Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 37)

3.1.2.1 Địa hình

Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Bình Tân - Vĩnh Long được bao bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam, sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh, rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ nên huyện có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi

Huyện Bình Tân cũng như tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 270C, độ ẩm trung bình 79,8%. Khu vực huyện Bình Tân trước đây được xem là vùng rốn lũ của huyện Bình Minh cũ. Người dân Bình Tân có tập quán trồng lúa nước, hoa màu. Hàng năm đều bị ngập lũ, lũ từ lâu đã chi phối đời sống và sản xuất của dân nơi đây. So với các vùng khác trong tỉnh thì lũ về đây sớm và nước cũng ngập sâu hơn cả. Vào đầu tháng 8 hàng năm, nước từ sông Hậu và sông Tiền theo các kinh, rạch đổ vào đồng, lũ bắt đầu dâng cao, cao nhất là vào tháng 9, tháng 10, có năm kéo dài đến tháng 11.

25

3.1.2.3 Đất đai

Đất Bình Tân có chất lượng cao, màu mỡ và bậc nhất trong vùng. Đặc biệt huyện có hàng vạn hecta đất phù sa ngọt, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn. Thổ nhưỡng vùng này thuộc loại đất cát pha sét và nhiều phù sa, thích hợp với các loại khoai nên người dân tập trung phát triển, trồng luân canh với cây lúa, vừa tăng thu nhập vừa bồi bổ dinh dưỡng cho đất. Ngày nay, người dân Bình Tân phát triển thêm diện tích, kỹ thuật canh tác và phát triển thêm nhiều giống khoai như khoai lang tím Nhật, khoai lang trắng sữa, khoai vỏ tím ruột vàng và một số giống khácđược thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Bình Tân năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: ha

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013

Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 12.610 79,78 12.598 79,70

Đất phi nông nghiệp 3.191 20,19 3.203 20,26

Đất chưa sử dụng 5,000 0,03 5,000 0,04

Tổng 15.806 100,00 15.806 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2013

Nhìn vào bảng 3.1, ta nhận thấy đất nông nghiệp được sử dụng trong năm 2013 chủ yếu với diện tích 12.598 ha trong tổng số diện tích 15.806 ha chiếm 79,70%, đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.203 ha chiếm khoảng 20,26% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 5 ha chiếm 0,04%. Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 12.598 ha giảm 12 ha so với năm 2012 và đất phi nông nghiệp với diện tích 3.203 ha tăng 12 ha. Đất chưa sử dụng qua hai năm 2012 và 2013 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 5 ha.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 37)