Tài “Yêu ngôn”

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 40 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.tài “Yêu ngôn”

2.2.2.1. Nhân vật là những hồn ma hoặc nửa ngời, nửa ma

Xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 -1945 đầy biến động dới ách thống trị của bọn đế quốc và phong kiến tay sai với những tên Tây Đoan, Công sứ...đã làm

nên một hiện thực đen tối của xã hội thực dân phong kiến. Sống trong buổi Tây - Tàu nhố nhăng ấy, Nguyễn Tuân không tìm thấy đợc niềm tin của hiện tại. Cũng giống nh lớp văn sĩ cùng thời, nhà văn đã tìm cho mình một hớng “thoát ly” riêng, ngoài tìm về quá khứ, nhấm nháp những vẻ đẹp “vang bóng một thời” ông còn thoát ly vào không gian, vào những chuyến “xê dịch” không định. Đặc biệt, ông đã đi vào một loạt truyện thần kỳ quái đản, thả t t- ởng của mình vào cõi âm, vào những chuyện ma quái, ly kỳ để tránh xa cuộc sống trần gian, cuộc đời phàm tục. Với bảy truyện : Khoa thi cuối cùng, Trên đỉnh non Tản, Đới- Roi, Loạn âm, Rợu bệnh, Lửa nến trong tranh, Xác Ngọc Lam đã làm nên một đề tài về Yêu ngôn với sức hấp dẫn kỳ lạ từ cách xây dựng nhân vật, dựng cảnh, tình tiết và cái không khí ma quái của truyện.

Sinh thời Nguyễn Tuân rất mê Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh nhng có một điều là “Nguyễn Tuân đọc, thích và phục Bồ Tùng Linh nhng ông không chịu ảnh hởng của chất “Liêu Trai” hiện thực của Bồ Tùng Linh. Yêu ngôn có những nét gần với chất huyền ảo trong dòng tiểu thuyết huyền ảo Châu Mĩ la tinh ra đời sau chiến tranh thế giới hai. Chỗ Nguyễn Tuân gặp các nhà văn Châu Mĩ la tinh sau này là cả hai đều đi từ những nét đặc thù trong văn hoá dân gian để h cấu nên những tác phẩm pha trộn mộng - thực, mộng - ma thành một thế giới âm - dơng không ngăn cách. Thế giới của Bồ Tùng Linh là một thế giới hiện thực không huyền ảo mà âm dơng chia cách: ma là ma, ngời là ngời” [20;25]. Có lẽ vì thế mà Yêu ngôn đã có những nét biến ảo, hiện đại hơn. Đi vào Yêu ngôn, ngời đọc sẽ bắt gặp hết việc ly kỳ, quái đản này đến việc ly kỳ, quái đản khác. Mỗi câu chuyện đều thể hiện cái mới, cái hấp dẫn riêng. Đó chính là tài hoa của Nguyễn Tuân.

Viết Yêu ngôn, sự thành công lớn nhất của ông là nhà văn xây dựng nhân vật là những hồn ma hoặc nửa ngời, nửa ma. Trong bảy truỵên Yêu ngôn thì có sáu truyện nhân vật là những hồn ma hoặc nửa ngời, nửa ma.

Trong Khoa thi cuối cùng, Nguyễn Tuân đã xây dựng hình ảnh hồn ma hiện về báo oán. Cha hai ông Đầu Xứ - cụ Huấn trớc kia đã phạm vào một việc thất đức, cụ đã mang lấy trách nhiệm tinh thần về cái chết của một nàng hầu nổi tiếng một thời. Nàng hầu chết oan ức đã hiện về báo oán giữa trờng thi. Khi ông Đầu Xứ Em bớc vào trờng thi thì “Một ngời đàn bà trẻ, xoã tóc, ẵm con, hiện lên dới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy tay không

cho viết quyển nữa. Gào khóc chán, ngời đàn bà ấy lấy mớ tóc xoã quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên. Lại cời sằng sặc, lấy nghiên mực hắt vào quyển của ông. Lần ấy ông xin đổi quyển đến hai ba lần. Vẫn ngời đàn bà ấy quấy nhiễu không tha để quyển ông cứ tỳ ố mãi” [57; 186]. Biết là có oan hồn hiện lên cố phá không cho mình mở mặt với thiên hạ nên kỳ thi sau ông không tham gia nữa. Khoa thi cuối cùng năm sau, ông Đầu Xứ Em vừa vào trờng thi thì hồn ma cũng lại hiện lên quấy nhiễu “Hễ cứ động ngòi bút lên mặt quyển là ông Đầu Xứ Em lại thấy đau bụng” rồi “bỗng sẫm hẳn lại thành một mớ tóc xoã u hiển đóng khung lấy một khuôn mặt ngời” lại “Cơn đau bụng nổi lên dữ dội. Ông gục xuống tráp, thiếp dần” [57; 197,198]. Hồn ma ấy đã quyết trả thù, không cho hai anh em ông Đầu Xứ mở mày mở mặt với thiên hạ. Hồn ma đã từng ốp vào cô đồng nói “Nó còn đi thi, cô còn báo mãi. Các ngời hỏi cô muốn gì ấy à! Cô muốn, cô muốn nó phạm huý, cho nó bị tội cả nhà kia” [57; 187]. Nguyễn Tuân đã xây dựng một câu chuyện ân oán rạch ròi. Ngời đàn bà trẻ đẹp ấy đã phải chết oan uổng, hồn ma quyết báo oán, quyết trả thù những ân oán mà nàng phải gánh chịu.

Đới - Roi lại là câu chuyện về hồn ma cậu ấm Đái (Tức cậu Đới). Vốn là ngời tài hoa nổi tiếng một thời, khi thất thế phải làm nghề chuốt roi chầu và vót gọng ô nan hoa xe đạp. Không chịu nhận tình thơng bố thí của một đào n- ơng cậu Đới đã tự tử và trở thành một ông mảnh rất thiêng “thờng hiện ra để quấy những nhà chủ cô đào ở Khâm Thiên dám vô lễ với vong hồn mình vẫn oán kết gần quanh kỹ viện. Nhiều nhà hát, những đêm không có khách, đã khoá trái cửa gác rồi mà vẫn cứ nghe thấy có tiếng đánh trống trên đầu. Cúng thì hết” [57; 284]. Trong truyện Loạn âm ta lại bắt gặp một cảnh tợng hết sức ma quái, hãi hùng. Cũng là hồn ma hiện về nhng không phải là hồn ma hiện về báo oán hoặc quấy nhiễu ngời sống mà là hồn ma hiện về để trả nghĩa. Hồn ma là vị Quan Ôn, vốn là ngời có t chất thông minh, lại thêm có sĩ hạnh nhng không may chết trẻ, vẫn luôn canh cánh bên lòng cái ân của thầy dạy cũ. Vị quan ấy giờ làm quan to dới âm phủ. Nhân về làng ông Kinh Lịch (Con thầy giáo cũ và cũng là ngời thế huynh một thời chung đèn sách) nghĩ đến tình nghĩa cũ, giữa đêm hôm khuya khoắt vị Quan Ôn ấy đã hiện vào nhà ông Kinh đa danh sách những ngời mà ông định bắt về âm xem có ai là chỗ thân cận của ông Kinh để vị quan tha và tặng ông Kinh món quà quý. Có thể nói, phải là ngời có trí tởng tợng phong phú, óc quan sát tinh tế, một vốn tri thức uyên thâm, sâu rộng thì nhà văn mới dựng nên đợc những câu chuyện hết sức ly kỳ

nh vậy. Chuyện về những hồn ma trong truyền thống truyện kỳ ảo xa nay không hiếm, nhng hồn ma của Yêu ngôn mang một dáng vẻ riêng, rất độc đáo theo kiểu của Nguyễn Tuân.

Nhân vật Yêu ngôn bên cạnh là những hồn ma chúng ta còn thấy xuất hiện kiểu nhân vật nửa ngời, nửa ma. Cô Dó (Xác Ngọc Lam) là ngời của thế giới đầy bí hiểm. Cô ẩn mình trong gốc Dó thần (Theo cách gọi của ngời thợ bóc Dó). Cảm động trớc tình cảm của chàng trai ngời Kinh đã không quản gian nan lên tận chỗ cỏ cây muôn năm xanh tơi để chí tình cầu đến cái thanh sắc của mình và cô Dó đã phải xuất hiện. Thật diệu kỳ hai con ngời ở hai thế giới khác nhau đã kết nghĩa giao ớc cùng nhau. Cô Dó đã theo cậu Năm về Kinh. Về nhà chồng, cô Dó ẩn mình trong phiếm đá. Đêm đêm cậu Năm làm giấy, cô Dó hát lách mình ra khỏi phiếm đá để hát cho chồng nghe và nghè giấy giúp chồng. Từ ngày có cô Dó về, giấy nhà cậu Năm càng nổi tiếng. Cậu Năm qua đời “Cô Dó đêm đêm ra ngồi ở ven Hồ Tây và ven sông Tô có mấy tháng liền, sự nhớ thơng lại biến thành những khúc hát buồn” [57; 259]. Thơng con cháu nhà chồng cô Dó không về rừng mà ở lại giúp con cháu nhà chồng “đêm đêm cô lại lén hiện ra hà ít hơi mình vào giấy và lấy tay vuốt từng tờ một. Giấy Chu Hồ vì thế mà vẫn giữ đợc vẻ quý mà riêng lũ con cháu nhà cậu Năm thì vẫn không hề biết mảy may về sự hiển linh nhà mình” [57; 260]. Giúp con cháu nhà chồng đợc năm đời cô Dó lu lạc vào tay kẻ phàm tục. Cô Dó vẫn là ngời của một thế giới đầy huyền bí làm ngỡ ngàng biết bao ngời ở cõi trần gian “Trong phiếm đá có tiếng ngời hát thật buồn” rồi “Nửa đêm ấy, cô Dó hiện ra thật, mình vẫn mặc tấm áo chàm nh ngày ở rừng xa, nhng dới gấu đã xé xơ ra” [57; 262]. Và rồi kẻ phàm tục ấy không biết trân trọng đời sống thần bí của cô Dó. Họ đã giết chết cô Dó, cô phải hiện nguyên hình ngời của thế giới huyền bí “có một ngời đàn bà rất xinh bé đang nằm ngủ. Nàng mặc một cái áo lam, xiêm cũng màu lam. Lúc ông Chiêu Hiện nhẹ nhàng ẵm nàng ra đặt lên giờng thì mảnh dới phiếm đá vỡ vẫn còn in khuôn những nét hình một tấm thân ngời nhỏ, nhiều khoảng trũng xuống nh chỗ đựng nớc” [57; 263]. Cô Dó trở thành ngời thiên cổ, ngời của một thế giới ngọc đá muôn năm.

Kế thừa và nối tiếp mô típ truyện truyền kỳ trong văn học trung đại nhng không giống nh Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục. Tác giả của Truyền kỳ mạn lục đã cố công tạo nên một thế giới khác để có thể bù đắp cho nhân vật của mình những thiệt thòi, mất mát, để bên cạnh cái hiện thực trần trụi còn có

thêm cái “kỳ ảo lung linh”, để cho tác phẩm có một kết thúc có hậu theo kiểu cổ tích thì Nguyễn Tuân trong Yêu ngôn cũng những yếu tố hoang đờng, kỳ ảo, cũng những chuyện ma quái nhng nhà văn đề cập nhiều đến mối quan hệ siêu hình giữa sống và chết, về thân phận và cái đẹp để đi đến quan niệm “Tài mệnh tơng đố”. Đó là điều khác biệt giữa Nguyễn Tuân với các nhà văn khác. Và có lẽ vậy mà Yêu ngôn đã trở thành những tác phẩm có sức hấp dẫn và lay động lòng ngời hơn bao giờ hết.

Đến với truyện Trên đỉnh non Tản, ta lại đợc đến với những điều kỳ lạ của đỉnh non Tản. Thần Non Tản đã xuống dơng gian gọi những ngời thợ mộc làng Chàng Thôn lên để tu sữa lại đền. Bằng trí tởng tợng phong phú nhà văn đã đa ngời đọc đi từ sự ly kỳ này đến sự hấp dẫn khác. Đang kể chuyện ở cõi trần với những nỗi lo âu rất ngời của đám thợ mộc, thoắt cái đã lên một cõi tiên với những điều kỳ diệu khiến con ngời cứ “ngà ngà mà say”. Trong thế giới kỳ ảo của Nguyễn Tuân, cái thực, cái ảo, ma và ngời, âm dơng hoà lẫn. Ma chính là ngời, ngời hoá ma mà không biết. Thần thánh cũng ăn ở với ngời, thần thánh cũng là một thứ ma rất đặc biệt “Buổi chiều năm ấy, vào lúc nhá nhem...một ông cụ già râu tóc lông mi trắng xốp nh bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trớc làng Chàng Thôn...và lạ quá, sao ba con chó mực không sủa và lại còn quấn quýt lấy chân ngời lạ”. Ông phó Sần đang chăm chú nhìn thì “tái hẳn mặt đi và sụp xuống đất lạy. Thần Non Tản! Thần Non Tản bèn đỡ ông Sần dậy” [57; 171,172]. Thần tiên đã xuất hiện một cách rất tự nhiên, cái ranh giới giữa ngời và ma, thần thánh và ngời thật mỏng manh. Và đó chính là điều đặc biệt trong thế giới nhân vật của Yêu ngôn.

Qua việc xây dựng kiểu nhân vật đặc biệt là những hồn ma hoặc nửa ngời, nửa ma Nguyễn Tuân đã chứng tỏ đợc sự tài hoa của mình. Qua đó cũng giúp cho chúng ta hiểu hơn về một tâm hồn tinh tế nhng không kém phần “phức tạp” của một phong cách nghệ thuật độc đáo nhng cũng hết sức đặc biệt trong dòng văn học hiện đại Việt Nam.

2.2.2.2. Những sự vật kỳ lạ

Cùng với việc xây dựng nhân vật là những hồn ma hoặc nửa ngời nửa ma, Trong Yêu ngôn còn xuất hiện những sự vật kỳ lạ, những sự vật luôn làm ngời ta phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng. Sự có mặt của các sự vật kỳ lạ, chứng tỏ Nguyễn Tuân luôn cố ý gia công vào cái thần kỳ để gây nên hiệu ứng thẩm mĩ

ở ngời đọc, tạo cho câu chuyện cái không khí ma quái rùng rợn. Một sự vật dù đơn giản nhng khi vào tác phẩm của Nguyễn Tuân bao giờ cũng đợc miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ, thậm chí đợc tô đậm và phóng đại, huống gì là những sự vật kỳ lạ khác đời? Đó chính là nét riêng của Nguyễn Tuân, nét riêng của một bút pháp tỉ mỉ, cặn kẽ trong miêu tả, tái hiện thế giới, sản phẩm của một trí tởng tợng kỳ diệu, óc quan sát tinh tế và một vốn tri thức uyên bác mà không phải ngời nghệ sĩ nào cũng may mắn có đợc. Đó là cái kỳ lạ của viên đá cuội “khi đập ra có một cái nhân nhỏ màu trắng nhờ tiết ra một mùi hơng đợm của quả men rợu ủ trấu. Cái nhân đó vụt biến đi đâu mất. Vỏ cuội đá còn lại đem thả vào bát nớc ma kinh niên, lấy thìa múc uống thấy say ngát vô cùng” [57; 167,168]. Đó còn là sự thần bí của cái lá trúc xe điếu mà Thần Non Tản đã đa cho mỗi ngời thợ một chiếc “Cái lá trúc xe điếu ấy là một con dao găm, một con trúc dao có phép thuật kết quả đời kẻ nào bép xép lỡ mồn tiết lộ đến thiên cơ thần cơ” [57; 170]. Là “Cái tên vàng dùng bắn chim. Bắn cá thì dùng tên bạc. Cứ bắn ra, rồi mũi tên sẽ quay lại, không bao giờ hết tên” (Trên đỉnh non Tản). Đó là món quà quý mà vị Quan Ôn đã đem từ cõi õm để tặng ngời thế huynh ở dơng gian trong Loạn âm “Một cái nghiên bút bằng đá đen và một cái thuỷ trì cắm bút nho cũng bằng đá đen...chẳng cần cho nớc mà lúc nào mài mực cũng đợc, chẳng cần đổ nớc mà lúc nào cắm bút vào, ngòi cũng mềm dẻo” [57; 302]. Là một bức tranh (Lửa nến trong tranh) đợc vẽ theo lối hội hoạ quải ảo “tất cả giá trị huyền ảo của tranh là thu vào ngọn nến. Ngọn nến ấy, nếu cha đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng nh một ngọn nến của cuộc đời thực tại...nếu châm lửa vào đầu nến đó của tranh thì tranh sẽ bừng sáng lên. Và, chỉ có nến cháy thôi, chứ tranh vẫn âm u nguyên vẹn; lửa nến sáng vẫn không làm hại gì đến đời vật chất của tranh” [57; 293,294]. Đó còn là một cái chén gỗ con của một kẻ nghiện rợu có công dụng kị lửa và cái bát sứ xanh rộng miệng mà Bố Ô cất nh một bảo bối (Rợu bệnh). Đó còn là một phiếm đá có tiếng ngời hát, giọng buồn mà “chẻ ra làm hai...thì quỷ thần ôi! Có một ngời đàn bà rất xinh bé đang nằm ngủ” [57; 263].

Nh vậy, sự vật kỳ lạ có mặt hầu hết trong các tác truyện Yêu ngôn. Chính sự xuất hiện của nó đã tăng thêm cái không khí ma quái cho mỗi câu chuyện

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn, với Nguyễn Tuân mỗi sự việc, mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh đều là sự suy ngẫm và trăn trở của nhà văn nên mỗi truyện nhà văn viết ra đều có cái mới mẻ, cái hấp dẫn riêng. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đăng Mạnh lại cho “cái hơn đời” của Nguyễn Tuân hoàn toàn không phải là do đi nhiều mà là trên mỗi bớc đờng đi qua nhà văn đều biết đặt tất cả hồn mình vào cỏ cây sông nớc để tái hiện lên những điều mình tâm huyết trăn trở. Viết Yêu ngôn cũng vậy, để tạo nên một

Yêu ngôn hoàn hảo nhà văn đã phát huy tối đa sức tởng tợng để tạo màu sắc kỳ ảo cho mỗi tác phẩm. Vì vậy, việc lựa chọn những sự việc thần kỳ, quái đản cho mỗi tác phẩm là điều luôn đợc Nguyễn Tuân rất chú trọng khi ông viết về đề tài ma quái này.

Trên đỉnh non Tản là câu chuyện ở cõi tiên với những điều thần bí. Để tăng thêm sự thần kỳ ở một thế giới khác, cõi khác, khác cuộc đời trần tục Nguyễn Tuân đã “pha chế” những việc rất quái đản, lạ lùng nh “Đâu có ông

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 40 - 48)