LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

Pate và Cruz (2005) cố gắng ước lượng bằng nhiều phương pháp khác nhau để nhằm mục đích tìm ra một mô hình chính xác nhất trong việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật của canh tác lúa của nông dân Philippine trong các vùng nghiên cứu. Qua nghiên cứu hai tác giả đã sử dụng hàm giới hạn sản xuất để ước lượng hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012) tác giả đã đo lường hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp MLE (MLE - Maximum Likelihood Estimation) hàm sản xuất biên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật bằng chương trình FRONTIER cho 155 hộ trồng lúa tại ĐBSCL năm 2008 và 2011 để chỉ ra các yếu tố cải thiện hiệu quả kỹ thuật và không hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ. Song song đó, tác giả Mai Văn Nam (1999) cũng sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để phân tích, đánh giá các yếu tố đầu vào bình quân, (lượng giống, lượng phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, ngày công lao động, chi phí tưới tiêu và biến giả phân loại mùa vụ qua các năm) ảnh hưởng đến năng suất lúa như thế nào. Ngoài ra tác giả còn sử dụng hàm giới hạn khả năng sản xuất Frontier được ước lượng bằng phương pháp thích hợp cực đại trên phần mềm LIMDEP để phân tích điểm xuất lượng tối ưu mà tại đó năng suất đạt được cao nhất với chi phí đầu tư canh tác thấp nhất. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Lê Thông (2010) về việc phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến hàm dạng Cobb-Douglas để ước lượng các hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Function) với phần sai số hỗn hợp trong việc đo lường khả năng có thể tăng năng suất và lợi nhuận. Phần sai số do kém hiệu quả trong các mô hình nghiên cứu sẽ được dùng để tính toán mức hiệu quả đạt được của từng nông hộ. Mức kém hiệu quả này được hiểu là tỷ lệ chênh lệch giữa lượng đầu ra thực sự đạt

18

được và lượng đầu ra tối đa có thể đạt được ứng với những mức đầu vào cho trước.

Trong một số hướng nghiên cứu khác về hiệu quả sản xuất, phương pháp tiếp cận bao dữ liệu và hàm biên sản xuất cũng được sử dụng rộng rãi. Watkins và các cộng sự (2013) nghiên cứu về hiệu quả sản xuất lúa ở Ankansas đã sử dụng công cụ phân tích màng bao dữ liệu để tính toán hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh trong việc sử dụng khả thi các yếu tố đầu vào để đạt được sản lượng lúa gạo nhất định. Tương tự, trong bài nghiên cứu về phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông trại lúa ở Ijesha, Nigeria của Tijani (2006), tác giả cũng áp dụng hàm giới hạn sản xuất để đo lường hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trong vùng nghiên cứu để tăng năng suất trong việc tăng các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu khác cũng nói về vấn đề này. Điển hình như tác giả Đỗ Quang Giám (2002) đã định hướng đầu vào thông qua mô hình DEA để xác định hiệu quả kỹ thuật đạt được và lời giải cho việc sử dụng đầu vào cho các nông hộ. Việc sử dụng đầu vào không hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Việc đưa tiếp cận DEA vào đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng nguồn lực là rất có ý nghĩa với người trồng vãi nói riêng và nhiều lĩnh vực khác nói chung. Trong bài nghiên cứu về hiệu quả lúa gạo của các nông hộ ở Việt Nam của Vũ Hoàng Linh (2006), ngoài việc sử dụng phương pháp tiếp cận DEA và hàm giới hạn sản xuất, tác giả cũng sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas dạng log để đo lường hiệu quả sản xuất. Với kết quả nghiên cứu thì đề tài chỉ ra rằng tất cả nông hộ tại Việt Nam đạt hiệu quả kỹ thuật là 0,785, vùng đạt được hiệu quả kỹ thuật cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long, vùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ, tương tự Miền Nam đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong ba vùng Bắc, Trung và Nam của Việt Nam, nông hộ có quy mô lớn đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn nông hộ canh tác với quy mô nhỏ, nông hộ canh tác đa dạng đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn là những nông hộ chỉ trồng lúa. Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng ngoài những biến cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ thì những biến về đặc điểm của nông hộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của nông hộ trong trồng lúa như cỡ hộ, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của nông hộ, độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ. Tác giả cũng đề nghị là nông hộ của Việt Nam có thể tăng yếu tố đầu vào để tăng sản lượng đầu ra.

Trong bài nghiên cứu khác, Thái Thanh Hòa (2009) đã xác định hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên tại tỉnh Kon Tum qua hai bước phân tích. Trước tiên, các chỉ số về hiệu quả chi phí và hiệu quả kỹ thuật được tính toán dựa trên phương pháp bao dữ liệu DEA. Sau đó hồi quy Tobit được sử dụng

19

để xác định các yểu tố có tương quan đến các chỉ số hiệu quả kinh tế (EE) và hiệu quả kỹ thuật (TE). Kết quả cho thấy các hộ sản xuất cao su thiên nhiên có quy mô lớn có hiệu quả sản xuẩt cao hơn những hộ gia đình có quy mô nhỏ. Ngoài việc ước tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật ra, trong bài nghiên cứu của Huỳnh Việt Khải và Mitsuyasu Yabe (2011) còn ước tính hiệu quả phân bổ qua phương pháp hàm biên giới ngẫu nhiên và xác định một số yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Sau đó tính toán phương trình Tobit với các biến phụ thuộc TE, AE, EE và các biến độc lập với các yếu tố quan trọng liên quan đến sản xuất đậu tương và các đặc điểm xã hội của người nông dân. Nghiên cứu này nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và những người có liên quan thông tin nhiều hơn về nông nghiệp và những chính sách nông nghiệp ở Việt Nam.

Đánh giá chung tài liệu tham khảo:

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong việc phân tích hiệu quả sản xuất của một đối tượng nghiên cứu, ngoài phương pháp biên ngẫu nhiên thì có phương pháp sử dụng màng bao dữ liệu (DEA). Tuy nhiên, do phương pháp sử dụng màng bao dữ liệu là một trong những phương pháp ước lượng phi tham số và không cố định trong việc sử dụng công thức tính toán nên phương pháp này dường như trở nên phổ biến hơn trong việc ước lượng và phân tích hiệu quả sản xuất. Từ những bài nghiên cứu trên cho thấy, nhìn chung hiệu quả sản xuất thường được ước lượng thông qua ba loại hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí. Các tác giả thường đánh giá hiệu quả sản xuất thông qua những chỉ số này. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, chỉ số hiệu quả kỹ thuật sẽ có giá trị cao nhất, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí nhận giá trị thấp hơn. Bên cạnh đó nhiều tác giả còn ứng dụng những mô hình khác nhau nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Sau khi tiến hành phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng họ tiến hành đề xuất các giải pháp để cải thiện hay nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông hộ.

Hướng đi của đề tài:

Với nội dung chính của bài nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng khoai, đề tài kế thừa phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tần số, phương pháp phân tích các chỉ số tài chính làm cơ sở cho nghiên cứu phân tích chi phí doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số tài chính của nông hộ sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu. Đồng thời, tác giả so sánh hiệu quả sản xuất giữa nông hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Trong việc sử dụng màng bao dữ liệu DEA để phân tích, tác giả ứng dụng công cụ

20

Meta-Frontier để mở rộng ứng dụng mô hình đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất. Cụ thể trong bài nghiên cứu, sau khi xác định hiệu quả kỹ thuật (TE) bằng màng bao dữ liệu, tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên sản xuất chung của những nông hộ trong cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu. Sau đó, sử dụng tỷ số siêu kỹ thuật bình quân (MTR) để làm cơ sở nhằm so sánh mô hình canh tác nào đạt hiệu quả kỹ thuật hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng hướng tới việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật mà từ đây tác giả tập trung phân tích thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính cũng như tham khảo các biến của các nghiên cứu trên cho việc chọn biến trong mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)