7. Cấu trúc khóa luận
2.2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật
Bên cạnh ngôn ngữ người kể chuyện, tác giả cũng đã xây dựng ngôn ngữ nhân vật một cách rất đặc sắc.
Tình huống truyện được xây dựng chủ yếu dựa trên những mâu thuẫn. Mà mâu thuẫn lại được thể hiện một phần không nhỏ thông qua ngôn ngữ của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, chúng ta không thể không đề cập tới ngôn ngữ của nhân vật. Nhà văn Nguyền Minh Châu đã từng nhận xét:
“Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hiện ra trước mắt ta với những lớp lang và đối thoại như một màn kịch” [1. Tr 186, 187].
Trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Công Hoan chủ yếu dùng ngôn ngữ đối thoại để lật tẩy bản chất của nhân vật. Lời thoại của nhà văn rất chân thật, sinh động, giàu kịch tính, hài hước và đặc biệt ngắn gọn, súc tích.
Trong truyện Ngựa người và người ngựa, Nguyễn Công Hoan đã sử
dụng những lời thoại ngắn, từng bước tạo ra mâu thuẫn, xung đột giữa nhân vật anh phu xe và cô gái làng chơi. Xung đột bắt đầu bằng chi tiết cô gái không có tiền để trả cho anh phu:
- Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.
- Thế cô đi xe tôi từ chín giờ, cô không trả tiền tôi à? - Bây giờ thì tôi biết làm thế nào?
Trong cuộc đối thoại trên, lúc đầu, anh xe xưng hô rất lễ phép là
“cháu”, nhưng khi biết cô gái làng chơi không có tiền trả cho mình, anh xe liền thay đổi ngay cách xưng hô sang “tôi- cô”. Điều này cho thấy tính cách
thẳng thắn, nóng nảy, bộc trực của người dân quê khi họ bị đối phương lừa dối. Và cũng chính tính cách đó khiến cuộc đấu khẩu giữa hai nhân vật ngày càng trở lên gay gắt và quyết liệt hơn. Từ đó mà tình huống cũng được đẩy lên cao trào theo từng lời thoại:
- Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem. - Tôi không khám, cô trả tiền cho tôi về.
- Đây là phu - la, áo, đồng hồ Tây, anh muốn lấy thứ gì thì lấy. - Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à?
- Thôi này đừng cáu làm gì. Tôi bảo cảnh tôi cũng như cảnh anh, cũng là đi kiếm khách cả. Nhỡ phải một tối thế này, thì chịu vậy, chứ biết làm thế nào.
- Thế sao cô không bảo thực tôi từ trước, để tôi kéo cô qua các nhà săm để hỏi, cô còn sĩ diện mãi.
Trong Oẳn tà rroằn, chỉ qua vài đoạn đối thoại, tác giả đã lột phăng cái
mặt nạ giả dối mà cô Nguyệt đang diễn trò. Dưới đây chính là đoạn đối thoại giữa cô Nguyệt và bà đỡ:
“- Bà đẻ con so hay con rạ? - Thưa bà, con so.
- Bà nên nói thực, thì tôi mới liệu được. Tôi xem bụng bà, hình như đẻ con rạ thì phải hơn.
- Thưa bà, thực tôi đẻ con so.
Đó là lời bà đỡ nhà hộ sinh cùng nói chuyện với Nguyệt. Bà đỡ ngợ quá, hỏi vặn:
- Mọi khi người đẻ con so thì da bụng cứng và ngấn vằn đỏ. Người đẻ con rạ thì da bụng mềm, mà có ngấn vằn trắng. Nay tôi xem bụng bà, quả là bà đẻ con rạ. Phép nhà thương không nên nói dối, lỡ ra nguy hiểm đến tính mệnh, chứ chả chơi đâu.
- Thưa bà, xin bà giữ kín cho, tôi đẻ con rạ.
- Vâng, bà nên nói thực thế mới phải, à, ông nhà ta tên gì? Ở đâu? - Thưa, cậu cháu tên là Nguyễn Văn Tình, đã mất năm ngoái, sau khi tôi có mang được và tháng.
- Tội nghiệp! Thế ông mất, bà có mang được mấy tháng? Nguyệt luống cuống nói chữa:
- À, thưa bà, cậu cháu mất năm nay ạ. Mới mất tháng tư, mà tôi có mang từ tháng giêng,
- Bà cũng chỉ độ tối hôm nay thì trở dạ thôi. Bà cứ nằm nghỉ yên. Lần trước bà ở cữ, trai hay gái?
- Thưa bà, cháu gái.
- Nay cháu biết làm gì rồi?
- Thưa bà, tôi sinh cháu được vài hôm thì bỏ cháu. - Thế bà đẻ dễ hay khó?
- Thưa bà, dễ ạ.
- Được, vậy bà cứ nghỉ yên để lấy sức”.
Truyện còn thêm những đoạn gây cười khác, đoạn nào cũng đầy mâu thuẫn. Ngòi bút tinh quái của Nguyễn Công Hoan hé lộ dần những tình tiết, lật tẩy bản chất giả dối, hư hỏng, cuộc sống buông thả đáng xấu hổ của một cô gái đi ngược lại thuần phong mỹ tục của nhân dân.
Như vậy, với việc sử dụng các lời thoại có chủ đề rõ ràng, tác giả đã tạo ra những tình huống chứa đầy mâu thuẫn cho các sáng tác của mình. Đó không chỉ là mâu thuẫn giữa các nhân vật mà còn là mâu thuẫn trong chính
một nhân vật để đẩy tình huống lên đến cao trào và làm cho tiếng cười thêm giòn giã. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hoan còn mạnh dạn đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng vào văn chương một cách rộng rãi. Đọc tác phẩm của ông, bạn đọc cảm giác nhân vật nói chuyện rất tự nhiên. Về điều này, nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho một thứ văn chương rất vui, thứ văn mà có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta mới chỉ thấy ở ngòi bút của ông thôi” [16].