Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 50 - 51)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường là ngôn ngữ của chính nhà văn. Dạng ngôn ngữ này thể hiên qua lối chơi chữ của tác giả.

Thứ nhất là lối chơi chữ trong cách đặt nhan đề tác phẩm.

Hai thằng khốn nạn: Người thứ nhất là bác Lan khi lâm vào tình trạng khốn nạn (khốn khổ): vỡ đê, gia tài hết “sạch sành sanh”, vợ lại chết, bác phải

bán cả đứa con trai. Người thứ hai chính là Nghị Trinh với bản chất khốn nạn (xấu xa, bỉ ổi): keo kiệt, đẩy người ta vào bước đường cùng, bóc lột những kẻ khốn khổ. Hắn đã thực hiện cuộc mua bán với cách ngã giá tài tình: mua một đứa trẻ với giá hai hào tám.

Xuất giá tòng phu: Tác giả dùng ngôn ngữ đạo lí để chỉ sự vô đạo.

Tòng phu không phải là thủy chung với chồng mà phải tuân theo mệnh lệnh của chồng một cách tuyệt đối, thậm chí là phải chấp nhận có quan hệ bất chính với quan trên của chồng.

Thứ hai là tác giả sử dụng lối chơi chữ trong lời văn trần thuật: “Tôi cực kì công kích sách vệ sinh đã dạy người ta phải ăn uống sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy sự thực ở đời, bao nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả…”. “Ăn bẩn” theo quan niệm của tác giả ở đây không ám chỉ việc

ăn uống mất vệ sinh mà hàm ý lối kiếm ăn bẩn thỉu của bọn có tiền, có quyền. Khi miêu tả cách ghẹo gái có tính chất lính tráng của một viên cơ, tác giả cũng thật hài hước. Lão viên cơ khám một mụ buôn thuốc phiện, khi thấy

mụ có mấy đồng trinh, hắn thốt lên: “À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh cơ à ?”. Tiếng cười phát ra thật hóm hỉnh, tự nhiên bởi chính suy nghĩ lóe lên trong đầu bạn đọc bởi một chữ “trinh” ấy.

Như vậy, với lối chơi chữ độc đáo, tác giả đã tạo được tính hấp dẫn kì lạ cho mỗi tình huống truyện. Nguyễn Công Hoan đã cố ý sử dụng những từ cùng âm khác nghĩa hay cách diễn đạt hàm ẩn để ám chỉ một sự việc mà ông sẽ phản ánh trong tình huống truyện cụ thể. Lối chơi chữ ở đây có tác dụng rất lớn trong việc tạo tính tò mò, đánh lạc hướng bạn đọc để tạo kết cục đột ngột, bất ngờ. Bởi vậy, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ người kể chuyện có liên hệ mật thiết với nghệ thuật tạo kết cục đột ngột bất ngờ mà chúng tôi sẽ trình bày ở sau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)