Thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 94 - 99)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.Thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ

Là một nhà văn có một vốn từ vựng hết sức phong phú lại luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo trong ngôn từ nên ngôn ngữ của Nguyễn Tuân không bao giờ đi theo lối mòn, những câu chữ nhợt nhạt có sẵn mà đó là thứ ngôn ngữ tài hoa, uyên bác, giàu giá trị thẩm mĩ. Một trong những điều thể hiện sự sáng tạo, cách viết mới trên mỗi trang văn của Nguyễn Tuân là nhà văn luôn có ý thức sử dụng thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Nxb Giáo dục, năm 1992) nêu khái niệm về “lạ hoá” là “hiện tợng đợc miêu tả hiện ra không phải nh ta đã quen biết, hiển nhiên mà nh một cái gì mới mẻ, cha quen, “khác lạ”” [tr118].

Thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ là ngôn từ đợc sử dụng khác lạ, mới mẻ, không đi theo lối mòn cũ mà thể hiện sự độc đáo, sáng tạo trên mỗi ngôn từ. Với Nguyễn Tuân, thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ là nhà văn luôn có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt mới mẻ, đôi khi cầu kì, kiểu cách nhng thờng đem lại một cảm giác mạnh cho ngời đọc.

Thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ của Nguyễn Tuân đợc thể hiện trớc hết ở cách dùng từ. ông luôn chứng tỏ khả năng sáng tạo những từ mới mẻ của mình trên mỗi trang viết. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Tuân ta bắt gặp rất nhiều từ hết sức độc đáo, mới mẻ và sáng tạo nh: ngầy ngà, trang quyển, mùi côi cút (Ngôi mả cũ). Màu xanh đỏ dại dột, khóc giữ rịt (Khoa thi cuối cùng). Lũ quay quắt, lòng kiêng nể (Chữ ngời tử tù). Một tập kí ức câm (Trên đỉnh non Tản). Nổi phẫn (Một ngời muốn đập vỡ đàn). Phùng trờng tác hí, ngùng ngoằng (Có một ngời không muốn ốm nữa). Nhìn chòng chọc (Mời năm trời mới gặp lại cố nhân). Sợ tiếng tơ tiếng trúc (Đới-Roi). Đãi đứa cháu ngây thơ một nụ cời, ỏn thót (Hơng cuội). Khoái hoạt (Con S tử năm Quý Sửu). Lo hồ khẩu, tơi gọn (Giá đồng quan giám sát). Dài lẩn thẩn (Thả thơ)... Có thể nói Nguyễn Tuân không chỉ tích luỹ những từ có sẵn mà ông luôn có ý thức sáng tạo từ mới. Đây là một ngời a tìm chữ lạ nh ngời đi “Săn chữ” không biết mệt mỏi. Việc “tác chế” ra một số từ mới đối với Nguyễn Tuân một mặt để tránh sự nhàm chán, một mặt để làm giàu thêm sự phong phú của tiếng mẹ đẻ. Để chỉ bọn ngời xấu, ông dùng “lũ quay quắt”. Chỉ một cái nhìn không ng ý pha chút tò

mò ông gọi là “nhìn chòng chọc”. Sợ ngời đời dè bỉu, dị nghị Nguyễn Tuân dùng “sợ tiếng tơ, tiếng trúc”... Đọc văn Nguyễn Tuân ta thấy ông luôn có ý thức sáng tạo những từ mới mẻ, khác với những gì mà lâu nay thờng nói. Vì vậy, ông tự gọi mình là “nhà sáng tạo ngôn từ” quả không có gì là quá đáng.

Cùng với sáng tạo những từ mới, Nguyễn Tuân có khả năng sáng tạo những kiểu tổ hợp từ đồng nghĩa, gần nghĩa. Đọc truyện ngắn Nguyễn Tuân ta thấy trữ lợng từ đồng nghĩa, gần nghĩa rất lớn. Do nhu cầu tránh sự trùng lặp và nhàm chán nhà văn đã tận dụng hết mọi khả năng để sử dụng vốn từ này. Những gì ngời ta thờng nói, thờng dùng thì Nguyễn Tuân thay từ khác để tạo sự bất ngờ thú vị. Cùng tên gọi là cái cà vát (Cái cà vát đen) ông có thể dùng rất nhiều cách gọi gần nghĩa, đồng nghĩa khác: Bọn cà vát lụa, đám cà vát tơ, những dải lụa diêm dúa, những dải lụa màu, những thân tơ óng ả, lũ tơ non dệt màu, đám cà vạt óng ả. Để chỉ cái chết ông có nhiều cách nói khác: mất, qua đời, dới suối vàng, linh hồn, cớp công sinh thành (Thả thơ). Chỉ ngọn lửa ông gọi: nét lửa, ngọn lửa, điểm lửa, hòn lửa, tia lửa, khối đỏ tơi (Chén trà trong sơng sớm)...

Không chỉ trong truyện ngắn trớc Cách mạng mà ngay cả những truyện sau Cách mạng và rất nhiều tuỳ bút, kí Nguyễn Tuân đã sử dụng phong phú lớp từ gần nghĩa, đồng nghĩa để tạo sự linh hoạt cho câu văn nh trong Chùa Đàn để gọi từ rợu ông có nhiều cách gọi khác: cơn men, nớc say, tửu, vò rợu, hũ cơm ủ, mẻ rợu, những chén sủi tăm... Rõ ràng vốn từ Nguyễn Tuân vô cùng phong phú, khả năng liên tởng tuyệt vời. Nhà văn đã phát huy tối đa lớp từ gần nghĩa, đồng nghĩa để tránh sự nhàm chán trong cách gọi và tạo sự hấp dẫn cho mỗi câu văn, đúng nh lời nhận xét đánh giá của Nguyễn Ngọc Thống: “Đọc Nguyễn Tuân thấy vốn từ đồng nghĩa của ông phong phú đến kinh hoàng”.

Để tạo nên sự “lạ hoá” trong cách dùng từ của Nguyễn Tuân còn đợc thể hiện là nhà văn “có biệt tài sử dụng từ láy” (Đinh Trí Dũng) để tạo cho từ ngữ mới mẻ, giàu khả năng biểu cảm, gợi cảm giác bất ngờ thú vị cho câu văn. Miêu tả không gian tối om, tĩnh mịch và có phần hơi rờn rợn của một trại giam trong Chữ ngời tử tù Nguyễn Tuân viết “Tiếng trống thành phủ...điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn, tha thớt. Lớt qua cái thăm thẳm của nội cỏ đẫm sơng...một ngôi sao Hôm nhấp nháy

nh muốn trụt xuống phía chân trời không định” [57; 131]. Hoặc để thể hiện nỗi buồn của viên quan coi ngục chọn nhầm nghề đang trăn trở nên phải đối

xử nh thế nào với Huấn Cao, Nguyễn Tuân viết “Nơi góc chiếc án th cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dơng” “những đờng nhăn nheo của một bộ mặt t lự...trong giây lát lại lập loè chút ánh sáng của con tâm còn thơm sạch” “một tình buồn mênh mông đã lẻn vào lòng sung sớng” [57; 131,132,137]. Do am hiểu giá trị của loại từ này trong Tiếng Việt, nhà văn th- ờng sử dụng những từ láy rất đúng lúc, đúng chỗ để tạo không khí cho truyện. Truyện Khoa thi cuối cùng, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng nên không gian của bãi trờng thi với cảm giác rờn rợn. “Phía Tây, một cái cầu vòng cụt một chân, tô lên tạo vật nhng màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt” [57; 185]. Nơi bãi trờng thi những đầu ngọn cỏ may im lìm. Gió thổi vào nghe

xào xạc. Đống lửa vàng hoá bùng bùng, lửa kêu vù vù. Trong tiếng ngọn lửa reo lại nh có tiếng ngời nói cời lanh lảnh. Khói bốc lên, khói trụt toả xuống

soai soải [57;197,198].

Với “biệt tài sử dụng từ láy” và khả năng tạo hình, gợi cảm giác của từ láy đợc khai thác triệt để đã giúp Nguyễn Tuân xây dựng đợc những hình tợng không gian đặc sắc. Đặc biệt, khi dựng cảnh nhà văn đã sử dụng những từ láy đúng lúc, đúng chỗ đã đem lại những cảm giác bất ngờ, thú vị.

Cùng với “lạ hoá” trong cách dùng từ, Nguyễn Tuân còn chứng tỏ vốn từ phong phú của mình bằng cách “lạ hoá” trong cách tạo câu. Sức ám ảnh và hấp dẫn của văn Nguyễn Tuân là ở cách dùng từ, tạo câu và khả năng kiến trúc câu văn đa dạng, sáng tạo, công phu. ông hành văn một cách cầu kỳ, ngôn từ đẹp, kiểu cách. Nhà văn bao giờ cũng muốn tạo nên sự bất ngờ thú vị cho độc giả khi đọc văn mình. Nhận xét về đặc điểm hành văn của Nguyễn Tuân, tác giả Mai Quốc Liên nhận xét: “Câu văn Nguyễn Tuân...nó trùng điệp, phức điệu và phức cú để diễn đạt cho đợc những quan hệ phức tạp của chính hiện thực và tâm trạng”.

Trong cách sáng tạo câu của Nguyễn Tuân là nhà văn thờng sử dụng những câu văn nhiều thành phần tức là câu văn có độ dài lớn, ngoài thành phần nòng cốt ra còn có nhiều thành phần khác phát triển với những mức độ tầng bậc khác nhau. ở Nguyễn Tuân, dờng nh việc sử dụng câu văn dài là chủ yếu. Đọc văn của ông ta thấy thờng là những câu văn có sự dàn trải, đôi khi có cảm giác lan man, một kiểu lan man rất tài hoa.

Kiểu câu văn dài do mở rộng thành phần câu thờng đợc Nguyễn Tuân sử dụng khi thuật hoặc miêu tả các sự việc, hiện tợng. Và trong trong quá trình tạo dựng bức tranh ấy, Nguyễn Tuân đã phân tích một cách tỉ mỉ nh “Trớc khi hoa thanh quất trong mấy hàng chuối đợc chọn lựa kĩ càng kia, Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mọi cây chuối khác, chém không tiếc tay, chém nh một ngời hết sức tự vệ trong cuộc huyết chiến để mở lấy một đờng máu lúc phá vòng vây. Một buổi sớm, Bát Lê nhảy nhót trong vờn chuối, đa lỡi gơm qua bên phải, múa lỡi gơm qua phía trái, thanh gơm hai lỡi đã gọn gàng, nhanh nhẹn phạt qua thân mấy trăm cây tơi còn nặng trĩu sơng đêm” (Bữa rợu máu). Nhờ cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ mà hình ảnh Bát Lê ôn luyện võ nghệ tr- ớc khi hành sự càng sinh động, ám ảnh hơn trong lòng ngời đọc.

Kiểu câu văn dài của Nguyễn Tuân nhiều khi còn đợc bố trí nh một đoạn văn nh câu văn miêu tả cụ già phơng Đông học tiếng Tây (Đông phơng là Đông phơng Tây phơng là Tây phơng) “Một ngời đứng tuổi, xù xì cái áo bông, ngồi xếp vòng tròn trên sập, bên chiếc văn kỷ, trong một cái buồng bầy những cổ đỉnh, trồng cao chất đống những bức tứ bình viết phú Xích Bích đủ tiền, đủ hậu theo kiểu chữ triện, những cây phất trần bằng lông ngựa trắng, những thanh kiếm bằng tiền đồng lịch triều kết lại, một ngời nh thế, ở trong một gian phòng cổ kính nh vậy mà ngồi đánh vần và chăm chú học tiếng một cứ bô bô lên, thì ai trông thấy và nghe thấy mà khỏi phì cời, nếu ngời ta không cho nh thế là quái đản?” [57; 54]. Câu văn dài đã miêu tả một cách sinh động hài hớc về việc ông Hồ học tiếng Tây, qua đó gây ấn tợng sâu sắc về sự khác biệt giữa văn hoá phơng Đông và phơng Tây.

Khác với Nguyễn Công Hoan, nhà văn thờng dùng những câu văn ngắn kiểu nh: Chửi. Kêu. Đấm . Đá. Thụi. Bịch...Nguyễn Tuân thờng dùng những câu văn dài, dàn trãi. Ta có cảm giác nh ngôn từ của nhà văn quá phong phú, luôn có sẵn và khi viết cảm xúc trào dâng không kìm nén đợc nên phải viết, viết thật dài để thể hiện hết cái tài hoa uyên bác của mình.

Để tạo sự linh hoạt cho câu văn, Nguyễn Tuân còn sử dụng những câu văn dài xen kẽ những câu văn ngắn. Nói về việc uống rợu một cách kì lạ của Bố ô,

Nguyễn Tuân viết “Cô Cốm lom khom rót. Một chén. Bốn năm chén. Mời chén. Ba mơi chén. Chén nào Bố Ô cũng chỉ làm có một hơi. Nhanh và ngon nh kẻ khát đờng vớ đợc nớc suối rừng, vục nón xuống mà múc lấy múc để”(R- ợu bệnh- tr274). Để thể hiện lời van xin của ngời dân khốn khổ đối với quan trên, những câu văn dài đợc đặt cạnh câu ngắn làm cho lời van xin có sức lay

động mạnh “Con khổ lắm. Các quan tha cho con! Ôi mẹ thằng Tỉn đâu, tao khổ lắm! Các quan làm tội tao, thì tao đổ tơng xuống ao đây này!..”(Một vụ bắt rợu lậu- tr32).

Cùng với sử dụng những câu văn dài, câu văn dài xen kẽ câu văn ngắn để tạo nên sự mới mẻ, độc đáo “đứng hẳn một phái riêng” câu văn Nguyễn Tuân còn thể hiện ở lối so sánh lạ và độc đáo. Qua kiểu câu này, nhà văn cũng đã chứng tỏ sự tìm tòi sáng tạo của mình. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Đọc Nguyễn Tuân, nhà tu từ học kiếm đợc nhiều bằng chứng thú vị về những phép so sánh ví von, ẩn dụ, hoán dụ” (Nhà t tởng và phong cách). Đúng nh vậy, đọc truyện ngắn Nguyễn Tuân trớc Cách mạng ta bắt gặp rất nhiều câu có lối so sánh hết sức độc đáo nh “Nớc mùa ma hợp các thứ đồng chiêm lại thành một khối lớn và trên nớc đồng mông quạnh những con thuyền thúng đi về nhiều nh tre rụng lá mùa thu” (Khoa thi cuối cùng-tr182) hay “Ông Đề cặp mắt sáng nh tia lửa, những lúc nheo nheo mí mắt lại, thì không khác gì mắt con vọ lúc ở trên cành cây gạo chú mục nhìn đống thịt chết ở mặt đất” (Một vụ bắt rợu lậu- tr28). Để gây ấn tợng về vẻ bề ngoài của nhân vật nhà văn có những cách liên tởng, so sánh rất độc đáo nh “Trên làn da chân bóng nh đồng đen kia, đã loang lỗ nhiều vết sẹo rất to, cái thì trắng nõn nớc da non đang lên, cái thì đen thẫm màu thịt thối thâm đã lâu ngày” hay “Trên khuôn mặt đen nh cột nhà cháy, nẻ ra hai đờng răng trắng nhởn” (Một đám bất đắc chí- tr139,141). Trong truyện Đới-Roi, Nguyễn Tuân cũng đã có cách so sánh rất lạ và độc đáo “Ông thử roi vào mặt trống, rồi uốn hai đầu xuống; thân roi ỡn ngửa mãi lên nh lúc ngời đàn bà đánh một cái hôn bạo” [282].

Những câu văn giàu sự liên tởng, so sánh không những đợc nhà văn thể hiện trong các truyện ngắn mà cả trong những tuỳ bút và kí. Trong tuỳ bút “Ngời lái đò sông Đà”, nói đến sông Đà Nguyễn Tuân đã có nhiều cách liên t- ởng, so sánh để nói lên vẻ đẹp vừa trữ tình vừa hung bạo của dòng sông nh:

“Sông Đà tuôn dài nh áng tóc trữ tình”.

“Mùa thu nớc sông Đà lừ đừ chín đỏ nh da mặt một ngời bầm đi vì rợu”. “Nớc ở đây thở và kêu nh cửa cống cái bị sặc”.

Thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ của Nguyễn Tuân còn đợc thể hiện là ông luôn tìm tòi và thể hiện một lối diễn đạt lạ, mới mẻ. Một mặt do ghét sự nhàm chán, sự lặp đi lặp lại cái cũ, mặt khác do nhu cầu của sáng tạo nên nhà văn đã tạo ra đợc một lối diễn đạt rất riêng chẳng hạn nh trong trạng thái mệt mỏi, nhìn thấy mấy con muỗi trong không gian Nguyễn Tuân viết “Nguyễn băn

khoăn, nằm mở mắt thao láo, đem cái nhỡn tuyến mệt mỏi của mình ra mà đuổi theo mấy cặp muỗi ngày đang vi vu yêu nhau qua một vùng không gian” (Có một ngời không muốn ốm nữa -tr210). Hoặc chỉ màu sắc của cái cầu vồng ở chân trời ông viết “Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt” (Khoa thi cuối cùng- Tr185). Cũng sự việc, sự vật nh thế nhng qua ngôn ngữ của Nguyễn Tuân có sức thu hút, hấp dẫn. Và chính điều đó đã làm nên một cách diễn đạt rất lạ và mới mẻ. Trong

Hơng cuội, Nguyễn Tuân viết “Cụ Kép đã đãi đứa cháu ngây thơ một nụ cời rất độ lợng”. Nếu bình thờng ta nói cụ Kép nở một nụ cười rất độ lợng với đứa cháu nhng nhà văn lại dùng những từ “lệch chuẩn” so với ngôn ngữ thông th- ờng (Từ “đãi” chỉ dùng trong cách nói chiêu đãi một món ăn hay đồ uống) nh- ng Nguyễn Tuân lại sử dụng từ “đãi” trong hoàn cảnh nh vậy đã tạo nên một lối diễn đạt mới mẻ cho câu văn.

Bằng việc sáng tạo những từ ngữ độc đáo, Nguyễn Tuân đã tạo nên một sự diễn đạt rất mới, rất lạ cho câu văn. Chính sự tìm tòi trong cách diễn đạt làm cho câu văn Nguyễn Tuân luôn mới mẻ, tránh sự nhàm chán cho ngời đọc.

Nh vậy thủ pháp “lạ hoá” ngôn từ của Nguyễn Tuân đợc thể hiện trong cách dùng từ, đặt câu và trong cách diễn đạt hành văn. Trong cách dùng từ, nhà văn luôn chứng tỏ khả năng sáng tạo những từ mới mẻ, độc đáo. Trong cách tạo câu, ông luôn “gia công” bằng những câu văn có kết cấu đa dạng, linh hoạt tạo nên những cách diễn đạt khác lạ, mới mẻ thể hiện tính tài hoa, uyên bác và tính sáng tạo cao. Chính những điều đó, ông xứng đáng là “Bậc thầy tiếng Việt” là “Nhà nghệ sĩ ngôn từ đa cái đẹp thăng hoa”.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 94 - 99)