Chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 71 - 73)

Qua phân tích bằng phương pháp màng bao dữ liệu DEA thấy được phần lớn các nông hộ chưa phân phối các nguồn lực hợp lý, các yếu tố đầu vào của nông hộ sử dụng một lượng tương đối nhiều hơn lượng tối ưu. Bảng 4.15 thể hiện lượng đầu vào đề xuất để các nông hộ phân phối lại các yếu tốt đầu vào để tăng hiệu quả sản xuất của nông hộ cũng như phần nào tiết kiệm chi phí.

Qua bảng 4.15 ta thấy các yếu tố đầu vào sử dụng thực tế với số lượng nhiều so với lượng tối ưu. Theo kết quả đề xuất mô hình, trên 1.000m2 các nông hộ sử dụng lượng giống trung bình khoảng 1,5 muông, lượng phân đạm

60

(N) là 5,9 kg, lượng phân lân (P) là 5,6 kg, lượng phân Kali (K) là 11,6kg, chi phí thuốc BVTV là 1,2 triệu đồng, số lao động khoảng 10,3 ngày công. Nếu nông hộ sử dụng theo lượng như trên thì các nông hộ có thể tiết kiệm một khoảng chi phí trong sản xuất và tăng thu nhập cho nông hộ.

Bảng 4.15: Phân bố nguồn lực đầu vào theo bảng khảo sát thực tế và theo kết quả ước tính từ mô hình DEA cho nông hộ

Yếu tố đầu vào Đơn vị tính Thực tế Đề xuất từ mô hình

Lượng giống Muông 1,8 1,5

Lượng N Kg 8,2 5,9

Lượng P Kg 8,2 5,6

Lượng K Kg 14,7 11,6

Chi phí thuốc BVTV Triệu 1,9 1,2

Ngày công lao động Ngày 12,7 10,3

Ghi chú: Số liệu được ước tính và tính toán bằng phần mềm DEAP 2.1 Nguồn: Số liệu điều tra vụ Đông Xuân 2013 – 2014

Để tránh được lượng đầu vào gia tăng, ngoài giá cả tăng cao, các nông hộ trong mô hình cần tích cực áp dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế sâu bệnh, các biện pháp canh tác mới, xem xét và điều chỉnh để hạn chế sử dụng thuốc đặc trị phù hợp.

Giá cả đầu vào tăng cao trong tình hình hiện nay là vấn đề quan trọng mà hầu hết các nông hộ gặp phải, đa số các nông hộ mua vật tư nông nghiệp tại các cửa hàng tư nhân gần nhà. Để hạn chế phần nào chi phí, đối với phân bón nông hộ nên chịu khó sử dụng phân đơn thay vì phân chuyên dùng. Thực tế phân chuyên dùng NPK là sự pha trộn phân Ure, Lân và Kali nhưng lại có giá cao hơn. Đối với thuốc BVTV, nông hộ nên xem hoạt chất, nồng nộ và nguồn gốc có trong mỗi loại thuốc để có thể sử dụng đúng công dụng tránh mua tràn lan, có khi thuốc giả mà giá lại cao. Bên cạnh đó, nông dân trồng khoai nên chủ động mua dự trữ vật tư nông nghiệp từ vụ lúa hoặc khoai cho vụ khoai sau. Hạn chế phần nào giá tăng cho vụ sau. Do đó, chính quyền địa phương cần có chính sách quản lý giống, vật tư nông nghiệp trên thị trường do tư nhân cung cấp.

Chính những điều này nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho nông hộ. Đây cũng chính là giải pháp ban đầu để đối phó với tình trạng đầu ra hiện nay khi giá khoai mất giá.

61

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 71 - 73)