Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 43)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng. Chính trong những tình huống éo le, oái oăm nhất mà nhân vật được thử thách và bộc lộ bản chất của mình. Bên cạnh đó, khi xây dựng tình huống trong từng truyện cụ thể, nhà văn phải lựa

chọn kiểu nhân vật sao cho nhân vật ấy góp phần làm tăng tính hấp dẫn của tình huống truyện. Vì vậy, trong các phương thức nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng, trước hết phải kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Với quan niệm “cuộc đời là sân khấu hài kịch, con người là những thằng hề”, Nguyễn Công Hoan đã khắc họa nhân vật của mình như những

nhân vật hài kịch, trong mỗi tình huống lại diễn những trò khác nhau, vừa

xuất hiện trước hình dung của bạn đọc đã tạo ra tiếng cười ý vị. Nhà văn đã

xây dựng nhân vật của mình trên hai thủ pháp chính là nghệ thuật miêu tả

diện mạo và nghệ thuật miêu tả hành động. 2.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả diện mạo

E.G Ruđneva từng khẳng định: “Tính chất hài của các tính cách được bộc lộ chủ yếu ở những nét bề ngoài và hành vi của con người như ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, hành động, lời nói. Các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm hầu như không thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật (hoặc chỉ thể hiện ở mức ít ỏi), nhưng trong tác phẩm của mình, họ lại nêu bật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngoài (chân dung, miêu tả lời nói của các nhân vật, các cảnh có tình tiết)”. Nhận xét này hoàn

toàn phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Hoan. Khi xây dựng nhân vật nhà văn thường tập trung xây dựng những chi tiết như vậy.

Thứ nhất, Nguyễn Công Hoan miêu tả diện mạo nhân vật theo những

“công thức ngoại hình”. Đó là công thức kẻ giàu thì béo, kẻ nghèo thì gầy

ốm. Nhà văn thường miêu tả diện mạo của những kẻ có quyền và lắm tiền

như ông chủ, bà chủ, quan lại như những “cây thịt”, “phiến thịt”, “phản thịt”. Tiêu biểu là nhân vật Nghị Trinh trong Hai thằng khốn nạn, Lê Thăng trong Chính sách thân nhân, những bà chủ trong Phành phạch, Đàn bà là giống yếu, Hai cái bụng…

Quan huyện Hinh trong Đồng hào có ma là một bức chân dung biếm họa điển hình cho ngòi bút trào phúng Nguyễn Công Hoan: “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào mà vô ý buột miệng nói ra một câu sáo rằng “nhờ bóng quan lớn” là ông tưởng ngay là nó xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp”. Muốn vẽ lên cái hãnh diện về tuổi đời, tuổi nghề, tác giả đã cho hắn lên mặt với bọn “tri huyện trẻ nhãi” bằng cách nuôi râu. Nhưng ngặt một nỗi “vì hắn béo quá, nên lỗ chân lông căng ra” đến mức “râu không có chỗ nào lách ra ngoài được”. Nhưng cuối cùng, hắn cũng được một bộ râu “đứng ở hai bên miệng” làm cho bộ mặt của hắn

thêm nham hiểm và độc ác… Nhà văn đặc tả chi tiết khuôn mặt phì nộn của quan huyện Hinh như tả một con vật. Cách tả ấy đã lột phắt mặt nạ của một

“bậc quan phụ mẫu” chuyên “ăn bẩn” và vơ vét của nhân dân.

Hình ảnh nhà tư sản trong Báo hiếu, trả nghĩa cha được nhà văn miêu tả: “Cái bụng phưỡn ra, nấp trong bộ quần áo xếp nếp như cái hộp. Tóc bóng mượt nhẵn như cái gáo úp lên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ râu sửa khéo như vẽ. Miệng lúc nào cũng trực tóe ra một chuỗi cười”.

Đứng ở góc độ điển hình hóa nhân vật, người đọc đã thấy được sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Công Hoan. Ngoại hình nhân vật tuy đáng ghét, đáng

gây cười nhưng mỗi tên lại có một nét riêng. Nghị Trinh trong Hai thằng khốn nạn mang dáng vẻ đần ngốc “cổ rụt, bụng phệ, môi trễ” vì hay tính toan bóc lột quẩn quanh. Quan huyện Hinh “béo ơi là béo” bởi hắn ta “ăn bẩn” và “bóp nặn” nhiều. Cái bụng của nhà tư sản được tả “phưỡn ra” cho thấy đây

là loại người ăn nhiều mà không lao động, thể hiện sự huênh hoang tự đắc.

Với “quần áo xếp nếp”, “tóc bóng mượt”, “bộ râu sửa khéo”… bạn đọc có

thể hình dung đây là một con người luôn chú ý đến dáng vẻ bên ngoài “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. Do phải tiếp xúc nhiều để tìm những mối

làm giàu, cần phải tỏ ra lịch thiệp và vô cùng giả tạo nên “miệng lúc nào cũng trực tóe ra một chuỗi cười”.

Đối lập với ngoại hình đầy đặn, đẫy đà quá trớn của những kẻ lắm tiền nhiều của là hình hài gầy gò của những người lao động nghèo khổ, thấp cổ bé

họng. Đó là ngoại hình dị dạng, xấu xí và rách rưới. Thằng Canh trong Bữa no… đòn có cái thân “khẳng khiu, khô đét”, lộ rõ cả xương sườn và mạch máu. Đứa ăn xin trong Răng con chó của nhà Tư sản cũng hiện lên trước mắt người đọc như “một cái gì đen đen, lù lù ngay ở ngoài cổng… Thành ra bốn cẳng tay cẳng chân khẳng khiu, đen thui thủi, dài ngoằng ngoẵng”.

Đó là những hình hài xấu xí “như con ma dại”, như “cái thây ma chưa tiêu hết hiện về” đã tố cáo xã hội một cách mạnh mẽ. Sự bất công và thối nát của xã hội đã được phơi bày khi nhìn vào những con người đói rách, khốn

khổ ấy. Họ là nạn nhân của mất mùa, của dịch họa thiên tai và hơn hết, họ còn là nạn nhân chính của thói bóc lột tàn nhẫn, trắng trợn của bọn địa chủ và quan lại. Những trò khai hóa văn minh, vui vẻ trẻ trung mà bọn thực dân ra sức tô hồng cũng qua đó mà bị bóc trần lớp sơn giả tạo.

Hai kiểu nhân vật béo và gầy đến mức dị dạng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan biểu hiện sự phân hóa giai cấp và sự tha hóa của con

người. Béo là do “ăn bẩn”, “ăn cắp” và “bóp nặn” nhiều, tham lam nhiều. Gầy

là do không có gì để ăn nên phải diễn trò lừa gạt, ăn xin, ăn cắp, ăn cướp,… Thứ hai, Nguyễn Công Hoan khắc họa diện mạo nhân vật có xu hướng vật hóa, đồ vật hóa, lố bịch hóa.

Nếu như nhân hóa là biến sự vật vô tri vô giác thành con người bằng cách gắn cho nó những hành động, tính cách, suy nghĩ giống như con người, làm cho nó trở lên sinh động, gần gũi và có hồn thì ở đây, Nguyễn Công Hoan lại khắc họa diện mạo con người theo xu hướng vật hóa. Con người vốn đa dạng, nhiều vẻ là thế nhưng dưới ngòi bút của nhà văn bỗng trở lên trống rỗng,

vô nghĩa lí. Dù béo hay gầy, ngoại hình của nhân vật cũng làm cho người đọc có cảm giác như đang xem một con vật vô cảm, không có tâm hồn.

Ví dụ như anh phu xe trong Ngựa người và người ngựa. Với “dáng đi lững thững lang thang hết phố nọ sang phố kia” trong “tối 30 tết”, anh khiến

ta liên tưởng đến những con trâu, con bò cả đời gắn với cái xe kéo mà không bao giờ ngẩng mặt lên được.

Thứ ba, tác giả lựa chọn khắc họa nhân vật với những chi tiết ngoại hình điển hình, khái quát.

Dưới lăng kính trào phúng, Nguyễn Công Hoan tập trung bút lực vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật hài trong những tình huống trào phúng. Thành công của nhà văn chính là xây dựng những nhân vật phản diện mà ở đó những nét điển hình được tập trung tiêu biểu nhất. Nhà văn đã miêu tả nhân vật bằng những nét vẽ ngắn gọn mà hết sức tài tình. Đó là nét vẽ Nguyệt trong

Oẳn tà rroằn - một cô gái dâm đãng với “cái bụng to bằng cái trống”…, bà chủ góa chồng (Samandji) với ngoại hình “người đàn bà khổ rộng, mồm đỏ, đít cong”…

Nhìn chung, tuy nhân vật được xây dựng bằng những “công thức ngoại hình”, được khắc họa với xu hướng vật hóa với những chi tiết điển hình

nhưng nhờ thủ pháp phóng đại, so sánh… mà ở từng tình huống cụ thể, mỗi nhân vật vẫn mang những nét riêng, độc đáo. Nhờ những nét riêng ấy, bạn đọc có thể hình dung ra bối cảnh mà nhân vật xuất hiện, tình huống mà tác giả đặt nhân vật vào để thử thách. Tuy nhiên, nhân vật của Nguyễn Công Hoan không chỉ được miêu tả ngoại hình mà còn được chú trọng miêu tả hành động. Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tình huống trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan là dạng tình huống hành động. Đó là dạng tình huống chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Chính vì thế, khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Công Hoan đã đặc biệt chú tâm đến việc miêu tả hành động của nhân vật. Đây

được coi là một trong những phương thức góp phần làm nên thành công của nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan.

2.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả hành động

Trong mỗi tình huống trào phúng, nhà văn miêu tả hành động nhân vật như một thủ pháp làm cho tính hài bộc lộ rõ hơn, sinh động hơn bản chất đáng cười vốn có của đối tượng. Mỗi truyện của nhà văn giống như một màn kịch ngắn diễn ra trong một khoảng không gian hẹp, ở một tình huống rất điển hình với những hành động đặc trưng. Hầu hết các truyện ngắn của nhà văn đều tập trung mũi nhọn đả kích vào loại nhân vật phản diện, mỗi nhân vật đều hiện lên với những nét xấu xa, bỉ ổi. Những ông chủ tư sản coi người

như cỏ rác (Răng con chó của nhà Tư sản), sống giả dối vô lương tâm (Báo hiếu, trả nghĩa cha, Báo hiếu, trả nghĩa mẹ, Thằng điên…) hay những tên quan nhỏ thích “ăn bẩn” (Đồng hào có ma, Gánh khoai lang, Cụ Chánh Bá mất giày), sống trà đạp lên đạo lí, tình thương (Nạn râu, Thịt người chết, Đàn bà là giống yếu, Xuất gái tòng phu…) đều được khắc họa rõ nét qua

hành động.

Hành động của nhân vật thường mâu thuẫn với địa vị, thân phận, với những biểu hiện bên ngoài. Bởi thế mà những hành động gây cười đã đẩy tình huống lên cao trào hay tạo cách kết thúc, tháo nút tình huống một cách đầy

thú vị và bất ngờ. Tiêu biểu là dạng hành động của quan huyện Hinh: “… cúi xuống nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.” Như vậy, tác giả đã xây dựng tình huống trào phúng

dựa trên mâu thuẫn giữa địa vị và hành động của nhân vật chính. Quan huyện Hinh giữ vai trò, địa vị là quan phụ mẫu nắm pháp luật, người đại diện cho công lí nhưng lại có hành động đáng chê cười của một tên ăn cắp vặt.

Khi miêu tả hành động nhân vật, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng thủ

pháp tương phản, tăng cấp. Nhân vật Nguyệt trong Oẳn tà rroằn miệng thì thề

thốt thủy chung, trinh tiết nhưng hành động thì lẳng lơ, dâm đãng, đã từng chung chạ với không biết bao nhiêu đàn ông, nhiều đến nỗi cô không thể xác định ai là bố đứa con của mình. Một bà nọ tỏ lòng biết ơn công lao khó nhọc của chồng bằng hành động bỏ chồng, bỏ con chạy theo cuộc sống mới giàu

sang (Thế là mợ nó đi Tây).

Nói tóm lại, bằng khả năng quan sát tinh tế và sức sáng tạo độc đáo thông qua thế giới nhân vật trong các sáng tác của mình từ quan lại, những kẻ có tiền, có quyền đến những người lao động khổ cực dưới đáy xã hội, Nguyễn Công Hoan đã vẽ lên trước hình dung của người đọc bức tranh muôn màu khá đầy đủ về xã hôi thực dân tư sản “Âu hóa”, nhố nhăng, thối nát, mọi giá trị đều bị “lộn trái”. Trong mỗi câu chuyện, tác giả đặt nhân vật vào một tình huống cụ thể. Dù là tình huống hài kịch hay tình huống bi hài kịch thì qua cách miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật, tiếng cười được tạo ra rất tự nhiên và sảng khoái. Đó là lí do khiến cho nghệ thuật xây dựng nhân vật trở thành một phương thức quan trọng làm nên đặc sắc của nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan.

2.2.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Đọc truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, quả thực bạn đọc luôn hồi hộp bởi sự căng thẳng của tình huống truyện tạo ra đối với các nhân vật. Người đọc có cảm giác như chứng kiến sự thật đời sống đang diễn ra một cách hết sức sống động trên sân khấu. Trong mỗi tình huống được xây dựng, Nguyễn Công Hoan không chỉ thể hiện tài năng của mình thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật mà ngôn ngữ nhà văn sử dụng cũng rất điêu luyện. Về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, chúng tôi sẽ trình bày hai yếu tố là ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

2.2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường là ngôn ngữ của chính nhà văn. Dạng ngôn ngữ này thể hiên qua lối chơi chữ của tác giả.

Thứ nhất là lối chơi chữ trong cách đặt nhan đề tác phẩm.

Hai thằng khốn nạn: Người thứ nhất là bác Lan khi lâm vào tình trạng khốn nạn (khốn khổ): vỡ đê, gia tài hết “sạch sành sanh”, vợ lại chết, bác phải

bán cả đứa con trai. Người thứ hai chính là Nghị Trinh với bản chất khốn nạn (xấu xa, bỉ ổi): keo kiệt, đẩy người ta vào bước đường cùng, bóc lột những kẻ khốn khổ. Hắn đã thực hiện cuộc mua bán với cách ngã giá tài tình: mua một đứa trẻ với giá hai hào tám.

Xuất giá tòng phu: Tác giả dùng ngôn ngữ đạo lí để chỉ sự vô đạo.

Tòng phu không phải là thủy chung với chồng mà phải tuân theo mệnh lệnh của chồng một cách tuyệt đối, thậm chí là phải chấp nhận có quan hệ bất chính với quan trên của chồng.

Thứ hai là tác giả sử dụng lối chơi chữ trong lời văn trần thuật: “Tôi cực kì công kích sách vệ sinh đã dạy người ta phải ăn uống sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. Thuyết ấy sai. Trăm lần sai, nghìn lần sai vì tôi thấy sự thực ở đời, bao nhiêu những anh béo khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả…”. “Ăn bẩn” theo quan niệm của tác giả ở đây không ám chỉ việc

ăn uống mất vệ sinh mà hàm ý lối kiếm ăn bẩn thỉu của bọn có tiền, có quyền. Khi miêu tả cách ghẹo gái có tính chất lính tráng của một viên cơ, tác giả cũng thật hài hước. Lão viên cơ khám một mụ buôn thuốc phiện, khi thấy

mụ có mấy đồng trinh, hắn thốt lên: “À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh cơ à ?”. Tiếng cười phát ra thật hóm hỉnh, tự nhiên bởi chính suy nghĩ lóe lên trong đầu bạn đọc bởi một chữ “trinh” ấy.

Như vậy, với lối chơi chữ độc đáo, tác giả đã tạo được tính hấp dẫn kì lạ cho mỗi tình huống truyện. Nguyễn Công Hoan đã cố ý sử dụng những từ cùng âm khác nghĩa hay cách diễn đạt hàm ẩn để ám chỉ một sự việc mà ông sẽ phản ánh trong tình huống truyện cụ thể. Lối chơi chữ ở đây có tác dụng rất lớn trong việc tạo tính tò mò, đánh lạc hướng bạn đọc để tạo kết cục đột ngột, bất ngờ. Bởi vậy, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ người kể chuyện có liên hệ mật thiết với nghệ thuật tạo kết cục đột ngột bất ngờ mà chúng tôi sẽ trình bày ở sau.

2.2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật

Bên cạnh ngôn ngữ người kể chuyện, tác giả cũng đã xây dựng ngôn ngữ nhân vật một cách rất đặc sắc.

Tình huống truyện được xây dựng chủ yếu dựa trên những mâu thuẫn. Mà mâu thuẫn lại được thể hiện một phần không nhỏ thông qua ngôn ngữ của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, chúng ta không thể không đề cập

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)