Nghệ thuật miêu tả hành động

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 48 - 49)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động

Trong mỗi tình huống trào phúng, nhà văn miêu tả hành động nhân vật như một thủ pháp làm cho tính hài bộc lộ rõ hơn, sinh động hơn bản chất đáng cười vốn có của đối tượng. Mỗi truyện của nhà văn giống như một màn kịch ngắn diễn ra trong một khoảng không gian hẹp, ở một tình huống rất điển hình với những hành động đặc trưng. Hầu hết các truyện ngắn của nhà văn đều tập trung mũi nhọn đả kích vào loại nhân vật phản diện, mỗi nhân vật đều hiện lên với những nét xấu xa, bỉ ổi. Những ông chủ tư sản coi người

như cỏ rác (Răng con chó của nhà Tư sản), sống giả dối vô lương tâm (Báo hiếu, trả nghĩa cha, Báo hiếu, trả nghĩa mẹ, Thằng điên…) hay những tên quan nhỏ thích “ăn bẩn” (Đồng hào có ma, Gánh khoai lang, Cụ Chánh Bá mất giày), sống trà đạp lên đạo lí, tình thương (Nạn râu, Thịt người chết, Đàn bà là giống yếu, Xuất gái tòng phu…) đều được khắc họa rõ nét qua

hành động.

Hành động của nhân vật thường mâu thuẫn với địa vị, thân phận, với những biểu hiện bên ngoài. Bởi thế mà những hành động gây cười đã đẩy tình huống lên cao trào hay tạo cách kết thúc, tháo nút tình huống một cách đầy

thú vị và bất ngờ. Tiêu biểu là dạng hành động của quan huyện Hinh: “… cúi xuống nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.” Như vậy, tác giả đã xây dựng tình huống trào phúng

dựa trên mâu thuẫn giữa địa vị và hành động của nhân vật chính. Quan huyện Hinh giữ vai trò, địa vị là quan phụ mẫu nắm pháp luật, người đại diện cho công lí nhưng lại có hành động đáng chê cười của một tên ăn cắp vặt.

Khi miêu tả hành động nhân vật, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng thủ

pháp tương phản, tăng cấp. Nhân vật Nguyệt trong Oẳn tà rroằn miệng thì thề

thốt thủy chung, trinh tiết nhưng hành động thì lẳng lơ, dâm đãng, đã từng chung chạ với không biết bao nhiêu đàn ông, nhiều đến nỗi cô không thể xác định ai là bố đứa con của mình. Một bà nọ tỏ lòng biết ơn công lao khó nhọc của chồng bằng hành động bỏ chồng, bỏ con chạy theo cuộc sống mới giàu

sang (Thế là mợ nó đi Tây).

Nói tóm lại, bằng khả năng quan sát tinh tế và sức sáng tạo độc đáo thông qua thế giới nhân vật trong các sáng tác của mình từ quan lại, những kẻ có tiền, có quyền đến những người lao động khổ cực dưới đáy xã hội, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên trước hình dung của người đọc bức tranh muôn màu khá đầy đủ về xã hôi thực dân tư sản “Âu hóa”, nhố nhăng, thối nát, mọi giá trị đều bị “lộn trái”. Trong mỗi câu chuyện, tác giả đặt nhân vật vào một tình huống cụ thể. Dù là tình huống hài kịch hay tình huống bi hài kịch thì qua cách miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật, tiếng cười được tạo ra rất tự nhiên và sảng khoái. Đó là lí do khiến cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trở thành một phương thức quan trọng làm nên đặc sắc của nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)