Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả sản xuất khoai lang trong hai mô hình của nông hộ. Các chỉ tiêu tài chính cụ thể dùng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả sản xuất trong quá trình sản xuất khoai lang của nông hộ xã Thành Đông: DT/CP, LN/CP LN/DT, LN/LĐGĐ. Bên cạnh đó, tác giả dùng kiểm định (t – Test) để kiểm định sự khác nhau giữa hai mô hình. Ðể so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt dựa trên phép kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể nhằm kiểm định chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận và các chỉ số tài chính của nông hộ trong mô hình để đánh giá hiệu

21

quả sản xuất khoai lang của nhóm nông hộ tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu và nhóm nông hộ không tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu.

Để đo lường hiệu quả sản xuất (chủ yếu về mặt kỹ thuật) của các nông hộ trồng khoai lang, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) thông qua phần mềm DEAP 2.1 để ước lượng hiệu quả kỹ thuật (TE) của các nông hộ trong cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu khoai lang. Tiếp theo tác giả dùng công cụ tỷ số siêu kỹ thuật bình quân (MTR) để so sánh mô hình nào nằm gần với đường biên sản xuất chung, có nghĩa là mô hình nào sẽ đạt hiệu quả kỹ thuật hơn.

Từ đó, chúng ta ước lượng được hiệu quả kỹ thuật đạt được của từng mô hình canh tác của các nông hộ trồng khoai lang. Điều quan trọng tiếp theo là bằng cách nào hay phương pháp nào để có thể đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến hiệu quả sản xuất?. Trên thực tế có nhiều phương pháp đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội đến hiệu quả sản xuất. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu này, tác giả thiết lập phương trình hồi qui tuyến tính và chạy mô hình bằng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ tham gia sản xuất.

Kết quả nghiên cứu của Kalirajan và Shand (1998), Coelli và Battese (1996) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất đã chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về mặt thể chế, chính sách và kinh tế xã hội như tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, chất lượng của hệ thống thủy lợi, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ, hệ thống giao thông. Theo đó bài nghiên cứu cho rằng, những nhân tố này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý sản xuất của nông hộ do đó ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả trong sản xuất. Ở Việt Nam, cũng với công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng, Quan Minh Nhựt cũng đồng tình với ý kiến của Kalirajan và Shand, Coelli và Battese khi cho rằng các yếu tố: tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, giới tính, khả năng tiếp cận tín dụng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, ông còn bổ sung thêm 8 biến có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất bao gồm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tổng số lao động của hộ, tỷ lệ lao động nữ, tập huấn kỹ thuật, thành viên hiệp hội, vùng 1, vùng 2.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất các biến sử dụng trong mô hình hồi quy như sau:

22

TE = β0 + β1(ĐT)+ β2(LĐTG) + β3(GT) + β4(TĐHV)+ β5(KNSX) + β6(TGĐT) + β7(TGCĐM) + β8(TH) + β9(TD) + e

Trong đó:

TE là biến phụ thuộc thể hiện mức hiệu quả kỹ thuật mà các nông hộ đạt được.

Bảng 2.2: Diễn giải và dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình

Biến Diễn giải Dấu kỳ

vọng

ĐT Độ tuổi lao động của chủ hộ +/-

LĐTG Tổng số lao động của hộ sản xuất. +

GT Biến giả thể hiện giới tính của chủ hộ sản xuất

(l = nam, 0 = nữ) +/-

TĐHV Số năm đến lớp của chủ hộ sản xuất +

KNSX Số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất. + TGĐT Biến giả thể hiện tham gia các đoàn thể ở địa

phương (1 = có, 2 = không) +

TGCĐM Biến giả thể hiện các nông hộ tham gia mô hình

cánh đồng mẫu (1 = có, 0 = không) +

TH Biến giả tập huấn (1 = tham gia, 0 = không tham

gia). +

TD Biến giả về tín dụng (l = có vay vốn, 0 = không

vay). +

- Độ tuổi là biến dùng để thể hiện năng lực sản xuất của chủ hộ. Với độ tuổi thấp, sức khỏe còn nhiều nên hoạt động chăm sóc sản xuất có phần tích cực hơn. Ngược lại, với độ tuổi càng cao thì hiệu quả đạt được càng thấp.

- Lao động tham gia được sử dụng trong mô hình để đo lường mức ảnh hưởng của số lao động đối với hiệu quả sản xuất. Thông thường, hiệu quả sản xuất sẽ cao khi hộ sản xuất có lực lượng lao động dồi dào, do đó tác giả kỳ vọng dương.

- Giới tính được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng về mặt giới tính của người đứng đầu hộ đến hiệu quả sản xuất. Tác giả kỳ vọng rằng hoạt động sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu người lãnh đạo là nam vì trên bình diện chung những quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất đạt kết quả khả

23

quan hơn vẫn xuất phát từ nam giới. Do đó hệ số ảnh hưởng của biến giới tính kỳ vọng sẽ là dấu dương.

- Trình độ học vấn là biến thể hiện năng lực ra quyết định của chủ hộ. Thông thường với trình độ học vấn càng cao, các quyết định của chủ hộ sẽ mang đến những cơ hội thành công nhiều hơn. Vì thế, chúng ta kỳ vọng ảnh hưởng của biến là dương.

- Kinh nghiệm sản xuất cũng là biến dùng để ước lượng năng lực của chủ hộ. Cũng giống như biến lượng lao động tham gia và trình độ học vấn tác giả kỳ vọng sẽ mang dấu dương đối với biến này.

- Tham gia đoàn thể là biến dùng để chỉ ra việc nắm bắt thông tin, sự hỗ trợ cũng như sự đoàn kết của các thành viên tham gia nên sẽ mang đến nhiều lợi thế hơn trong sản xuất. Tác giả kỳ vọng biến sẽ nhận giá trị dương.

- Tham gia cánh đồng mẫu thể hiện sự tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu của các nông hộ. Việc tham gia vào cánh đồng, các nông hộ sẽ được hướng dẫn kỹ thuật, kiến thức, cách sản xuất theo hướng mới nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất cũng như giải quyết một số vấn đề khó khăn. Do đó, tác giả kỳ vọng biến sẽ nhận giá trị dương.

- Tập huấn dùng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của hoạt động đào tạo, tập huấn đối với hiệu quả của hộ sản xuất. Kết quả trong những nghiên cứu trước cho thấy hoạt động đào tạo, tập huấn dường như không mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động sản xuất do nông hộ dùng kinh nghiệm là chính. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, dự án muốn đạt đươc hiệu quả trong sản xuất khi tham gia mô hình cánh đồng mẫu thì việc tham gia tập huấn kỹ thuật mới và áp dụng vào sản xuất là hết sức quan trọng. Tác giả kỳ vọng biến sẽ nhận giá trị dương.

- Tín dụng được sử dụng để ước lượng mức độ tác động của khả năng tiếp cận vốn vay đối với hiệu quả sản xuất. Thông thường hộ sản xuất trong khu vực ĐBSCL đều thiếu vốn, vì thế việc tiếp cận vốn vay đúng lúc và thuận tiện sẽ góp phần đáng kể khắc phục những khó khăn trở ngại trong sản xuất. Do đó, hệ số ảnh hưởng của biến tín dụng được kỳ vọng mang dấu dương.

24

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1 SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN BÌNH TÂN

3.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Bình Tân nay là một trong bảy huyện và thị xã của tỉnh Vĩnh Long. Huyện được thành lập trên cở sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2008. Huyện Bình Tân có phía Đông giáp huyện Tam Bình, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Bình Minh và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Tân là 158 km2

với dân số là 94.539 nhân khẩu (niên giám thống kê 2013). Huyện có có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và có dạng cao ở hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Bình Tân - Vĩnh Long được bao bọc bởi 3 con sông lớn từ 3 phía: sông Hậu ở phía Tây Nam, sông Cổ Chiên ở phía Đông Bắc và sông Măng Thít nối từ sông Cổ Chiên sang sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh, rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ nên huyện có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi

Huyện Bình Tân cũng như tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 270C, độ ẩm trung bình 79,8%. Khu vực huyện Bình Tân trước đây được xem là vùng rốn lũ của huyện Bình Minh cũ. Người dân Bình Tân có tập quán trồng lúa nước, hoa màu. Hàng năm đều bị ngập lũ, lũ từ lâu đã chi phối đời sống và sản xuất của dân nơi đây. So với các vùng khác trong tỉnh thì lũ về đây sớm và nước cũng ngập sâu hơn cả. Vào đầu tháng 8 hàng năm, nước từ sông Hậu và sông Tiền theo các kinh, rạch đổ vào đồng, lũ bắt đầu dâng cao, cao nhất là vào tháng 9, tháng 10, có năm kéo dài đến tháng 11.

25

3.1.2.3 Đất đai

Đất Bình Tân có chất lượng cao, màu mỡ và bậc nhất trong vùng. Đặc biệt huyện có hàng vạn hecta đất phù sa ngọt, đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn. Thổ nhưỡng vùng này thuộc loại đất cát pha sét và nhiều phù sa, thích hợp với các loại khoai nên người dân tập trung phát triển, trồng luân canh với cây lúa, vừa tăng thu nhập vừa bồi bổ dinh dưỡng cho đất. Ngày nay, người dân Bình Tân phát triển thêm diện tích, kỹ thuật canh tác và phát triển thêm nhiều giống khoai như khoai lang tím Nhật, khoai lang trắng sữa, khoai vỏ tím ruột vàng và một số giống khácđược thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Bình Tân năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: ha

Khoản mục Năm 2012 Năm 2013

Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 12.610 79,78 12.598 79,70

Đất phi nông nghiệp 3.191 20,19 3.203 20,26

Đất chưa sử dụng 5,000 0,03 5,000 0,04

Tổng 15.806 100,00 15.806 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2013

Nhìn vào bảng 3.1, ta nhận thấy đất nông nghiệp được sử dụng trong năm 2013 chủ yếu với diện tích 12.598 ha trong tổng số diện tích 15.806 ha chiếm 79,70%, đất phi nông nghiệp có diện tích là 3.203 ha chiếm khoảng 20,26% so với tổng diện tích, còn lại là đất chưa sử dụng với diện tích 5 ha chiếm 0,04%. Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 12.598 ha giảm 12 ha so với năm 2012 và đất phi nông nghiệp với diện tích 3.203 ha tăng 12 ha. Đất chưa sử dụng qua hai năm 2012 và 2013 thì vẫn không có sự thay đổi với diện tích 5 ha.

3.1.3 Tình hình kinh tế chung của huyện

3.1.3.1 Về nông nghiệp

Do huyện chuyển dịch đúng hướng cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các mô hình đưa cây màu xuống ruộng đạt hiệu quả cao. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 2.547.550 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đạt 2.190.223 triệu đồng, chiếm 85,97% so với toàn ngành).

26

Năm 2013, giá trị nông - lâm - thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 3.133.192 triệu đồng, đạt 92% so với Nghị quyết năm 2013 và đạt 102,31% so với cùng kì năm 2012 (Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013).

3.1.3.2 Về công nghiệp

Sản xuất công nghiệp tuy còn nhiều khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ hàng hóa nhưng vẫn được cải thiện và tiếp tục tăng trưởng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 204.830 triệu đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2012. Hoạt động dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng, do vị trí địa lý của huyện Bình Tân tiếp giáp với bờ sông Hậu - cửa ngõ thông thương của tuyến đường thủy quốc gia và huyện cũng nằm trên quốc lộ 54 thuận lợi để trao đổi hàng hóa nên đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước 1.618 tỷ đồng tăng 15,5% so với cùng kỳ, trong đó thương nghiệp đạt 1.344 tỷ, dịch vụ - du lịch đạt 36 tỷ, nhà hàng - khách sạn đạt trên 234 tỷ với 1.191 cơ sở hoạt động. Bên cạnh đó thu ngân sách cơ bản đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 409 tỷ đồng tăng hơn 70 tỷ đồng so với năm 2012.

Tuy huyện đạt được một số kết quả khả quan, nhưng tình hình kinh tế vẫn còn một số hạn chế, yếu kém: Tăng trưởng kinh tế còn thấp. Sản xuất nông nghiệp - thủy sản phục hồi chậm. Tình trạng sụt giảm mạnh cả về giá và số lượng tiêu thụ, nhất là lúa, gạo, cá tra, sản phẩm chăn nuôi, xuất khẩu nông sản khó khăn, tác động tiêu cực đến đời sống nông dân. Ngoài ra chính sách mua tạm trữ lúa, gạo chưa cải thiện nhiều, nông dân sản xuất lúa lãi chưa đến 30%, lãi suất cho vay giảm nhưng doanh nghiệp tiếp cận còn khó khăn đặc biệt về thủ tục vay vốn. Mặt khác tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, nợ xấu vẫn còn cao, tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là gói cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.

3.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ THÀNH ĐÔNG

Xã Thành Đông là 01 trong 11 xã của huyện Bình Tân nằm về hướng Tây – Bắc của huyện Bình Tân, cách trung tâm huyện Bình Tân 2,5km về hướng Bắc. Địa bàn xã được ven bao bởi quốc lộ 54, kênh Chú Bèn – Câu Dụng và kênh Huyện Tưởng nối liền sông Cái Mơn ra sông Hậu là 02 đường giao thông thủy chính của xã, tạo cho xã có hệ thống giao thông thủy – bộ đi các nơi trong khu vực rất thuận lợi. Diện tích tự nhiên của xã là 864,31ha. Toàn xã có 06 ấp là: Thành Quới, Thành Khương, Thành An, Thành Tiến, Thành Tân và Thành Hậu. Nhìn chung, tất cả 06 ấp đều là ấp có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã Thành Đông là một trong những xã điển

27

hình trong công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đưa cây màu luân canh trên đất lúa nhiều năm liền và là xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung.

3.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội tại xã Thành Đông 2013

3.2.1.1 Trồng trọt

Năm 2013, diện tích xuống giống trồng lúa của xã được 501 ha đạt 100,2% so với nghị quyết. Năng suất lúa bình quân của 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trên 6 tấn/ha với sản lượng trên 3.000 tấn. Bên cạnh đó, diện tích cây màu là 990/950 ha đạt 104,2% so với nghị quyết, trong đó diện tích khoai lang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)