Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 80 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

3.3.2.1. Giọng điệu khinh bạc, lạnh lùng

Là một nghệ sĩ tài hoa, ngông nghênh, sống rộng rãi và rất khinh bạc với cuộc đời. Vì vậy, Nguyễn Tuân không bao giờ chịu gò bó vào một khuôn khổ nào “Con ngời ấy rất có ý thức về khả năng của mình và luôn khát khao đợc sống một cuộc đời thật đầy đủ. Nhng trong xã hội cũ, một con ngời nh thế không thể tìm đợc chỗ đặt chân. Thành ra, ông phải sống héo hắt, chật hẹp rồi đâm ra khinh bạc với đời” [4; 54]. Để phản ứng lại cái xã hội đầy sự tù túng, bế tắc Nguyễn Tuân đã tìm về quá khứ sống với những vẻ đẹp “vang bóng một thời”, hoặc buông thả mình trong những chuyến đi vô định, trong bê tha trụy lạc, thậm chí hớng vào một thế giới siêu nhiên, huyền ảo để chơi ngông, để phô diễn cái tài hoa của mình. Cái “tôi” tù túng bế tắc đó đã “quậy”, đã “phá” một cách ngang tàng để mong đợc khẳng định mình giữa cuộc đời. Tất cả

những phản ứng đó là cơ sở để nảy sinh chất khinh bạc trong những sáng tác của Nguyễn Tuân trớc Cách mạng.

Đọc truyện ngắn Chữ ngời tử tù ta bắt gặp hình ảnh ông Huấn Cao dù thất thế nhng vẫn rất hiên ngang. Vẫn chứng tỏ mình là một trang anh hùng dũng liệt. Bớc vào nhà lao, đối mặt với cái chết nhng Huấn Cao vẫn tỏ ra khinh bạc trớc cờng quyền của xã hội thực dân. Ông coi thờng và khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị. Vì vậy ông Huấn đã khẳng khái sĩ nhục viên quản ngục. Khi quản ngục nhã nhặn hỏi Huấn Cao có cần gì để chu tất thờm, Huấn Cao đã cố ý nói những câu tỏ ra khinh bạc “Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngơi đừng có đặt chân vào đây” [57; 134]. Dới con mắt của Huấn Cao, những kẻ nh viên quản ngục chỉ là một lũ “tiểu nhân thị oai”. Vì vậy, từ lời nói đến cử chỉ, hành động đã thể hiện một sự một sự khinh bỉ tột độ của Huấn Cao đối với những kẻ thừa hành cái cờng quyền của xã hội thực dân. Chính điều đó càng làm tăng thêm vẻ đẹp và khí phách của Huấn Cao.

Chất khinh bạc còn đợc thể hiện rõ trong các truyện tự truyện của Nguyễn Tuân. Vốn là ngời ý thức rất cao tài năng cá nhân, đề cao cá tính nên Nguyễn không thể dung nạp nổi những kẻ bất tài, dốt nát. Với những đối tợng này, ông vừa thể hiện sự khinh bạc vừa châm biếm, dè bỉu và mỉa mai hết lời. Trong

Đôi tri kỉ gợng nhà văn đã xây dựng nhân vật Mợi - ngời mà theo Nguyễn tài năng đợc ví nh một bó đuốc. Mợi và Nguyễn là hai ngời cùng rời quê ra Hà Nội để lập nghiệp và họ cho rằng muốn lập thân lẫn danh cho đợc thì phải sống ở một thành phố nào có những ánh sánh chói lọi lên. Mợi cũng ôm mộng văn chơng nhng theo Nguyễn văn thơ của Mợi là thứ văn thơ rất kệch cỡm “Mợi lại làm thơ nữa. Con ngời nh thế mà cũng biết thiên hạ in thơ mình thì có gan dạ không? Đọc tập thơ Mợi, Nguyễn đã lấy làm khó chịu quá. Chàng phán xuống một câu:

-“Thơ gì mà cục gạch thế này?”” [57; 393].

Dờng nh khi chạm đến những gì tầm thờng, những con ngời nhạt nhẽo, bất tài là Nguyễn Tuân lại không chịu nổi. Những lúc ấy giọng điệu khinh bạc của ông có dịp tung hoành. Ông ném vào đó tất cả sự phẫn nộ, khinh bỉ, dè bỉu bằng một lối nói trào lộng đầy chất khinh bạc, lạnh lùng.

Hầu nh trong tất cả các truyện tự truyện, chúng ta đều thấy cái “tôi” Nguyễn Tuân hiện lên với giọng khinh bạc đầy chất “gây sự”, bất cần và ngông ngạo. Là một nhà văn luôn trân trọng và chắt chiu cái đẹp trong nghệ

thuật và trong cuộc sống. Từ góc độ cái đẹp, Nguyễn Tuân phát hiện một cách sắc sảo những nét phản thẩm mĩ, những mặt xấu xa, nhân cách đê hạ của bọn ngời hãnh tiến phàm tục, cậy có tiền đã ngồi xổm lên cái đẹp, lên nghệ thuật. Viết về những đối tợng này, giọng khinh bạc của Nguyễn Tuân đợc thể hiện rất sâu sắc.

Trong truyện Xác Ngọc Lam, Nguyễn Tuân đã khinh bạc vô cùng cái hạng ngời bất lơng, hám danh lợi là ông Huyện Khoẻ. Trớc cái chết của cô Dó - biểu tợng của cái đẹp “Ông Huyện Khoẻ đã ôm lấy xác cô Dó vui reo ồn ào:

- Trời, té ra là ngọc thạch. Thuý ngọc, ông Chiêu ạ. Một khối ngọc toàn bích. Việc gì mà ông buồn khóc. Thì ra trớc kia nó là thứ ngọc biết nói. Mất ng- ời nhng chúng ta còn lạnh vẹn một phiếm ngọc ví bán đi thì thu về đợc cơ man là tiền bạc” [57; 265]. Lời nói của ông Huyện khoẻ đã phơi bày cái vô cảm, tuyệt tình, sự tính toán con buôn. Nguyễn Tuân đã để ông Chiêu Hiện chửi “Nhớp đến thế là cùng... một ngời đã vô sở bất chí đến nh thế thì còn cái gì ở thế gian này mà hắn không làm đến. Có khi rồi, nếu không sớm liệu, thì ông ta sẽ bán đến cả mình nữa [57; 265]

Viết về các đối tợng quan lại tay sai và bọn thực dân xâm lợc, Nguyễn Tuân còn thể hiện giọng vừa khinh bạc vừa lạnh lùng. Trong một lần đề cập đến nghề viết của mình Nguyễn Tuân cho rằng “có hai lối viết, tôi gọi là lối nóng và lối lạnh. Cũng nh tạng ngời, có tạng hàn, tạng nhiệt. Tôi thích lối viết lạnh”. Lối viết lạnh ấy đợc thể hiện trong truyện ngắn “Bữa rợu máu”. Nguyễn Tuân đã đa ngời đọc đến với một thứ nghệ thuật kỳ bí, ma quái, nghệ thuật “chém treo ngành”. Để thực hiện lệnh xử trảm mời hai tử tù cho “sắc tay”, Bát Lê đợc quan đổng lý cho luyện nghề ở vờn chuối. Mấy trăm cây chuối bị chém vô tội đã ngã gục dới bàn tay “Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc...xông xáo trong vờn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vật trớc khi chém vào cổ mời hai tử tù” [57; 77]. Đó là tập chém. Tại pháp trờng, Bát Lê mặc áo dài trắng, một dải dây lng điều thắt chẽn ngang bụng, khai đao hành quyết nh một vũ công “Một tiếng loa. Một tiếng trống. Ba tiếng chiêng. Dứt mỗi hồi chiêng mớm, thì một tấm linh hồn lìa khỏi một thể xác...Viên Công sứ Pháp chăm chú nhìn Bát Lê múa lợn giữa hai hàng tử tù và múa hát đến đâu thì những đầu tội nhân bị quỳ kia chẻ gục đến đấy. Những tia máu phun lên kêu phì phì, vọt cao lên nền trời chiều. Mà trên áng cỏ hoen ố, không một chiếc thủ cấp nào rụng xuống” [57; 81]. Đoạn văn này

đợc viết bằng bút pháp lạnh gần nh tuyệt đối. Thái độ ngời viết không để lại dấu vết trên bề mặt câu chữ. Phải chăng Nguyễn Tuân chỉ quan tâm đến cái tài “chém treo ngành” rất ngọt và sắc của Bát Lê. Mời hai tội nhân kia họ là những ngời yêu nớc vì chống lại chính quyền thực dân phải lĩnh án tử hình nh- ng dới ngòi bút Nguyễn Tuân những tình cảm ấy đã bị xoá đi bởi một lối viết lạnh, hoàn toàn vô cảm, ngôn ngữ Nguyễn Tuân lạnh lùng nh một nhát dao, không có một chút bàng hoàng, căm ghét, không một chút tình đồng loại nào.

Nh vậy, những biểu hiện của giọng điệu khinh bạc, lạnh lùng trong văn Nguyễn Tuân là sản phẩm của một quan niệm nghệ thuật đề cao cái đẹp, đề cao ý thức cái tôi cá nhân cá thể. Cái ý thức về cái tôi cá nhân ấy bị đẩy đến cực đoan đã tạo ra lòng tự phụ khinh bạc. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng ta cắt nghĩa giọng điệu khinh bạc, lạnh lùng trong truyện ngắn Nguyễn Tuân trớc Cách mạng tháng Tám.

3.3.2.2. Giọng điệu thán phục, luyến tiếc

Là một trí thức tài hoa, có tinh thần dân tộc, yêu văn hoá dân tộc, yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, nhng sống trong một xã hội “ôí a ba phèng” đâu dễ tìm đợc cái đẹp trong cuộc đời thực tại. Nhà văn đã đi tìm cái tài hoa, cái đẹp trong quá khứ, say sa tỉa tót, tô đậm thêm cái nét xa đã mờ nhạt, nét vẽ của những ngày đã qua, một thời đã tàn, bằng việc ca ngợi những thứ chơi tao nhã, lịch lãm nh uống trà, chơi hoa, đánh thơ, thả thơ... Những thú chơi ấy đợc tỉa tót một cách cầu kỳ nh một thứ lễ nghi, một thứ đạo. Có thể nói, Vang bóng một thời đã làm sống lại nét đẹp xa của một thời phong kiến suy tàn, thời của những ông Nghè, Ông Cử, ông Kép...sống đặt mình trên cõi phàm tục, biết h- ởng thụ nhấm nháp những thú chơi phong lu cầu kỳ. Tất cả những câu chuyện cũ, những lối sống của những con ngời tài hoa, tài tử của dĩ vãng đợc Nguyễn Tuân làm sống lại bằng một tình cảm đặc biệt trân trọng, thán phục và đầy luyến tiếc.

Hớng về vẻ đẹp “vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân vừa bộc lộ sự luyến tiếc về những vẻ đẹp một thời của cha ông đồng thời bầy tỏ sự thán phục đối với những nhà Nho mà cuộc đời đã “xế bóng” nhng vẫn giữ “thiên lơng” bằng những thú tiêu dao lành mạnh. Đó là cụ ấm (Chén trà trong sơng sớm). Câu chuyện uống trà của cụ ấm đợc miêu tả tỉ mỉ, nó giống nh là một đạo sống, cầu kỳ, nhịp nhàng đầy nghi lễ thiêng liêng. Mặc dù mỗi buổi sớm, cụ ấm chỉ uống hai chén trà nhng cụ đã dành vào đấy tất cả công phu, sự tỉ mỉ từ cách dóm bếp, đun nớc, pha trà đến cách chọn giờ uống trà. Công việc đầu tiên của

cụ là bày ra đấy nào là khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hoả lò đất rồi “cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm...thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình nh cố tìm chút gợn trên đất nung” [57; 148]. Tất cả những nghi lễ trên cụ ấm gọi là công việc vụn vặt hàng ngày. Mỗi câu văn Nguyễn Tuân viết ra đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc, sự nâng niu trân trọng cái thú uống trà của ngời xa. Có thể thấy cách pha trà, thởng thức trà một cách cầu kỳ, đầy nghi lễ của cụ

ấm là một thú tiêu dao lành mạnh. Ca ngợi cách uống trà của cụ ấm cũng chính là Nguyễn Tuân bầy tỏ sự thán phục, lòng luyến tiếc về một thú uống trà lịch lãm của ngời xa nhng trong xã hội “xô bồ” này nét đẹp ấy chỉ còn là “vang bóng” mà thôi.

Cùng viết về uống trà đẹp. Đến với cụ Sáu (Những chiếc ấm đất) ta đợc hiểu sâu sắc hơn về cái thú uống trà tàu thanh đạm này. Cụ Sáu là ngời cả đời chỉ đam mê uống trà tàu, đam mê nhiều khi đến lầm lỗi. Danh và lợi cụ không màng, phá gần hết cơ nghiệp của cha ông để lại cũng chỉ vì uống trà tàu. Đam mê và sành sỏi việc uống trà tàu nờn cụ Sáu rất khoái trí khi nghe ngời khách kể về ngời ăn mày sành uống trà, kẻ ăn mày chỉ chọn những nhà giàu để xin uống trà. Câu chuyện về ngời ăn mày lịch lãm, sành sỏi việc uống trà đã để lại trong cụ Sáu niềm nuối tiếc “Giá lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thởng thức trà ngon” [57; 88]. Và ngời khách cũng không ngờ đợc rằng, một ngời xem “phú quý nhỡn tiền không bằng một ấm trà tàu” bây giờ sa sút lắm. Một con ngời quen sống phong lu, phóng khoáng bây giờ sống trong cảnh túng quẫn. Câu chuyện về cụ Sáu là một hoài niệm về quá vãng, gieo vào lòng ngời đọc một nỗi buồn man mát, một niềm luyến tiếc khôn nguôi về một sự tàn lụi của cái đẹp của một điệu sống thanh cao một thời.

Giọng điệu thán phục đầy sự ngỡng mộ còn đợc thể hiện khi Nguyễn Tuân viết về những con ngời lãng tử, giang hồ sống một cách phóng khoáng. Có lẽ vốn là ngời đam mê “xê dịch”, đã từng đặt chân khắp mọi miền đất nớc nên đã giúp cho Nguyễn Tuân có sự hiểu biết về những con ngời lãng tử trong đời. Nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhân vật bằng những cuộc phiêu bạt nay đây mai đó, những con ngời ấy đã tìm thấy niềm vui của cuộc đời trong những chuyến đi. Đó là ông Cử Hai (Đèn đêm thu) - một ngời có tâm hồn lãng tử. Ông sống cuộc đời mình nh ngời ta chơi vậy. Ngời ấy thực là không có lấy một phút trịnh trọng đối nhân sinh. “ụng ta sinh ra để mà đùa với cuộc sống và

bắt đầu từ việc đem ngay cái tài hoa của mình ra mà đùa nhả với sự nghiệp thân thế mình” [57; 156]. Ông Cử làm nghề dạy học nhng không cần học trò hoặc phụ huynh đối xử hậu hay bạc. Niềm vui của ông Cử Hai là làm cái đèn xẻ rãnh vào dịp Trung thu về. Nguyễn Tuân đã sung sớng biết bao khi trong xã hội vẫn còn một ông Cử Hai coi công danh phú quý nh áng phù vân đã để hết tâm cho lối sống tài tử của mình. Đó còn là cặp vợ chồng lãng tử Phó Sứ - Mộng Liên (Đánh thơ) đã lê bớc chân khắp một dải Trung kỳ để làm nghề đánh thơ. Niềm vui của họ là đợc tha lê cái túi thơ khắp nơi “mỗi tuần trăng, cặp tài tử ấy ở một tỉnh” để lại cho ngời đánh thơ bao nuối tiếc, hẹn hò, khâm phục tài thả thơ của họ.

Dành nhiều tình cảm thán phục và đồng cảm với một lớp ngời nh ông Cử Hai, cụ Nghè... Nguyễn Tuân đã tìm thấy ở lớp ngời này cái đẹp của những tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, tài hoa. Và có lẽ hớng về thời quá vãng ấy, Nguyễn Tuân mới tìm thấy sự an ủi cho tâm hồn, bởi những ngời ông miêu tả ấy không hề có trong cuộc đời thực tại. Vì vậy, vọng về quá khứ, hớng về vẻ đẹp xưa giọng văn Nguyễn Tuân ngoài thể hiện sự thán phục còn thể hiện niềm luyến tiếc không nguôi về những cái đẹp đã qua không bao giờ quay trở lại.

3.3.2.3. Giọng điệu ngậm ngùi, buồn tủi

Là một ngời nghệ sĩ tài hoa, đa cảm Nguyễn Tuân thật sự đau xót trớc cái đẹp, cái tài hoa trong cuộc đời bị vùi dập hoặc phải chuốc lấy những oan khiên. Vì vậy khi viết về những cái đẹp, những giá trị đẹp bị lụi tàn giọng văn Nguyễn Tuân không khỏi ngậm ngùi, buồn tủi...

Tuý lan trang (Vờn Xuân Lan tạ chủ) vốn là một “huê viên” xinh đẹp, thơ mộng gắn với đạo sống thanh cao của quan án Trần, cô chiêu Tần, cậu ấm Hai. Tiếc thay sống vào thời loạn, cái phú quý và cái sắc đẹp nhiều khi lại là mầm vạ lớn. Tuý lan trang bị đốt, ngời không còn, lan tạ theo chủ “từ khi lan vắng chủ, từ khi hoa không ngời nâng giấc, giống cỏ quý kia quyết tạ theo tri kỉ, thề không ở lại với thế gian...cây cỏ nơi Tuý lan trang đều một loạt ủ rũ nh để tang cho ngời thiên cổ”. Giai nhân, ngời tài tử mất đi, thuật cất “rợu khê” ở Vĩnh Trị cũng thất truyền. Tuý lan trang “chỉ còn là chỗ đi về của đám mục đồng. Tụi trẻ kia đã không biết kính trọng cái âm phần của giống Tuý lan khi yên giấc sau lúc tạ chủ, cho trâu bò giẫm nát cả mồ hoa!” [57; 12]. Thảm cảnh của Tuý lan trang gieo vào lòng ngời đọc bao nỗi ngậm ngùi xót xa về sự mong manh của số phận ngời tài tử của thân phận cái đẹp trong thời loạn.

Cũng nói về sự mong manh của số phận ngời tài tử, trong Đới Roi nhà văn không khỏi ngậm ngùi, buồn tủi cho cuộc đời của cậu ấm Đái (tức Đới-Roi). Tài tình nổi tiếng một thời, bây giờ “sống bằng nghề chuốt roi chầu và vót gọng ô nan hoa xe đạp làm tiêm bán cho các tiệm” [57; 280]. Nhìn vẻ tàn tạ của ngời trai tài tình nổi tiếng một thời ông khách không khỏi xót xa “ngậm

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 80 - 89)