Nguyễn Công Hoa n cây bút thành công trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 28 - 30)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.2.Nguyễn Công Hoa n cây bút thành công trong truyện ngắn

được những hiện tượng, nhân vật trào phúng…

Một truyện ngắn trào phúng thực sự có giá trị là những tác phẩm mà tiếng cười khi phát ra không phải chỉ để giải trí mà nó mang những ý nghĩa nhất định; nó phải thể hiện được quan điểm tư tưởng của nhà văn và thái độ của họ đối với cuộc sống.

Nguyễn Công Hoan là một trong số không nhiều những tên tuổi của văn học Việt Nam đặc biệt thành công với thể loại này. Với tài năng và cảm nhận của riêng mình, ông đã thổi vào truyện ngắn trào phúng một sinh khí mới, một làn gió lạ. Để cuối cùng, trải qua thời gian, những tác phẩm của ông vẫn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc trong và ngoài nước.

1.2.2.2. Nguyễn Công Hoan - cây bút thành công trong truyện ngắn trào phúng trào phúng

Như đã nói ở trên, nếu Nguyễn Công Hoan xứng đáng được coi là “một cây bút bậc thầy”, “một tài năng lớn” [18] thì có thể nói “tài năng lớn” của

Nguyễn Công Hoan chủ yếu thể hiện ở thể loại truyện ngắn. Đúng như nhận xét

phúng đó, thiên tài xuất sắc của nhà văn được nảy nở hết sức mạnh mẽ” [13]. Cho đến nay kinh nghiệm nghệ thuật viết truyện ngắn trào phúng của Nguyễn

Công Hoan vẫn còn nhiều ý nghĩa với các thế hệ nhà văn sau ông.

Nguyễn Công Hoan có một năng khiếu trào phúng dường như bẩm sinh. Ngay từ khi còn học tiểu học, cậu bé Hoan đã rất thích hài kịch Môlie,

mấy anh em thường xuyên diễn những đoạn kịch Môlie trong nhà, “chỉ có mục đích làm cho mọi người sặc sụa” [10]. Rồi sau đó “tìm những thói xấu của người xung quanh để làm đề tài, dựng lên kịch để chế nhạo” [10]. Lớn lên, theo lời nhà văn kể lại thì “tôi là một người bi quan, hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo. Sống dưới chế độ thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp. (…) Tôi coi thường tất cả. Tất cả, đối với tôi, chỉ là trò cười” [10]. Như vậy, hoàn cảnh xã hội, môi trường gia đình và thế

giới quan đã mài sắc, phát huy năng khiếu trào phúng của ông, và ngay từ sớm, cảm quan trào phúng đã bắt gặp cảm quan xã hội tiến bộ của nhà văn.

Ngay từ một số truyện ngắn đầu tiên, Nguyễn Công Hoan đã chú ý lấy đề tài trong những truyện đáng cười, đáng khinh trong xã hội. Ông đã dùng ngòi bút của mình vạch trần tất cả những bất công, sự lố lăng và đen tối của xã hội. Với lối kể chuyện hài hước và trào phúng, ngòi bút phê phán và tố cáo của Nguyễn Công Hoan trở lên lợi hại hơn bao giờ hết. Cái cười mỉa mai khinh bỉ có sức công phá mạnh hơn là những lời kêu ca than vãn, đánh mạnh vào cái chế độ độc ác, đểu cáng nhưng lại giả đạo đức, trắng trợn.

Muốn đả kích, tố cáo một xã hội tàn bạo và mục nát như thế trước hết nhà văn phải có đôi mắt quan sát tinh tường và vốn kinh nghiệm sống phong phú. Nguyễn Công Hoan là nhà văn rất nhạy bén trong việc phát hiện ra những mâu thuẫn gây cười. Như đã nói ở trên, đó là mâu thuẫn giữa nội dung

và hình thức như trong Báo hiếu, trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ… hay mâu thuẫn giữa cái tự nhiên và cái trái tự nhiên như trong Một tin buồn, Mất cái ví…

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét chính xác rằng: “Sự nhạy bén đặc biệt trước những mâu thuẫn trào phúng trong đời sống là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy nghệ thuật Nguyễn Công Hoan”.

Hơn nữa, muốn có được những tác phẩm thực sự giá trị, nhà văn phải sở hữu một tài năng xuất chúng. Với năng khiếu bẩm sinh, Nguyễn Công Hoan đã tạo cho tác phẩm của mình những nghệ thuật rất riêng. Điều đó thể hiện ở việc xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, ở lối kể chuyện. Song đặc biệt nhất là nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.

Nói tóm lại, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không giống truyện ngắn Thạch Lam với chất thơ trong đời sống hằng ngày, nhẹ mà thấm; cũng không giống truyện ngắn Nam Cao, chân thực đến nỗi tưởng chừng như chỉ là đời sống thực chứ không hề hư cấu nhưng lại mang ý vị triết lí sâu xa… Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thuộc loại hồn nhiên, mặn mà, có cái hóm hỉnh thông minh của trí thức tiểu tư sản, song chủ yếu gần với truyện cười dân gian khỏe khoắn. Tiếng cười trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan không thuộc loại nhẹ nhàng, thâm trầm mà thường giòn giã, sảng khoái, ném thẳng vào mặt kẻ thù. Tiếng cười ấy là sự kế thừa và phát huy tiếng cười lạc quan, giàu tính chiến đấu trong truyền thống trào phúng của dân tộc. Truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan chính là một biểu hiện cụ thể về sức sống mạnh mẽ của truyền thống đó trong thời kì hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 28 - 30)