuất (trồng và chăm sóc thanh long chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân mà không phối hợp với cơ quan, đơn vị chuyên ngành nào), nắm bắt thông tin thị trường còn chậm, đồng thời giá bán thanh long có sự chênh lệch lớn giữa vụ thuận - vụ nghịch, giữa nội địa – xuất khẩu và xuất khẩu qua các thị trường khác nhau.

Cây thanh long là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn và KT – XH huyện Chợ Gạo. Với xu thế phát triển của xã hội thì cây thanh long không ngừng có những thay đổi về chất lượng và số lượng. Sản phẩm thanh long Chợ Gạo đang hòa mình vào cùng các loại trái cây khác như Vú sữa Lò rèn ở huyện Châu Thành, Sầu riêng Ngũ Hiệp ở huyện Cai Lậy, xoài cát Hòa Lộc ở huyện Cái Bè, Sơ ri Gò Công ở Thị xã Gò Công, góp phần xây dựng nên một đặc sắc riêng cho quê hương Tiền Giang mà không nơi nào có được. Tuy vậy, cây thanh long muốn vươn xa hơn nữa ra thị trường trong và ngoài nước một cách ổn định và phát triển lâu dài thì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhanh chóng như kỹ thuật canh tác, các hình thức tổ chức sản xuất, sự ổn định của thị trường đầu ra sản phẩm,… Vì thế, chính quyền địa phương và các cơ quan có trách nhiệm cần quan tâm đúng mức và hiệu quả để góp phần nâng cao giá trị kinh tế của thanh long nhiều hơn nữa cho nông hộ sản xuất yên tâm phát triển loại cây trồng này trên đất trồng địa phương mình.

2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Hiệu quả kinh tế từ cây thanh long là rất cao, tuy nhiên với những biến động về tự nhiên cũng như các điều kiện về KT – XH thì vần đề làm thế nào để cây thanh long có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến động thì đòi hỏi cần có một sự nghiên cứu, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Qua thực tế khảo sát, tôi xin có một số ý kiến đề xuất với những người có trách nhiệm ở địa phương để góp phần nhỏ công sức trong sự phát triển của cây thanh long trong tương lai các ý kiến sau đây:

- Đưa cán bộ đi đào tạo năng lực quản lí và kĩ thuật. Cán bộ kĩ thuật cần nâng cao trình độ, năng lực hơn để ứng phó kịp thời, hiệu quả cao khi thời tiết ngày càng thay đổi bất thường sẽ xuất hiện nhiều sâu bệnh mới. Đồng thời, cần mở nhiều cuộc tập huấn nâng cao kĩ thuật canh tác cho nông hộ sản xuất, nông hộ sẽ chủ động hơn trong việc trồng và chăm sóc cho vườn thanh long góp phần nâng cao chất lượng và số lượng thanh long.

- Sản xuất khai thác các loại tài nguyên ở mức độ có thể phục hồi, cụ thể ở đây là tài nguyên đất, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển cây thanh long, cần áp dụng kỹ thuật tưới phun để giảm tình trạng xói mòn đất và sử dụng phân hữu cơ cho đất, góp phần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

- Sản xuất phải kết hợp với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Cần áp dụng nhiều hơn nữa các biện pháp kĩ thuật sinh học mới vào sản xuất để giảm thiểu những tác hại đối với môi trường tự nhiên và con người. Bên cạnh đó, nông hộ sản xuất cần trang bị thêm các phương tiện bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất nhiều hơn nữa để tăng tính an toàn trong sản xuất.

- Hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật trên địa bàn nhất là các tuyến đường bộ huyết mạch (878B, 879, 879B, 879C,…), nâng cao trọng tải của lộ, của cầu góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho nông hộ trong sản xuất thanh long.

- Xây dựng thương hiệu và chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm bằng cách phát triển du lịch sinh thái kết hợp với nghĩ dưỡng, xây dựng một kênh thông tin chuyên biệt về sản phẩm thanh long Chợ Gạo.

- Chúng ta đã biết tình hình khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi, đặc biệt là vùng ĐBSCL chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu với những biến đổi thất thường như: mùa khô thì kéo dài, nắng nóng gay gắt dẫn đến tình trạng thiếu nước cho tưới tiêu nông nghiệp, còn mùa mưa thì mưa với lượng mưa lớn kéo dài dẫn đến tình trạng ngập úng, xuất hiện nhiều dịch bệnh trên cây trồng khó phòng chống. Vì thế, khí hậu

thể làm tăng năng suất, chất lượng, sự sinh trưởng phát triển và cũng có thể làm ngược lại. Do đó, nông hộ sản xuất cần quan tâm nhiều hơn nữa vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, chủ động ứng phó với những thay đổi của khí hậu dù đó là do con người hay tự nhiên gây ra.

3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Do yêu cầu và thời gian có hạn nên trong quá trình khảo sát và thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang”, tôi chưa nghiên cứu sâu các vấn đề đã nêu. Tuy nhiên, có một số vấn đề có thể nghiên cứu sâu hơn trong tương lai nhằm giúp cây thanh long Chợ Gạo phát triển hơn nữa như:

- Vấn đề thoái hóa và cạn kiệt tài nguyên đất phục vụ trồng cây thanh long ở huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.

- Ảnh hưởng và giải pháp khắc phục biến đối khí hậu đến sản xuất thanh long. - Vấn đề bảo quản sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho thanh long Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách:

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Cây ăn quả miền Nam (2009), Giới thiệu các giống cây ăn quả phổ biến ở miền Nam, NXB Nông nghiệp.

[2] Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2001), Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây ăn trái và môi

trường, NXB Nông nghiệp.

[3] Vũ Công Hậu (2000), Trồng Cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. [4] Nguyễn Danh Vàn (2008), Kỹ thuật canh tác cây ăn trái – cây thanh long, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5] Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), Giáo trình cây ăn trái, NXB ĐH Cần Thơ.

- Báo, tạp chí:

[6] Thanh Tâm (2013), Lãnh đạo tỉnh khảo sát vùng dự án thanh long Chợ Gạo, Báo Ấp Bắc, trang 3.

- Văn bản, báo cáo:

[7] Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo (8/4/2013), Số 59/BC-UBND Báo cáo Sơ kết bốn

năm thực hiện đề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo.

[8] Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo (15/11/2013), Số 218/BC-UBND Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014.

[9] Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (12/2008), Báo cáoĐề án phát triển cây thanh long huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang đến năm 2015.

[10] Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2/12/2008), Quyết định 3788/QĐ-UBND

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 65)