Đặc trưng truyện ngắn trào phúng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.1. Đặc trưng truyện ngắn trào phúng

Trào phúng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Nó là “một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biêm, phóng đại, khoa trương hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [4. Tr 363].

Như vậy, trào phúng nghĩa nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạt, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền phạm trù mĩ học cái hài với những cung bậc hài hước, châm biếm. Văn học trào phúng là một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ

những truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (ví dụ: Số đỏ), từ các vở

kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (ví dụ như thơ Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…).

Từ đó, có thể hiểu truyện ngắn trào phúng chính là những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, trong đó tác giả sử dụng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng xấu xa trong xã hội. Thông qua những mâu thuẫn và tình huống trong tác phẩm, nhà văn bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình.

Theo lí luận mĩ học, tiếng cười được tạo ra từ hai loại mâu thuẫn chủ yếu. Đó là mâu thuẫn giữa nội dung - hình thức và mâu thuẫn giữa cái tự nhiên và cái trái tự nhiên.

Nội dung là cái chứa đựng bên trong, là bản chất của sự vật, hiện tượng. Hình thức là sự biểu hiện, là cái vỏ bên ngoài của sự vật hiện tượng. Nội dung và hình thức thường thống nhất với nhau: nội dung quy định hình thức và hình thức biểu hiện nội dung; hai phạm trù này cấu tạo nên sự vật, hiện tượng. Nhưng có khi nội dung và hình thức không thống nhất với nhau. Khai thác được sự vênh lệch đó là nhà văn đã làm cho tiếng cười xuất hiện.

Cái tự nhiên là cái phù hợp với quy luật của tự nhiên. Cái trái tự nhiên là cái không phù hợp, đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Khi cái tự nhiên trở thành cái trái tự nhiên và ngược lại, ấy chính là lúc tiếng cười bật ra một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất.

Không chỉ phản ánh được những mâu thuẫn trong cuộc sống, truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật cây dựng tình huống trong truyện ngắn trào phúng của nguyễn công hoan (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)