Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 32 - 38)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Các đơn vị hành chính, dân số và lao động việc làm

- Hiện nay, huyện có 19 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Chợ Gạo) là huyện lỵ và 18 xã (xã Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Hòa Định, Xuân Đông, Long Bình Điền, Song Bình, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Thanh Bình, Lương Hòa Lạc, Phú Kiết, Hòa Tịnh, Mỹ Tịnh An, Trung Hòa, Tân Bình Thạnh, Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Bình Phan). Với dân số hơn 183 nghìn người (2012).[19]

học… đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo (năm học 2013 – 2014, toàn huyện có 1663 cán bộ, giáo viên; trong đó: Mầm non 316 giáo viên (thiếu 115 giáo viên), Tiểu học 781 giáo viên (thiếu 50), THCS 586 giáo viên (thiếu 33). Bậc mầm non có 1 trường mầm non và 9 nhóm trẻ tư thực, huy động 483 trẻ; Mẫu giáo có 19 trường, với 174 lớp, 5.693 trẻ; bậc THCS có 12 trường, với 256 lớp, 10.342 học sinh.[8]

- Huyện đã triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế (duy trì tốt các hoạt động khám, điều trị cho nhân dân, số lượng bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế huyện tăng 6,2% và điều trị nội trú tăng 5,7% so cùng kỳ), các hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, vệ sinh phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm (tổ chức kiểm tra 652 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm, quầy hàng kinh doanh ăn uống, giải khát, qua kiểm tra đã nhắc nhở 66 cơ sở cần thực hiện tốt hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm).[8]

- Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được duy trì thực hiện tốt, toàn huyện có 108/135 ấp, khu phố không có người sinh con lần 3 trở lên; vận động 16.621 người sử dụng biện pháp tránh thai, vượt 13,47% chỉ tiêu giao; trong đó có 20 ca đình sản, đạt 71,42% chỉ tiêu. [8]

- Trung tâm dạy nghề huyện từng bước ổn định nề nếp theo đúng quy chế, đã tổ chức các lớp dạy nghề cho các công ty, doanh nghiệp; biên chế của Trung tâm hiện có 10/13 người (hành chính 5 người, giáo viên 5 người). Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn được tập trung thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra, đã phối hợp các ngành và UBND các xã, thị trấn tổ chức được 38 lớp dạy nghề, cho 1.245 lao động.

- Công tác cho vay giải quyết việc làm, đến nay đã cho 345 hộ vay, tổng số vốn giải ngân là 3,789 tỉ đồng, tạo việc làm cho 1.905 lao động, đạt 112,05% so với nghị quyết. Ước thực hiện năm 2013 giải quyết việc làm cho 2.000 lao động.[8]

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

- Thủy lợi nội đồng: công trình vốn phân cấp đến nay thi công hoàn thành nghiệm thu 29 công trình, đạt 100% kế hoạch, công trình vốn cấp bù thủy lợi phí và phòng chống hạn, mặn đã triển khai thi công 18/19 tuyến kênh (nghiệm thu đưa vào sử dụng 18 tuyến), còn lại 1 tuyến do chưa giải phóng mặt bằng nên chưa triển khai; năm 2014 lập kế hoạch 17 công trình, đã giao cho đơn vị tư vấn khảo sát, lập hồ sơ được 17 công trình.

- Về điện: tổ chức kiểm tra an toàn lưới điện hạ áp nông thôn để có kế hoạch và sửa chữa nâng cấp, đã kiểm tra xong 18 xã, có 48 tuyền không an toàn, phải sửa chữa;

khu vực nông thôn trên địa bàn huyện, có 4 tuyến trung thế và 306 tuyến hạ thế; đến nay đang thi công dựng trụ, dự kiến cuối năm hoàn thành các công trình theo dự án được duyệt. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,97%.

- Về giao thông nông thôn: hoàn thành hồ sơ triển khai thi công 18/18 công trình vốn tỉnh phân cấp và vốn do nhân dân đóng góp, tổng kinh phí 10,42 tỉ đồng; hoàn thành nghiệm thu 17 công trình, đang thi công 01 công trình. Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông đường huyện được thực hiện theo kế hoạch với tổng kinh phí gần 5,5 tỉ đồng.

- Về nước sinh hoạt: toàn huyện có 163 trạm cấp nước sinh hoạt, cung cấp cơ bản nguồn nước phục vụ cho nhân dân, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 98,69%; đã kiểm tra tất cả các trạm cấp nước, kết quả có 51 trạm không đạt chỉ tiêu về độ đục, mặn, sắt và 72 trạm không đạt về tiêu chuẩn vệ sinh. Phần lớn các trạm cấp nước tổ chức theo hình thức tổ hợp tác, thiếu nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp nên lượng nước và chất lượng nước được cung cấp chưa đảm bảo yêu cầu. Đã khảo sát thực hiện dự án cấp nước bằng năng lượng tái tạo cho vùng ĐBSCL do Chính phủ Đan Mạch tài trợ tại trạm cấp nước xã An Thạnh Thủy.[8]

2.1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế hiện nay của huyện

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, trong tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: lạm phát và lãi suất vẫn còn ở mức cao cùng với giá nguyên liệu đầu vào như: điện, xăng dầu, vật liệu xây dựng đều tăng, thu hẹp vốn đầu tư công… đã tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ủy ban nhân dân đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Trung ương, của tỉnh như: Kế hoạch hành động số 10/KH-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh thực hiện nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ; kế hoạch hành động số 25/KH-UBND ngày 13/3/2013 thực hiện nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Kết quả đạt được được thể hiện trên các lĩnh vực sau:

Bảng 2.1. Kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nghị quyết HĐND Thực hiện năm 2013 Thực hiện so nghị quyết 1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 12,4 12,44 Đạt

Khu vực I: Nông nghiệp –

thủy sản % 4,78 5,28 Cao hơn 0,5

Khu vực II: Công nghiệp –

xây dựng % 18,48 18,89 Cao hơn 0,41

Khu vực III: Thương mại –

dịch vụ % 18,97 18,35 Thấp hơn 0,62

2

Cơ cấu kinh tế %

Khu vực I % 54,35 54,49 Cao hơn 0,14

Khu vực II % 17,09 17,35 Cao hơn 0,29

Khu vực III % 28,56 28,16 Thấp hơn 0,4

3 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 22,723 24,868 Đạt 109,44% 4 Giá trị sản xuất công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp Tỷ đồng 164 165,599 Đạt 100,98% 5 Tổng sản lượng lương thực có

hạt Tấn 137.000 132.510 Đạt 96,72%

6 Tổng vốn đầu tư phát triển

toàn xã hội Tỷ đồng 2.470 2.482 Đạt 100,48%

7 Tổng thu ngân sách từ kinh tế

địa phương Tỷ đồng 57 77,65 Đạt 136,22%

8

Tổng chi ngân sách từ kinh tế

địa phương Tỷ đồng 326,05 408,74 Đạt 125,36%

Trong đó: chi đầu tư phát triển

Tỷ đồng 31,591 52,8

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nghị quyết HĐND Thực hiện năm 2013 Thực hiện so nghị quyết

9 Giảm tỉ suất tăng tự nhiên dân

số còn dưới %o 9,7 9,54 Thấp hơn 0,16%o

10 Dạy nghề cho lao động nông

thôn Lao động 1000 1.245 Đạt 124,5%

11 Số lao động được tạo việc làm Lao động 1.700 2.000 Đạt 117,65%

12 Tỷ lệ hộ nghèo % Dưới 4,85 4,67 Đạt

13 Giao quân năm 2013 % 100 100 Đạt

14

Phấn đấu xây dựng xã điểm

nông thôn mới đạt tiêu chí Tiêu chí Chưa đạt

Xây dựng mới từ 1-2 xã văn

hóa (nông thôn mới) Xã 1 – 2 3 Đạt

Củng cố, nâng chất lượng để duy trì 100% ấp, khu phố văn hóa được công nhận

Ấp, khu phố 135 135 Đạt

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo)

* Kết quả thực hiện trên từng lĩnh vực

a) Sản xuất nông nghiệp

Năm 2013 tình hình thời tiết nhìn chung thuận lợi, tuy nhiên dịch bệnh trên cây thanh long, gia súc, gia cầm (chim cút, heo, bò) phát sinh và diễn biến phức tạp, tác động xấu đến phát triển sản xuất; nhưng với sự tập trung của ngành và cơ sở, sự nỗ lực của người dân đã giúp cho sản xuất nông nghiệp được ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất toàn ngành ước thực hiện 1243 tỷ đồng, đạt 101,58% kế hoạch, tăng 2,42% so cùng kỳ.[8]

* Trồng trọt:

- Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2013 ước thực hiện 132.510 tấn, đạt 96,72% kế hoạch, giảm 11,03% so cùng kỳ, trong đó sản lượng lúa: 121.475 tấn, đạt 97,83% kế hoạch, giảm 11,6% so cùng kỳ. Diện tích lúa từng vụ giảm so cùng kỳ do nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng màu, cây thanh long và

- Kinh tế vườn nhìn chung ổn định, cây dừa có diện tích 5.046 ha, đạt 109,71% kế hoạch, tăng 7,03% so cùng kỳ. Trong đó diện tích cho trái 4.763 ha, ước sản lượng thu hoạch năm 2013 được 38.115 tấn.

- Cây ăn quả: diện tích 5.092 ha, đạt 103,5% kế hoạch, tăng 15,36% so cùng kỳ. Hiện nay tổng diện tích cây ăn quả cho sản phẩm 4.323 ha. Ước sản lượng thu hoạch cả năm 2013 được 38.115 tấn đạt 104,19% kế hoạch, tăng 6,94% so cùng kỳ.

- Cây ca cao: phát triển ổn định, ước sản lượng thu hoạch ca cao cả năm 2013 được 650,5 tấn hạt khô, tăng 15,17% so cùng kỳ.[8]

* Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục được duy trì về quy mô, số lượng vật nuôi. Đàn bò 38.835 con (trong đó bò sữa 2.037 con), đạt 104,96% kế hoạch, tăng 5,21% so cùng kỳ; đàn gia cầm có khoảng trên 1,6 triệu con, đạt 106,67% kế hoạch; đàn heo trên 100.000 con, đạt 100% kế hoạch.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 173 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có 6 cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến ở 4 xã: Bình Ninh, Long Bình Điền, Thanh Bình và Phú Kiết, với diện tích 708 m2.[8]

* Thủy sản:

Diện tích nuôi thủy sản 680,13 ha, đạt 101,66% kế hoạch, tăng 4,13% so cùng kỳ, ước sản lượng thu hoạch thủy sản cả năm 2013 là 3.776 tấn, đạt 101,51% kế hoạch, tăng 1,61% so cùng kỳ; trong đó khai thác nội địa 100 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,9% so cùng kỳ.[8]

b) Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, giá trị sản xuất năm 2013 ước thực hiện 165,599 tỉ đồng, đạt 100,98% so với kế hoạch, tăng 3,45% so cùng kỳ. Trong đó, kinh tế tập thể chiếm 5,27%, kinh tế cá thể chiếm 85,49%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 8,43%. Toàn huyện có 901 cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hút 4.443 lao động. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định, các ngành nghề gia công như: may mặc, đan, bó chổi que dừa được duy trì và có bước phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Làng nghề chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận tại quyết định số 2292/QĐ- UBND về công nhận làng nghề chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, làng nghề có 120 hộ.

- Giá trị ngành xây dựng ước tăng 23,2% so với năm 2012. Nhìn chung, ngành xây dựng có bước tăng so với năm 2012, nhưng tốc độ tăng thấp, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp – xây dựng.[8]

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 32 - 38)