Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 66)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.1. Khái niệm nhân vật

Nhân vật là yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học, là một phơng tiện để thể hiện nội dung tác phẩm. Sách lý luận văn học tập 2 cho rằng “Nhân vật văn học là nói đến con ngời miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phơng tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên nh Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thuý Kiều, Kim Trọng...Đó là những nhân vật không tên nh thằng bán tơ, một mụ nào đó trong truyện Kiều, những kẻ đa tin lính hầu chạy hiệu trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích thần thoại...” [51].

Nhân vật là yếu tố then chốt của tác phẩm tự sự. Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tợng. Chức năng của nhân vật là tái hiện đợc cuộc sống “muôn hình vạn trạng” không có nhân vật nhà văn không thể khái quát đợc quy luật cuộc sống. Một tác phẩm có thể không có cốt truyện nhng nhân vật thì không thể không có, dù đó là truyện ý tởng hay truyện tâm tình. Mỗi tác phẩm có một loại hình nhân vật khác nhau, có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật loại hình, nhân vật lý tởng. Các nhân vật có những tầng lớp, giai cấp khác nhau, cũng có nhân vật không thuộc tầng lớp giai cấp nào nhng tất cả đều thể hiện nội dung, t tởng của tác giả gửi gắm vào.

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân

3.1.2.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là tất cả những dáng vẻ bên ngoài của nhân vật gồm hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong... Nhà văn có thể khắc hoạ ngoại hình nhân vật thông qua ngôn ngữ ngời kể chuyện và đôi khi gián tiếp thông qua ngôn ngữ một nhân vật nào đó trong tác phẩm.

Phải nói rằng, Nguyễn Tuân không đi sâu miêu tả từng đờng nét về ngoại hình nhân vật mà chỉ bằng vài chi tiết, chân dung nhân vật đợc hiện lên một cách cụ thể, sinh động để lại những ấn tợng sâu sắc.

Thành công lớn nhất trong miêu tả ngoại hình nhân vật là Nguyễn Tuân đã xây dựng ngoại hình của nhân vật Nho sĩ cuối mùa. Đó là cụ Kép (Hơng cuội) hiện lên “trong cái vờn cây nhỏ, trong đám cỏ xanh rờn, những buổi sớm tinh

mơ và những buổi chiều tàn nắng, ngời ta thờng thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh” [57; 121]. Qua cách miêu tả cụ Kép ta thấy cụ già này mang phong thái và cốt cách của một nhà Nho đã xế chiều, sống giản dị bằng việc “nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà Nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”. Trong “Chén trà trong sơng sớm” ta thấy hiện lên chân dung của một nhà Nho đã thoát khỏi chốn quan trờng đang chiêm nghiệm, quan sát hiện thực với sự phát hiện nhạy bén tinh vi “sau màn khói, ẩn hiện một ông già chống mạnh bên gối xếp, cặp mắt lim dim nh một nhà s nhập định. Vẻ nghiêm trang lặng thinh của ông già muốn làm ngừng cả áng khói trắng biến động đang trôi trong không khí gian nhà gạch” [57; 147]. Hay nh ngoại hình của cụ Hồ Viễn (Ngôi mả cũ) lại đợc Nguyễn Tuân miêu tả gián tiếp qua lời nhân vật khác “không hiểu ông cụ Hồ để móng tay làm gì mà dài đến thế. Móng tay út lá lan của cụ uốn vào hai vòng nh râu rồng” [57; 112]. Đó là dáng vẻ của một Nho sĩ cuối mùa chăm chút, cầu kỳ từ cách ăn, thứ uống đến kiểu để móng tay. Qua miêu tả ngoại hình cụ Hồ Viễn, tác giả cho thấy một con ngời tài hoa, một nhà Nho tuy “thất thế” trước thời cuộc nhng vẫn quen thói phong lu, kiểu cách.

Cùng với miêu tả ngoại hình nhân vật Nho sĩ cuối mùa trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân ta còn bắt gặp ngoại hình, chân dung của những ngời phụ nữ. Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đài các của cô chiêu Tần (Vờn Xuân Lan tạ chủ) đ- ợc miêu tả “Một ngời con gái mà cái dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài trang, tóc búi cánh phợng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành một cái ý nghĩ chan chứa màu thơ” [57; 8]. Hoặc để miêu tả mái tóc đẹp của bà chủ xe đã làm “say” lòng ngời khách, nhà văn viết “Những sợi tóc đen dài bị gỡ tung điên cuồng vờn theo một chiều gió. Bà tài Vầy đẹp nh một pho tợng “Say với tốc lực” [57; 419].

Để miêu tả ngoại hình ngời đàn bà dâm đãng đội lốt cô đồng trong Giá đồng quan giám sát, Nguyễn Tuân đã quan sát tỉ mỉ để cho nhân vật hiện lên với những hình vẻ khác nhau. Khi nói về ngoại hình xấu xí, thô kệch của bà, tác giả viết “Bà là ngời xấu lắm, khô gầy nh xác mắm. Răng vẩu, mặt rỗ, mũi tẹt trũng xuống, tóc đã ngắn mà lại cứ đòi để mãi cái đuôi gà”. Khi miêu tả vẻ đẹp của bà lúc lên đồng “Bà Chánh lúc lên đồng thì dẻo đẹp ít ai bì...cha thấy

ngời nào hầu bóng có dáng đến nh bà ta. Mời ngón tay bà ta đẹp nh mời cái tháp bút. Cổ chân bà ta tròn. Ngón chân dài và không hở kẽ. Gân bàn chân đầy mà không vớng. Với con ngời kém sắc và kém dòn ấy, hình nh trời ban riêng cho đôi bàn tay và đôi bàn chân ấy để mà lên đồng, để mà múa và nhảy và phô khéo’ [57; 226].

Đó còn là ngoại hình của những vị thần tiên, những hồn ma cũng đợc Nguyễn Tuân miêu tả rất sinh động. Vị Thần Non Tản (Trên đỉnh non Tản) là một cụ già rất đẹp “râu tóc lông mi trắng xốp nh bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trớc làng Chàng Thôn” [57; 171)]. Chỉ vài nét vẽ đã cho ta cảm nhận đợc vẻ đẹp của một vị thần tiên. Miêu tả ngoại hình của những hồn ma nhà văn đã tả rất ấn tợng. Đó là vóc dáng vị Quan Ôn - hồn ma hiện về trong nhà ông Kinh Lịch “Mặt tròn và đen và không râu không ria, đầu đội mũ đuôi cá, chân di hia, mình mặc áo bào màu cánh hạc đỏ - lng và ngực thêu một con dao long đen, dát bạc. Cứ phẩm phục ấy, thực ông Kinh cũng cha thấy có vị quan nào ở triều đình thế gian này nh vậy” [57; 299].

Với việc miêu tả ngoại hình nhân vật của những Nho sĩ cuối mùa, ngoại hình của những ngời phụ nữ, những vị thần tiên, những hồn ma đã chứng tỏ nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Tuân tinh tế, gây ấn tợng cho ngời đọc. Điều đó góp phần làm nên một thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân độc đáo, hấp dẫn.

3.1.2.2. Miêu tả nội tâm, tâm lí nhân vật

Nội tâm là toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm giác hay những phản ánh tâm lý của nhân vật trớc cảnh ngộ hay tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bớc đờng đi của mình.

Tâm lý là phản ánh tâm trạng thái độ của con ngời trớc điều kiện, hoàn cảnh khách quan.

Xây dựng nhân vật, ngoài biệt tài miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Tuân còn chứng tỏ khả năng miêu tả nội tâm nhân vật, tâm lý nhân vật hết sức tinh tế. Hầu nh trong các truyện ngắn của Nguyễn Tuân, nhân vật nào cũng có đời sống tâm hồn rất phong phú, nhà văn đã đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn con ngời để diễn tả tinh tế các cung bậc tâm trạng, những trạng thái trong

tâm hồn con ngời. Vì vậy, nhân vật hiện lên sống động nh ngời trong cuộc sống.

Miêu tả nội tâm nhân vật, Nguyễn Tuân đã diễn tả sinh động tâm trạng, suy nghĩ của lớp nhà Nho cuối mùa. Họ là một lớp ngời mà cuộc đời đã “xế bóng”, đang sống bằng những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về đời về đạo. Vì vậy, nội tâm của các nhân vật này đợc miêu tả và khắc hoạ rất ấn tợng. Đó là cụ Phủ ( Thả thơ). Không còn vớng bận vào việc triều chính quan lại, có thể tạm đợc gọi là đã an phận với chữ “nhàn” rồi nhng trong lòng cụ Phủ luôn nặng trĩu một nỗi buồn, buồn về thời thế, buồn về gia cảnh để rồi biết bao đêm ông già ấy đã thâu canh dài thao thức “Suy ngẫm về cái buồn thấy đời ngắn và ít”. Cuộc đời vô vị và thật tẻ nhạt.

Cùng lối miêu tả đó, ta thấy nội tâm của cụ ấm (Chén trà trong sơng sớm)

cũng mang tính nhất quán của nhân vật nhà Nho cuối mùa “Sau làn khói ẩn hiện một ông già chống nạnh gối xếp cặp mắt lim dim nh một nhà s nhập định”. Đây là một con ngời đã trải đời đang ngồi suy ngẫm về thế thái nhân tình, về hiện thực xó hội mà mình đang sống. Mỗi ngày cụ ấm dậy từ khi trời còn tối đất, sau khi làm xong các “thủ tục” để chuẩn bị cho một ấm trà sớm, cụ ấm ngồi thao thức đếm từng bớc đi của thời gian, những dòng hồi tởng hiện về, để rồi một nỗi buồn tẻ cứ tràn ngập trong tâm hồn của một ông già mà cuộc đời đã xế bóng.

Trong truyện Chữ ngời tử tù, nội tâm nhân vật viên quản ngục cũng đợc miêu tả rất tinh tế. Ngục quan đã suy nghĩ và trăn trở rất nhiều khi có đợc ông Huấn Cao trong tay “Nơi góc án th cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái d- ơng” và những đờng nhăn nheo đã làm lộ rõ “bộ mặt t lự”. Vốn là một viên quản ngục, sống ở môi trờng nhà tù nhơ nhớp nhng ngục quan vẫn một lòng yêu và hớng về cái đẹp. Ngoài những trăn trở, suy nghĩ về con đờng mình đã chọn, đã đi với những day dứt, ân hận, viên quản ngục còn phải bận tâm và suy nghĩ rất nhiều về một nhẽ là làm sao xin đợc chữ của Huấn Cao. Điều khổ nhất với viên quản ngục là có đợc ông Huấn Cao trong tay mình nhng cha có cách nào để ông Huấn hiểu cho nỗi lòng và cái sở nguyện cao quý của mình. Nguyễn Tuân đã miêu tả rất sinh động nội tâm của viên quản ngục với những trăn trở, suy nghĩ và có lẽ viên quản ngục còn phải trăn trở, băn khoăn rất

nhiều vì mình đã chọn nhầm nghề. Đó là nỗi khổ, nỗi đau của những con ngời có tài, có tâm nhng sống trong một xã hội bất công để rồi phải bớc vào con đ- ờng mình không mong muốn.

Không chỉ đối với những Nho sĩ cuối mùa mà bất cứ nhân vật nào nhà văn cũng có thể khắc hoạ đợc nội tâm nhân vật, khám phá thế giới tinh thần bên trong của nhân vật để đồng cảm và chia sẻ, để gửi gắm tâm t tình cảm của mình. Trong truyện Cái cà vát đen, Nguyễn Tuân dờng nh nhập vào nội tâm nhân vật Nguyễn để cho nhân vật tâm sự cùng đám cà vát yêu của mình. Một đám cà vát thật đẹp nhng chính chúng là hình ảnh của một cuộc sống tù túng, vô vị và nhạt nhẽo và Nguyễn cảm thấy chán nản với từng cái cà vát. Ngắm nhìn chúng, “Nguyễn lắng lòng mình” và nhận ra “Nguyễn chán lắm rồi, không thể chán hơn đợc thế này nữa. Chàng đã mất hết cả tin tởng trong cái lối sống riêng biệt mà trớc kia chàng cho là màu nhiệm kỳ thú lắm” [57; 425]. Và Nguyễn đã quyết định phải thay đổi thực đơn cho lòng mình “Nguyễn đã cất hết bấy nhiêu cà vát đẹp vào tủ kín”, khoá chặt kỉ niệm chàng chọn một cái cà vát đen kịt để tự để tang mình.

Đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn con ngời, Nguyễn Tuân còn diễn tả rất tinh tế các trạng thái tâm lý nhân vật. Trong truyện ngắn Một vụ bắt rợu lậu, tâm lý của kẻ tôi tớ trớc quan trên đợc miêu tả khá sinh động. Đầu tiên là chuyện quan Phủ hành hạt qua làng và thầy lý bị quan quở trách. Trớc lời quở trách của quan “Thầy lý run lẩy bẩy, chỉ biết mồm “dạ dạ” đa mãi hai bàn tay chắp lên khỏi ngực...thầy lý càng không dám giữ đầu mình cho thẳng thắn, chỉ biết cúi mặt xuống đất...Thầy lý lúc này thực là một hoá thân của sự sợ hãi. Thầy chỉ biết dạ, dạ mãi” [57; 28]. Hoặc tâm lý của thầy lý nhờ lo lót quan trên mà đợc chân lý trởng cũng đợc miêu tả rất tinh tế. “Thầy lý nhớ rõ ràng rằng thầy đã đợc quan Phủ ban cho thầy cái vinh dự bắc chiếc ghế đẩu ngồi gần quan trong t thất, sau khi quan đã rủ lòng thơng nhận cho cái phong bì “lễ mọn” mà thầy khom khom mình cúi dâng lên bề trên bằng sự thành kính của kẻ biết ơn và tạ đợc ơn...Thầy lý đa tay qua trán, nhắm mắt lại, tởng tợng những phút ấy mà thấy rạo rực cả ngời. Sớng quá, thầy tự hỏi mình rằng cái số phận tầm thờng của một ngời lý trởng đợc hởng những phút nh phút ấy đợc mấy lần trong đời? Thầy so sánh quan Phủ hôm ấy với quan Phủ hôm trớc sao khác hẳn đi? Không lẽ quan nhiều việc đến nỗi quên hẳn là mình đã tạ lễ? Phải, không có thể nh thế đợc. Thầy lại cho rằng hay là mình tạ thiếu. Nhng không, vì hôm đó, quan đã

khen thầy một câu: “Anh lý ngời linh lợi lắm. Anh đa túc số nh thế này, tôi tiêu nó thành đợc món”. Nếu thế thì là nghĩa lí gì? ” [57; 30]. Thầy lý suy nghĩ rất nhiều đâm ra kém ăn, kém ngủ, cáu gắt vợ con. Nỗi lo sợ ám ảnh thầy. Toàn bộ diễn biến tâm lí của thầy lý đợc diễn tả tinh tế, sinh động. Từ nỗi sợ hãi, nỗi lo lắng, sự khúm núm trớc quan trên đã thể hiện nỗi khổ của một chân lý trởng trong xã hội cũ.

Nh vậy, miêu tả nội tâm, tâm lý nhân vật Nguyễn Tuân đã chứng tỏ đợc khả năng nhập thân vào tâm trạng để diễn tả tinh tế, sinh động các cung bậc tâm trạng, các trạng thái tâm lý. Vì vậy nhân vật trong truyện ngắn của ông đã để lại những ấn tợng khó phai mờ trong lòng ngời đọc.

3.1.2.3. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật

Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để nhận thức con ngời và bọc lộ quan niệm của mình về con ngời. Nhng nhân vật hiện lên trong tác phẩm thờng dới dạng những tính cách. Nói đến chức năng khái quát hiện thực trớc hết là nói tới chức năng thể hiện tính cách của nó. Bởi thế, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất cuả của nhà văn khi xây dựng nhân vật là phát hiện tính cách.

Tính cách nhân vật đợc thể hiện trong văn học hết sức phong phú và đa dạng nh bản thân sự đa dạng và phong phú ngoài cuộc sống. Mỗi nhà văn th- ờng có biệt tài riêng khi miêu tả tính cách nhân vật. Nếu nh Vũ Trọng Phụng chú trọng xây dựng những tính cách “vô nghĩa lý” thì Nguyễn Tuân không tập trung miêu tả thuần khiết một loại tính cách nào. Trong thế giới nhân vật của ông có tính cách rất đa dạng. Hầu nh ở tác phẩm nào, nhà văn cũng khắc hoạ nên những nhân vật có tính cách riêng biệt. Thành công lớn nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuõn là chỉ bằng vài nét miêu tả, nhà văn có thể khắc hoạ nên một tính cách, một huyền sử về nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là cụ Hồ Viễn (Ngôi mả cũ) với tính cách cầu kỳ, ngay thẳng và rất trải đời. Cụ đã có một thời oanh liệt, cầm quân trận mạc. Nhng khi thất thế vẫn giữ một lối sinh hoạt rất cầu kỳ “Hai móng tay út lá lan...phải luôn luôn rửa bằng chanh” và “mỗi ngày hai bữa cơm rợu và mỗi phiên chợ lại một bữa thuốc phiện”... Chỉ bằng vài nét vẽ, tác giả đã khắc hoạ nét tính cách của cụ Hồ Viễn. Mặc dù thất thế phải làm thầy địa lý nhng cụ vẫn để lại một “huyền sử”

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Tuân trước năm 1945 (Trang 66)