Tài “Xê dịch”

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 48 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. tài “Xê dịch”

2.2.3.1. Cuộc đời là những chuyến đi

“Chủ nghĩa xê dịch” vốn là một lý thuyết vay mợn của Phơng Tây, chủ tr- ơng đi không mục đích, chỉ luôn luôn thay đổi chỗ ở để tìm những cảm giác mới lạ và thoát ly mọi trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết này trong một tâm trạng bất mãn và bất lực trớc thời cuộc.

“Xê dịch là một đề tài quen thuộc, chiếm một mảng quan trong trong sáng tác của Nguyễn Tuân trớc Cách mạng. Ngoài những tuỳ bút nổi tiếng nh

Một chuyến đi, Thiếu quê hơng, đề tài này còn đợc in dấu qua một loạt truyện ngắn của Nguyễn Tuân trớc Cách mạng. Sống trong một xã hội tù túng, ngột ngạt chỉ còn cách thoát ly vào không gian, vào những chuyến đi vô định thì mới là cách giải toả tốt nhất sự tù túng, bế tắc trong tâm hồn. Là một ngời lãng mạn, tự do, phóng túng, ghét sự gò bó. Vì vậy, đợc “xê dịch” nay đây mai đó, đợc phiêu lu đến những miền đất vô định là niềm vui, niềm hạnh phúc tột độ của nhà văn. Con ngời đó đã không chịu gò bó theo khuôn mẫu nhất định mà cuộc đời là những chuyến đi, “những sân ga”. Nguyễn quan niệm, sống ở đời phải phơi mình ra đờng trờng gió bụi để thoả chí cái “sự đi” bởi với Nguyễn - đi là một đam mê “đi bao giờ cũng vui, chỉ đến lúc ngừng mới là hết thú”.

Đến với tập tự truyện Nguyễn, ta bắt gặp một anh chàng Nguyễn thật ngang tàng. Gia đình, ngời thân, bổn phận làm chồng, làm cha không giữ nổi bớc chân của kẻ thích tìm cảm giác mới lạ trong những cuộc đi, những cuộc vui. Là ngời chủ trong gia đình, đáng lẽ Nguyễn phải làm tròn bổn phận của mình, phải cùng vợ lo cho các con, chăm sóc bố mẹ già. Nhng quanh năm suốt tháng Nguyễn vắng nhà, thỉnh thoảng về đợc vài ngày thỡ “Tuế và ông Tú Quân lại đánh sổng mất Nguyễn. Nguyễn lại đi... Có Nguyễn ở nhà, ông Tú và Tuế mừng một cách sợ sệt kín đáo nh ngời ta bắt đợc một tí cuả trời vừa rớt

xuống. Nói lên sợ lại động và hỏng. Hễ động thì Nguyễn lại vụt đi ngay. Nếu tỏ ý giữ ở nhà thì ngay lúc ấy, dẫu cơm canh có gần bng ra rồi, Nguyễn cũng cứ đùng đùng xách va ly ra tầu” [57; 354,355]. Cho nên những ngời thân của Nguyễn chỉ còn biết cái thời gian hiếm hoi Nguyễn ở nhà là quý, là vui rồi. Cha Nguyễn - Ông Tú Quân đã tìm mọi cách giam chân Nguyễn, muốn chàng đừng sống một cách vô thờng ngoài gia đình nên ông quyết định sẽ phải làm cho Nguyễn một cái nhà riêng để “đánh bẫy đứa con hoang toàng vào cái tròng thê nhi” [57; 355]. Còn Nguyễn, chàng thấy buồn và sợ bởi vì cuộc đời chàng từ đây sẽ rẽ sang một bớc mới, những ràng buộc của vợ con, của da hành mắm muối, chàng phải sống vì ngời khác, phải trở về đúng bổn phận của ngời chủ gia đình. Cái điều Nguyễn sợ nhất là tự đánh mất cái “tôi” của mình. Nhng rồi nỗi buồn, nỗi “sợ” ấy đã đa chàng trở về đúng tạng chất của con ng- ời bất cần tất cả mà chỉ quen lấy “sự đi” là cái thú ở đời, đúng nh lời tâm sự của Nguyễn với vợ chồng Hoàng “Tôi chỉ quen sống với nỗi ăn xổi ở thì”. Làm nhà nhng Nguyễn không ở, ông Tú phải cho thuê. Nguyễn chỉ giữ lại một gian buồng để sách.

Cũng mạch tự truyện đến với Một ngời cha về ăn tết ta càng thấy rõ hơn cái tính ham đi của Nguyễn. Quanh năm suốt tháng anh đi xa. Thậm chí ngày tết anh cũng không muốn về nhà. Một ngời bạn đã khuyên Nguyễn “đã mấy năm, anh không về ăn tết ở nhà, anh không thấy để phiền cho thân quyến hay sao?”[57; 427]. Nguyễn đã quên đi cái bổn phận làm cha, làm chồng, làm con của mình. Khi Nguyễn quyết định trở về chàng cảm thấy “nh ngời đi tù”.

Truyện Mợn cái vui của ngời khác, nhà văn cũng đã diễn tả rất sinh động tâm trạng con ngời của những cuộc đi. Đi để kiếm tìm cảm giác mới lạ và đi để thất vọng. Sau mỗi cuộc đi Nguyễn trở về điều làm cho chàng thích thú là “tìm sự thoải mái cho thân thể và đánh dấu lại trong đầu mình, trong tâm mình một vài hình ảnh, một vài câu nói lợm lặt đợc ở dọc đờng. Cái việc thú vị ấy, ngời ta thờng gọi là việc soạn lại những dòng bút ký lữ hành” [57; 237]. Nguyễn tởng rằng, sau một tuần đi xa về sẽ có “một cuộc cải biến gì lớn lao thể đem lại một chút hăm hở cho mình”. Nhng rồi chàng đã thất vọng, thất vọng vì sự cũ mèn của mọi cái xung quanh.

Không chỉ trong các truyện viết về bản thân, Nguyễn Tuân đã khéo léo nhập thân vào nhân vật để diễn tả tâm trạng của anh chàng Nguyễn thèm đi,

thích đi mà ở nhiều truyện ngắn khác, nhà văn đã gửi gắm niềm thích thú đó qua các nhân vật mà ông a thích. Ông Cử Hai (Đèn đêm thu) làm nghề dạy học nhng lại sống rất tự do, phóng khoáng “lấy cái việc dạy học làm một mu hồ khẩu mà y nh là đi ngoạn cảnh hoặc là đi dâng hơng ở các đền chùa cổ tích”. Quanh năm đi dạy ở “bốn tỉnh tứ chính Đông Nam Đoài Bắc” là cơ hội để ông đợc thoả chí tung hoành của mình “có khi tới ở đó ít ngày, ngồi giảng bài cha ấm phòng học, ông đã quẩy khăn gói tráp điều lên đờng” [57; 157]. Ông đã đặt chân khắp nơi, cái hành tung của ngời nghệ sĩ không chịu sống cho ngời khác. Do đó, để lùng tìm đuổi ông Cử Hai những lúc cái hứng giang hồ của ông nổi dậy không đơn giản chút nào. Con ngời ấy, đã lấy việc đi là cái thú ở đời. Đi để hởng lạc thú bất ngờ, “xê dịch” để tìm một thú tiêu dao để quên đi cái bế tắc chán nản của cuộc đời thực tại. Vợ chồng ông Phó Sứ- Mộng Liên trong Thả thơ cũng vậy. Cặp vợ chồng này đã lấy việc “xê dịch” là thú vui. Cuộc đời đối với họ là những chuyến đi vô tận “cái nghề của họ buộc họ phải xê dịch luôn luôn và mãi mãi”. Họ đã đặt chân “Suốt một dải Trung kỳ”, vào Nam ra Bắc để “mỗi tuần trăng cặp tài tử ấy ở một tỉnh” và tha lê đi khắp nơi cái túi thơ để tìm nguồn sống. Họ đã để dấu giày trên mọi chốn “Quê hơng của họ là Cờ bạc và Đờn hát. Nhà cửa đôi lu đãng ấy gửi vào trong cái truy hoan của thiên hạ với cái lãng tử trong đời.

Nh vậy, lấy “xê dịch” làm cảm hứng cho sáng tác, nhà văn đã lấy cái “tôi” cá nhân để phô bày tất cả những cảm nhận, suy nghĩ của mình về những gì ông gặp được trên đờng “xê dịch”. Đối với Nguyễn Tuân hồi ấy, sống là đi “Nhà văn không thể sống trong “tháp ngà” mà phải đi, phải sống giữa thiên nhiên, xã hội”. Trên con đờng “xê dịch” ấy, Nguyễn Tuân đã ghi lại không ít những câu chuyện lý thú về cuộc đời và điều quan trọng là ông đã có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó thiết tha của mình đối với cảnh sắc và phong vị đất nớc qua những trang viết đầy tài hoa. Ông quan niệm “chỉ có cuộc đời rộng rãi, chỉ có đ- ờng đời vô định mới dạy cho con ngời biết đợc những cái hay, cái lạ trong đời”. Song, khi lấy cái “sự đi” ấy đợc nâng lên thành một thứ chủ nghĩa, một cái “bệnh” thì dờng nh nó lại là sự trốn tránh trách nhiệm đối với gia đình, xã hội. Nhng dẫu sao, qua những truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết về đề tài “xê dịch” này đã giúp ta hiểu và cảm thông cho nỗi lòng của Nguyễn Tuân - một ngời trí thức tiểu t sản phải sống trong một xã hội tù túng, ngột ngạt đã tìm mọi cách “vùng vẫy”, “quậy phá” nhng cuối cùng đành bất lực.

2.2.3.2. Đi để thoả mãn những đòi hỏi của giác quan.

Nguyễn Tuân đã tìm đến lý thuyết về chủ nghĩa xê dịch trong một tâm trạng bất mãn và bất lực trớc thời cuộc. Chủ trơng đi không mục đích, chỉ luôn thay đổi chỗ ở để tìm cảm giác mới lạ. Nguyễn đã lao vào những cuộc xê dịch

để “thay đổi thực đơn cho giác quan”, “lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính”. Với Nguyễn Tuân, đi là “hình thức tốt nhất của sự thoát ly”, thoát ly khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày, cái tù đọng, trì trệ của một xã hội đang nghẹt thở.

Với chủ trơng đi để thoả mãn những đòi hỏi của giác quan ngời nghệ sĩ nờn Nguyễn Tuân coi khinh những ngời mợn cớ phiêu lu để đạt mục đích, hoài bão nào đó trong đời. Nguyễn cho rằng “Đời cho đợc đi là một cứu cánh, đi để rồi mà đi chứ không phải để mà đạt đợc những ớc ao trong đời mình”. Đến với cỏc truyện ngắn về đề tài “xê dịch” ta càng hiểu rõ hơn cái quan niệm “phức tạp” của ngời nghệ sĩ đa tài này.

Anh chàng Nguyễn (Nhà Nguyễn), quanh năm vắng nhà. Chàng chỉ quen với nổi “ăn xổi ở thì”. Cha Nguyễn đã xây nhà để mong “buộc” đợc chân đứa con ngang tàng nhng rồi anh vẫn đi, đời anh không thể thiếu đợc cái sự đi. Nguyễn đi không phải là để xây dựng cho mình một sự nghiệp hoặc để tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật mà đi là để chàng đợc thoả mãn cái cảm giác thực tại của mình mà thôi, cũn ngay chính bản thân Nguyễn cũng không biết rồi đây cuộc đời mình sẽ nh thế nào? Chàng chỉ quan tâm đến hiện tại là chàng đang muốn đi, muốn phiêu bạt nay đây mai đó để không phải buộc chặt mình vào một trách nhiệm và bổn phận nào. Đúng nh lời nhận xét của Tôn Thảo Miên “Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân là những con ngời tài hoa, tài tử, thích phiêu lu qua các miền vô định, không mục đích, không ph- ơng hớng. Đi để tận hởng cái vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nớc và dờng nh để thoát ly cái thực tại đau buồn đang hiện hữu trớc mắt ông” [43;13].

ông Cử Hai (Đèn đên thu) sống cuộc đời mình nh ngời ta chơi vậy. Làm nghề dạy học nhng ông đã không “an phận” với cái nghiệp của mình mà tậm hồn lãng tử đã đa ông đến với những chuyến đi vô định. Đi để đợc thoả mãn cái hứng giang hồ của ngời nghệ sĩ, để thoả mãn cái cảm giác, giác quan mà thôi. Là ngời không màng danh lợi, coi công danh phú quý nh áng phù vân

nên đối với ông Cử Hai những chuyến “xê dịch” là một niềm vui, niềm hạnh phúc để thoả mãn tâm hồn tự do, phóng túng của ngời lãng tử.

Ông Phó Sứ và cô Mộng Liên trong Đánh thơ là cặp vợ chồng tài tử. Chồng giỏi thơ, vợ đàn hay hát giỏi. Cái tài ấy có thể đem lại cho họ một đời sung sớng. Nhng tâm hồn lãng tử không thể giữ nổi bớc chân họ. Đi đối với họ vừa là tìm nguồn sống và điều quan trọng là đợc chiêm ngỡng cảnh đẹp của non sông đất nớc, đợc thoả mãn tâm hồn tự do phóng túng “mỗi tuần trăng cặp tài tử ấy ở một tỉnh”, bớc chân họ đã in dấu khắp mọi miền đất nớc. Để thoả mãn cái hứng giang hồ ấy, ông Phó Sứ đã chết trên con đờng xê dịch.

Theo dõi toàn toàn bộ các sáng tác về đề tài “xê dịch” ta thấy trớc và sau Cách mạng trong t tởng của Nguyễn Tuân có sự đối lập. Nếu trớc Cách mạng là hình ảnh Nguyễn Tuân lang thang cô độc, đi không mục đích, không phơng hớng, đi chỉ để thoả mãn những đòi hỏi của cảm giác và giác quan, thì sau Cánh mạng, vẫn là một Nguyễn Tuân ham đi, ham “xê dịch”. Song, những chuyến đi của ông đã có mục đích và phơng hớng rõ ràng. Ông đã đi cùng với nhân dân, cùng với đất nớc. Sở dĩ có sự khác biệt trong quan niệm và t tởng của Nguyễn Tuân là vì trớc Cách mạng, sống trong một xã hội tù túng với những bất công, ngang trái đã bóp nghẹt mọi ớc mơ, khát vọng của con ngời, khiến nhà văn sống ngay giữa quê hơng mình mà vẫn cảm thấy xa lạ, vẫn cảm thấy “thiếu quê hơng”. Có thể nói tâm trạng của Bạch trong Thiếu quê hơng, Nguyễn trong Nhà NguyễnMợn cái vui của ngời khác...là hình ảnh cái “tôi” Nguyễn Tuân, một cái “tôi” trọn vẹn nhất với tất cả ớc vọng, đam mê, đau khổ và thất vọng. Đó là hình ảnh ngời trí thức tiểu t sản yêu nớc, trân trọng mọi vẻ đẹp của non sông đất nớc nhng bất lực trớc thời cuộc. Nhng dẫu sao, những gì ông đã thể hiện trên trang viết của mình đã làm cho chúng ta- những ngời hậu thế càng trân trọng hơn, một ngời nghệ sĩ đa tài, một ngời đã “Suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” để góp phần làm rạng rỡ cho nền văn học n- ớc nhà.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w