7. Cấu trúc khóa luận
2.1. Các kiểu tình huống trong truyện ngắn trào phúng của
2.1. Các kiểu tình huống trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan Công Hoan
Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan đã sáng tạo ra những tình huống truyện nhằm lật tẩy, bóc trần cái mặt nạ trò hề của nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường được đặt trong những tình huống oái ăm, bất ngờ, trái lẽ thường, có khi được đẩy đến mức phi lí để tự phơi trần mặt trái đầy xấu xa thuộc bản chất, tính cách nhân vật.
Văn học Việt Nam 1930 - 1945 có nhiều nhà văn đã tạo được phong cách khác nhau trong việc xây dựng tình huống truyện. Nhà văn Thạch Lam, trong những truyện ngắn đầy chất thơ, luôn tạo được những tình huống trữ tình để nhân vật bộc lộ tâm trạng và cảm xúc, những tình huống khuấy động tâm linh, khêu gợi những biến thái rung động tinh tế của tâm hồn. Đó là loại tình huống tâm trạng. Tình huống trong truyện của Nam Cao là tình huống tư tưởng, nhân vật được đặt ở ranh giới giữa con người và thú vật, họ buộc phải tìm đường đi cho cuộc đời và số phận của mình. Còn tình huống trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là trường hợp tiêu biểu cho loại tình huống hành động. Tình huống hành động là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy đến một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Nhờ đó mà truyện ngắn đầy kịch tính, mỗi thiên truyện được coi như một màn kịch, một vở kịch trong văn xuôi.
Trong truyện ngắn trào phúng, tình huống mà Nguyễn Công Hoan xây dựng là tình huống trào phúng (tình huống gây cười). Mỗi câu chuyện thường chỉ mô tả một sự việc, một cảnh, một nỗi lòng, nghĩa là chỉ có một tình huống. Chúng tôi đưa ra cách tìm hiểu và nghiên cứu tình huống trong truyện
ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan theo hai loại: Tình huống hài kịch và tình huống bi hài kịch.