Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 32)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Đặc điểm tự nhiên

2.1.2.1. Đất đai

- Diện tích tự nhiên: 23.519 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 19.875 ha, đất nuôi trồng thủy sản: 45,74 ha, đất nông nghiệp khác: 25,51 ha, đất ở: 642,5 ha, đất chuyên dùng: 1.669 ha, đất sông rạch và mặt nước chuyên dùng: 1.102 ha

- Về đặc điểm thổ nhưỡng thì huyện gồm 2 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm hầu hết điện tích, loại đất này có từ phù sa bồi ven sông, vì thành phần cơ giới nhẹ nên thích hợp cho việc trồng trọt các loài cây ăn quả), nhóm đất phèn (về bản chất đất đai nhóm đất này cũng thuận lợi như nhóm đất phù sa nhưng thường bị nhiễm mặn hoặc nhiễm mặn theo từng thời kỳ. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc trồng nhiều chủng loại cây khác nhau).[31]

2.1.2.2. Khí hậu

Cũng như các huyện khác, Chợ Gạo mang đặc điểm khí hậu chung của toàn tỉnh Tiền Giang tức là tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm (từ 27,0 - 27,9oC). Gồm có 2 mùa: mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau), mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm; độ ẩm trung bình 80 - 85%; có 2 hướng gió chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình từ 2,5 – 6,0 m/s.[31]

2.1.2.3. Sông ngòi

Phía nam huyện Chợ Gạo giáp với hệ thống sông Tiền, hằng năm cung cấp lượng nước đáng kể cho huyện trong sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống kênh rạch tương đối chằng chịt, đáng kể nhất là kênh Chợ Gạo, tuyến đường giao thông thuỷ huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long. Kênh là một đốt sống quan trọng bậc nhất của hệ thống kênh nối liền TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây.[31]

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển cây thanh long ở huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 32)