Giọng điệu nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 54 - 55)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Giọng điệu nghệ thuật

Trong những truyện ngắn trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng giọng điệu nghệ thuật với nhiều sắc thái khác nhau: giễu nhại, châm biếm, đả kích, mỉa mai, hài hước.

Thứ nhất là giọng giễu nhại. Giễu nhại là cách biến tất cả thành trò cười tất cả những gì được xem là trang nghiêm bằng cách mô phỏng hay hí phỏng lời nói, giọng điệu của nhân vật nào đấy hoặc phong cách ngôn ngữ của một tầng lớp nào đấy thuộc thế giới có vẻ trang nghiêm ấy. Tiếng cười giễu nhại với những cung bậc phong phú đã tạo nên sắc thái đa thanh trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan và làm nổi bật những tính cách điển hình. Đó là thứ ngôn ngữ đời thường đi vào tác phẩm một cách chân thật, không hề gọt rũa. Tác giả đã nhại phong cách giọng nói của một tầng lớp nào đấy hoặc nhại phong cách lời văn của các thể văn khác. Ông nhại lối văn hành chính công

vụ trong Đi giày, Cái đèn pin, Tinh thần thể dục; nhại văn phong báo chí trong Ông chủ báo chẳng bằng lòng, Thằng Quít; nhại văn phong cáo phó trong Báo hiếu trả nghĩa mẹ, nhại giọng hát tuồng trong Đào kép mới…

Thứ hai là giọng châm biếm, đả kích thường được tạo bởi lối so sánh

độc đáo. Ví dụ như trong Đàn bà là giống yếu: “Chỉ riêng cái mặt cũng đủ long trọng. Người ta cứ tưởng chiếc bánh giầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự và ngay đầu quả chuối nằm dài một múi cà chua”.

Bên cạnh đó là giọng mỉa mai được tạo ra bằng những câu nói ngược:

“… lời nói ngọt ngào của quan phụ mẫu này, người ta sợ như gà phải cáo” (Chính sách thân dân).

Cuối cùng là giọng điệu hài hước thường được tạo ra bằng cách sử dụng các từ Hán Việt nhưng lại mang sắc thái trào phúng. Tác giả tả cái áo

của thằng ăn cắp: “Cái áo dài vải Tây nay chỉ còn giữ được cái màu nước dưa, thì ở lưng, vai, tay, ngực bướp ra, mà năm khuy thì về hưu trí. Mỗi chỗ rách là kỉ niệm một trận đòn mê tơi”. Ngay cả tiếng chó sủa, giọng tả của nhà văn cũng thật hài hước: “Tiên sinh cứ tự do ngôn luận oang oang… cứ diễn thuyết rầm rộ, hô hào dữ dội đến nỗi cả nhà mất ngủ”.

Với giọng điệu trào phúng cùng nhiều sắc thái khác nhau, tác giả đã tô đậm cái hài hước cho mỗi tình huống truyện, làm cho nó trở lên hấp dẫn, tạo sức hút và sức lôi cuốn người đọc. Với những thành công như trên về giọng điệu nghệ thuật, ngòi bút Nguyễn Công Hoan đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Tuy nhiên, chỉ với ba yếu tố là nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu linh hoạt thì chưa đủ tạo nên sức hút nam châm của tình huống trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan như nó đã có. Chúng ta phải kể đến một yếu tố quan trọng nữa, đó chính là phương thức tạo kết cục đột ngột, bất ngờ. Nhờ thành tố này mà nghệ thuật xây dựng tình huống của ông đã đạt tới đỉnh cao và khẳng định được danh tiếng của nhà văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)