Nghệ thuật tạo kết cục đột ngột, bất ngờ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 55 - 59)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.4. Nghệ thuật tạo kết cục đột ngột, bất ngờ

“Kết cục đột ngột, bất ngờ” là khái niệm mà Nguyễn Công Hoan sử dụng trong Đời viết văn của tôi. Nhà văn quan niệm: “viết truyện không khác gì đánh cá bằng lờ ở chỗ nước chảy (…) chủ đề câu chuyện bao giờ tôi cũng gửi vào câu kết. Câu kết chuyện của tôi là cái lờ. Nó thường làm cho độc giả

đột ngột, cũng như đến chỗ hẹp nước chảy mạnh, thì cá bất thình lình bị đẩy tuột vào hom [10. Tr 312].

Trong hầu hết các truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng thủ pháp kết thúc đột ngột, bất ngờ cho mỗi tình huống. Để xây dựng được những tình huống có kết cục đột ngột, bất ngờ, nhà văn đã sử dụng một

cách tài tình thủ thuật “dùng nghi binh” để đánh lạc hướng người đọc.

Trong Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan viết: “Viết truyện cũng như đánh trận. Nếu đánh trận là đánh vào đồ, thì viết truyện là đánh vào tình cảm của người đọc. Phải đánh cho trúng. Và muốn trúng, thì nên mang quân cho đủ, hành quân cho kín, dàn quân cho chặt, và nhằm đúng đích mà nổ súng (…) hành quân kín đáo, tức là khi viết truyện, đừng để độc giả nhìn tên truyện, hoặc nhìn mấy dòng đầu, đã đoán biết cả truyện như thế nào (…) nếu cần dùng nghi binh (…) một đôi khi, nếu muốn, tác giả cũng có thể hãm tình cảm của độc giả đi chậm lại, hoặc đưa chệch đi một tí. Đó là nghi binh. Để làm cái đà cho nó nhảy vọt đến ý định của mình tức là đi đến cái kết cục đột ngột của truyện” [10. Tr 323, 324].

Nguyễn Công Hoan là cây bút truyện ngắn bậc thầy nên ông rất biết

cách “giấu kín” ý định của mình ở cuối truyện. Để tăng tính hấp dẫn cho mỗi

tình huống, nhà văn thường dẫn dắt các tình tiết, xung đột, tổ chức các chi tiết để lôi cuốn người đọc khỏi cái đích thực sự của câu chuyện. Thường thì đến kết chuyện, nhà văn mới kéo bạn đọc về cái đích thực của câu chuyện một cách đột

ngột, bất ngờ. Thủ thuật “nghi binh” của tác giả càng khéo léo bao nhiêu thì

tình huống truyện càng đặc sắc bấy nhiêu và tiếng cười bật ra càng mạnh mẽ, vì thế mà sức mạnh phê phán của tiếng cười càng tăng lên gấp bội.

Ở truyện Đồng hào có ma, ta thấy ở phần đầu, tác giả chuyên tâm miêu

tả vẻ sợ sệt của chị Nuôi khi lên trình quan. Chắc hẳn vị quan này phải uy nghiêm lắm, thì những người nông dân như chị mới run sợ như vậy. Nhưng

cái oai nghiêm càng lớn thì cái bản chất xấu xa của quan huyện Hinh càng đậm. Khi chị Nuôi vì luống cuống quá mà đánh rơi đồng hào đôi, bạn đọc có lẽ ai cũng tiếc thay cho chị, nhưng có ai ngờ được rằng, đồng hào đôi ấy nằm ngay dưới đế giày của tên quan huyện. Khi câu chuyện kết thúc, người đọc mới vỡ lẽ, thì ra quan huyện đây đích thị là một tên ăn cắp vặt với hành động

“Vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống, thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi”. Cái kết của câu chuyện làm người đọc phá lên cười bởi thủ đoạn “ăn bẩn” của tên quan

này. Vốn là người có quyền, có tiền, có địa vị xã hội mà lại có hành động và bản chất như một thằng lưu manh, một kẻ ăn cắp vặt.

Trong Cái ví ấy của ai, ở phần đầu tác phẩm, tác giả miêu tả cuộc khiêu

vũ của các ông, các bà, của những con người “văn minh, tiến bộ”. Đó là những ông nghè luật, ông bác sĩ thuốc, ông kĩ sư hóa học, ông tú văn chương, ông Bác vật canh nông, ông giáo sư Toán Pháp, ông huyện tư pháp, ông tham lục lộ. Toàn là những người lịch sự và sang trọng cả. Trong khi nhảy đầm, họ nói với

nhau bằng tiếng Tây để “cho khỏi bị cười rằng đã uổng công bao năm du học”.

Bỗng ông kĩ sư hóa học mất một cái ví. Trong tình huống như vậy, ai cũng cho rằng kẻ trộm chỉ có thể là lũ đầy tớ đói rách vô học. Người đọc đã bị tác giả cuốn theo hướng suy nghĩ đó. Nhưng thật bất ngờ khi cuối cùng, thủ phạm lại là một trong những con người “văn minh, lịch sự, tiến bộ” ấy. Những tên trộm đội lốt như thế thực khó mà phát hiện được. Tiếng cười mỉa mai châm biếm chính là bắt nguồn từ những cái kết như thế.

Trong Ngựa người và người ngựa, người đọc đã mừng thay cho anh phu xe khi kiếm được một người khách ăn mặc sang trọng “Mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng”, lại thuê xe theo giờ. Ai cũng nghĩ đây sẽ là

khách kia là một kẻ quỵt nợ, một cô gái ăn sương “đói khách” đêm giao thừa. Cái kết chuyện đầy ngạc nhiên gợi lên trong lòng bạn đọc nhiều xúc cảm. Bên trong tiếng cười là sự thương cảm, chua xót dành cho những người lao động đã nghèo khổ lại gặp đủ thứ tai ương, vạ gió ở đời.

Còn trong tác phẩm Thịt người chết, ở phần đầu người đọc tập trung sự

chú ý vào cái chết của anh Xích và những lời nhận định của quan tư pháp về cái chết của anh, cùng với đó là việc cho chôn hay không cho chôn. Bởi cái chết của anh được nhận định là có nhiều nghi vấn nên phải đợi đốc tờ xuống khám nghiệm. Người đọc tưởng rằng đây là một vị quan uy nghiêm, làm việc theo đúng quy định của luật pháp. Chỉ khi đi đến hồi kết của câu chuyện, người đọc mới nhận ra đó là thủ đoạn hoãn binh của viên quan tư pháp để chờ

người nhà nạn nhân “hậu tạ” hậu hĩnh thì mới cho phép mang cái xác đã “trương phềnh” đi chôn. Truyện kết thúc bằng một chi tiết mỉa mai, cay độc bất ngờ: “Và một giờ sau, lũ muỗi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ tiếc ngẩn ngơ. Chúng có biết đâu rằng quan huyện tư pháp đã tranh mất miếng mồi ngon của chúng”. Có thể nói trước món mồi béo bở là món “Thịt người chết” ngài

quan huyện cũng chỉ là một thứ muỗi, nhặng, cá, quạ không hơn không kém. Như vậy, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan rất linh hoạt và phong phú trong việc sử dụng thủ pháp tạo kết cục truyện đột ngột, bất ngờ. Nhà văn đã

rất thành công trong việc “thắt nút” để câu chuyện thêm ly kì, hấp dẫn, hồi hộp và khi “cởi nút” thật bất ngờ, giống kiểu truyện trào phúng dân gian.

Như vậy, việc xây dựng thành công tình huống trào phúng trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan là do nhiều yếu tố: phương thức miêu tả và xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, tài tình, giọng điệu linh hoạt, độc đáo và quan trọng nhất là nghệ thuật tạo kết cục bất ngờ làm cho tình huống càng trở lên éo le và hài hước. Ở đây, một trong

đánh lạc hướng độc giả. Người đọc càng bị lạc đi xa bao nhiêu thì truyện kết thúc càng bất ngờ bấy nhiêu. Chính những yếu tố ấy đã làm nên thành công vang dội của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 55 - 59)