Tình huống hài kịch

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.1. Tình huống hài kịch

Đây là loại tình huống thường hay xuất hiện trong truyện mà nhân vật chính là những kẻ có quyền và có tiền. Đó là những lão chồng tham tiền bỏ sĩ

diện, là những tên quan coi tiền như cứu cánh của cuộc đời - những kẻ “ăn bẩn”, vì tiền mà đánh mất cả tình thân. Trong tình huống hài kịch, nhân vật

chính là phản diện, thường chủ động diễn trò và tự bộc lộ bản chất xấu xa của mình.

Trong truyện Xuất giá tòng phu, tác giả xây dựng một tình huống hết

sức oái ăm. Thông thường, theo phong tục dân tộc, chiều 30 tết mọi người thường lo sắm sửa làm mâm cơm trang trọng cúng gia tiên, cả gia đình sum

vầy tiễn năm cũ, chuẩn bị đón năm mới. Nhưng nhân vật “ngài” ở trong tác phẩm này thì không cho vợ làm gì cả: “Không cần! Chả cúng bây giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hãng hay. Mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về là được, chứ đã sao?...”

Rồi “ngài” một mực, từ dỗ dành, dọa nạt đến chửi rủa, đánh đập bằng mọi cách bắt vợ phải đi “tết” “ông ấy” (quan trên của “ngài”). Điều đặc biệt hơn, ngược đời hơn nữa là “ngài” “tết quan trên không phải là những đồ lễ bình thường mà bằng chính tấm thân của vợ ngài”.

Nếu ông Phán mọc sừng trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dám đánh

đổi cả danh dự của một người chồng, chấp nhận mang một cái sừng vô hình

và dùng “tiếng tăm” đó để kiếm tiền thì ở đây, nhân vật “ngài” đã dùng thân

xác của vợ để xu nịnh quan trên. Như vậy, thông qua tình huống, nhân vật

“ngài” hiện lên như một kẻ vô học. Mọi giá trị luân thường đạo lí trong xã hội đều bị “ngài” “lộn trái”, nhân cách hắn đã bị giá trị của quyền lực quy phục.

Trong truyện Mất cái ví, Nguyễn Công Hoan đã tạo ra tình huống trái

cậu cũng như mẹ. Chính vì thế khi cậu ở quê ra chơi con cháu phải đón tiếp, cung phụng như mẹ. Đó là lẽ tự nhiên. Nhưng trái với lẽ tự nhiên đó, người

cháu quý hóa trong truyện vì sợ “tốn kém lắm” nên đã diễn trò mất ví tiền để

xua đuổi ông cậu ruột ra khỏi nhà của mình một cách rất tinh vi mà không sợ vi

phạm điều khoản trong khế ước xã hội “cung dưỡng các bậc thân cựu”. Cha ông ta xưa đã răn dạy “yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho”. Lời răn dạy ấy đối với ông Tham chẳng có nghĩa lí gì. Thật đúng là “đàn gẩy tai trâu”.

Hành động của ông Tham cho thấy ông ta tuy là người có học nhưng lại cư xử như một kẻ vô học, vô luân. Mọi giá trị đạo đức trong con người ông ta đã bị đồng tiền làm cho tha hóa biến chất.

Đối với cậu - người thân ruột thịt trong gia đình, con người đã không còn dùng cái tình để đối xử với nhau. Nhưng xem ra, ông Tham vẫn chưa mất

hết nhân tính, chưa tha hóa như nhân vật người con - Chủ hãng xe con cọp trong Báo hiếu, Trả nghĩa cha; Báo hiếu, trả nghĩa mẹ.

Trong Báo hiếu, trả nghĩa cha, khi quan khách hỏi về sự vắng mặt của cụ bà trong ngày giỗ của cụ ông, chủ nhà “hồn nhiên” kể lể, than phiền: “Thưa quan, cảm ơn các quan, cụ bà chúng tôi ở nhà quê ạ. Nhiều lần chúng tôi mời ra đây nhưng không chịu đi. Cho nên chúng tôi vẫn lấy làm ân hận lắm”. Đọc đến đây, không ít người cho rằng đứa con này thật hiếu nghĩa. Bởi

hai vợ chồng ông chủ không chỉ tổ chức giỗ cụ ông thật linh đình và long trọng mà ngay cả thái độ của họ khi nói về cụ bà cũng tình nghĩa giống y như những đứa con hiếu. Nhưng thật bất ngờ khi chính người con hiếu nghĩa trước

mặt “các quan” ấy lại có thể có những phát ngôn xấc xược như thế này với chính người mẹ đứt ruột đẻ ra mình: “Tôi đã cấm bà không được ra đây kia mà. Đã một lần trước rồi mà không chừa! Bà không biết giữ sĩ diện cho tôi. Bà về đi! Mặc kệ bà!”. Nhưng tình huống không chỉ dừng lại ở đó. Nguyễn

hình ảnh ông chủ, bà chủ cố tỏ ra đau đớn trước cái chết đột ngột của mẹ:

“Lúc nào cũng bưng miệng khóc, còng lưng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy… Mấy hôm nay vì thương mẹ quá mà thành ra ốm yếu… Người con dâu mới đáng ngại nữa chứ!... Mấy hôm nay người này kêu khản cả tiếng khóc hết cả hơi… nàng dâu lại nằm lăn ra đường mà chắn lối, rồi lại kêu gào rầm rầm”.

Qua tình huống trào phúng trong tác phẩm, sự giả dối hiện lên thật đáng sợ và đáng ghê tởm. Tác giả đã dựng lên tình huống hài kịch dựa trên mâu thuẫn giữa “hình thức đại hiếu” nhưng thực chất là “đại bất hiếu”.

Còn trong Đồng hào có ma, tình huống mà tác giả xây dựng cũng có

thể coi là rất đặc biệt, có một không hai. Quan huyện Hinh với cái dáng vẻ uy nghiêm của một người cầm cân nảy mực oai vệ khiến mọi người đến trình

quan phải run sợ lại có hành động của một thằng ăn cắp vặt: “Cúi xuống nhặt đồng hào đôi sáng láng của mụ Nuôi đánh rơi rồi bỏ tọt vào túi thản nhiên như không có chuyện gì”. Hắn thản nhiên vì đó là truyện thường nhật của

hắn, hành động của hắn là hành động trắng trợn giữa ban ngày “cướp đêm là

giặc, cướp ngày là quan”, thể hiện rõ bản chất của một tên quan “ăn bẩn”. Cụ Chánh Bá trong truyện Cụ Chánh Bá mất giày cũng “cùng một

ruộc” với quan huyện Hinh. Đây cũng là một tên mưu mô, thủ đoạn trắng

trợn. Tình huống trong truyện cũng vô cùng đặc sắc. Nhờ “mưu cao”, mà từ một đôi giày “… không đế. Mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. Cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó vẫn thủng. Lượt da thì ải và bật dây gần hết, đến nỗi bọn thợ khâu giày phải trốn như trạch, vì lỡ ra không nhẹ tay mà trọc mạnh cái dùi vào, là nó toạc ra vì tất nó toạc ra - thì oan gia”, đôi giày đã từng khiến chủ nhân của nó phải “nhăn mặt”, phải “xấu hổ”, cụ đã có được một đôi giày “mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ - lếp, mua những ngót ba đồng” và “lấy làm vừa lòng lắm”.

Quan huyện Hinh và cụ Chánh Bá đều thuộc hạng những tên quan “ăn bẩn”. “Ăn bẩn” ở đây không phải là ăn uống mất vệ sinh mà là kiểu cách bóc

lột trắng trợn, xấu xa, bỉ ổi của bọn quan lại và địa chủ. Chúng chính là bùn nhơ của xã hội, là nguồn cơn nỗi khổ của những người dân lao động.

Qua những tình huống truyện đậm chất hài kịch như vậy, tác giả đã phê phán và tố cáo mạnh mẽ những con người xấu xa, đê tiện trong xã hội. Đó là những kẻ hám danh lợi mà đánh mất cả nhân tính, là những tên quan lại, địa chủ làm giàu bằng cách bóc lột hay lừa bịp, mà lại hiếu danh, sẵn sàng bỏ ra hàng trăm, hàng vạn để mua một phẩm hàm, một chức “nghị giật” thì chẳng tiếc, nhưng lại tính toán với người cấy rẽ, người làm thuê trong nhà hay người khốn khó vay nợ, đợ con từng xu một. Đó cũng là câu chuyện về những công

chức “làm việc Tây” bị “sếp” làm nhục, hay quá nữa phải đưa cả vợ con đến cho chúng, nhưng vẫn cúi đầu, bưng tai nuốt nhục, vì sợ mất việc, vì sợ “sếp”

đã thành một thiên chức thứ hai trong người… Tất cả những xấu xa đó được tác giả phản ánh thông qua những tình huống độc đáo. Tiếng cười phát ra thật giòn giã, sáng khoái. Nhưng những tiếng cười đó còn chứa cả sự ai oán, sự phẫn nộ, sự căm ghét đến tột độ.

Ngòi bút Nguyễn Công Hoan không chỉ thành công khi xây dựng những tình huống hài kịch với những nhân vật phản diện mà ông còn thể hiện được trình độ bậc thầy của mình khi dựng lên được những tình huống vừa mang chất hài, nhưng cũng đậm chất bi. Đó chính là những tình huống bi hài kịch.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)