* Lịch thời vụ
Mỗi năm thường có thể trồng 2 vụ khoai lang, thời gian xuống giống tùy theo tập quán canh tác của từng địa phương. Vụ sớm: khoảng tháng 11 - 12 dương lịch, thu hoạch vào tháng 2 - 3. Vụ muộn: vào khoảng tháng 4 - 5 dương lịch, thu hoạch vào tháng 7 - 8.
* Chọn giống
Khoai lang hiện nay có một số loại giống được trồng phổ biến như: khoai lang Tím nhật, trắng sữa, trắng giấy, bí đường, dương ngọc, có phẩm chất ngon, năng suất cao. Nguồn giống được cung cấp từ những nơi giống có chất lượng dây giống tốt không nhiễm sâu bệnh hoặc tự người sản xuất nhân giống.
* Chuẩn bị đất
Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất nhẹ hoặc đất thịt pha cát, tơi xốp, thấm và thoát nước tốt, thích hợp trồng luân canh với cây lúa cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. Đất trồng phải được được phơi ải, cày xới cho tơi xốp sạch cỏ và tàn dư thực vật. Trước khi gieo trồng đất phải được lên thành nhiều luống, mỗi luống rộng 80 – 90 cm, cao 40 – 50 cm và mương nước rộng 50 – 60 cm để dễ thoát nước.
* Gieo trồng
Trồng lúc trời mát, đất ẩm, hom sẽ mau phục hồi. Trước khi trồng nên nhúng hom và chế phẩm nấm xanh để phòng ngừa sâu hại. Mật độ trồng 1.400- 2.000 hom/công, khi đặt hom nên đặt hom dọc theo luống 2 hàng song song cách nhau 30 cm. Khoảng nối giữa các hom trên 2 hàng phải xen kẽ nhau. Cách đầu luống trồng 3 hom, đặt hom xuống đất sâu khoảng 2 – 5 cm. Trong mùa khô nên đặt hom hơi nghiêng để cây dễ hút nước.
* Bón phân
Lượng phân bón thường thay đổi theo tính chất đất, mùa vụ và giống trồng. Lượng phân bón hóa học được khuyến cáo chung cho việc trồng khoai là 170 – 250 kg phân Urê, 500 – 620 kg lân Super, 130 – 170 kg KCL cùng với 8 - 10 tấn phân chuồng. Bón phân nên bón nhiều lần để tránh thất thoát, ít nhất là 3 lần bón như sau:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% phân đạm + 20% phân kali.
+ Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 - 25 ngày): 50% phân Đạm + 30% phân Kali kết hợp với xới đất, làm sạch cỏ.
31
+ Bón thúc lần 2 (sau trồng 40 - 45 ngày): 20% phân Đạm + 50% phân Kali tiếp tục làm cỏ, xới đất để dây khoai có thể hấp thu chất dinh dưỡng tạo củ.
* Sử dụng chế phẩm sinh học và thuốc BVTV
Sử dụng nấm Trichoderma phun cách 2 tuần/lần với liều lượng pha 50g chế phẩm trichoderma với 16 lít nước + 5cc chất bám dính, cho 2 bình 16 lít/1.000 m2 để phòng trừ một số bệnh trên, lá, thân và củ.
Sử dụng chế phẩm nấm xanh Metarhixium anisopliae: Phun 3 lần/vụ với liều lượng pha 100g chế phẩm xanh với 16 lít nước + 5cc chất bám dính, cho 2 bình 16 lít/1.000 m2 để phòng trừ bọ hà và sâu đục củ vào các giai đoạn như sau:
+ Lần 1: Khi khoai được 45 - 50 ngày. + Lần 2: Khi khoai được 75 - 80 ngày. + Lần 3: Khi khoai được 105 - 110 ngày.
Tuy nhiên khi phun nấm xanh thì cần chú ý cách ly với các loại thuốc trừ bệnh có hoạt chất trừ nấm trước hoặc sau khi phun 5 ngày. Bên cạnh sử dụng nấm Trichoderma và chế phẩm từ nấm xanh Metarhixium anisopliae, sản xuất khoai lang Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP còn sử dụng thêm bẫy Pheromone. Cách dùng bẫy Pheromone như sau:
+ Ruộng khoai sau khi gieo trồng được khoảng 15 - 30 ngày thì tiến hành đặt bẫy Pheromone cho đến cuối vụ. Đặt khoảng 4 - 6 bẫy/1.000m2 với khoảng cách đều nhau, tuy nhiên cách bố trí thì tùy vào ruộng khoai của từng hộ.
+ Cách đặt là dùng cây dài khoảng 0,8 - 1m làm cọc để cố định chai luôn đứng thẳng, đặt bầy sau cho ô vuông ngang với mặt lá. Sau đó đổ nước có xà phòng vào chai có chiều cao khoảng 5cm.
+ Sau 2 - 3 tuần thì bỏ xác bọ hà vào bẫy và thay nước xà phòng khác, và sau 2 tháng thì thay màu một lần.
Khi thực biện các biện pháp này, cán bộ cần thăm đồng thường xuyên định kỳ 7 ngày/lần, để hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học đúng cách, đúng thời điểm. Cũng như thường xuyên theo dõi từng thành trùng vào bẫy (mỗi ruộng đặt 6 bẫy/1.000m2).
Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học, các thuốc BVTV được dùng nhằm tăng hiệu quả phòng trị sâu bệnh hại trong sản xuất như là: Onecide
32
15EC, Glyphosin, Tungmectin 5.0EC và các loại thuốc hóa học khác có thời gian cách ly trên 10 ngày.
* Chăm sóc
+ Trồng dặm: Sau khi trồng 5 - 10 ngày, nhằm đảm bảo mật độ cây. Kết hợp làm cỏ kết hợp với bón thúc, xới đất, vun nhẹ, nhổ những dây bị bệnh để tránh lây lan. Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp là khoảng 65 - 80%.
+ Bấm ngọn: Tiến hành chỉ 1 lần sau trồng khoảng 25 - 30 ngày để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích lũy chất hữu cơ, làm cho năng suất tăng từ 6 - 15%.
+ Nhấc dây: Việc làm này thường được tiến hành song song với làm cỏ, thực hiện 2 lần vào lúc 30 - 45 ngày và 60 - 75 ngày. Nhấc dây nhằm hạn chế không cho rễ phụ của các mắt trên thân phát triển, giúp dinh dưỡng tập trung ở củ và còn làm luống khoai thông thoáng.
+ Tưới nước: Khoai lang là cây chịu hạn nhưng cũng rất cần nước để cho năng suất tối đa. Lượng nước tưới phụ thuộc vào thời tiết nhưng thường vào 3 thời điểm lúc mới trồng được một tuần để giữ ẩm, lúc củ phân hóa ổn định khoảng 40 - 45 ngày và lúc củ phình to 80 - 90 ngày sau trồng.
* Thu hoạch
Khi dây khoai lang có nhiều lá chuyển sang màu vàng sáng, dấu hiệu cho việc tăng trưởng chậm lại, lá bắt đầu chậm phát triển và rụng nhiều lúc này củ đã đạt kích thước mong muốn. Khi tồn trữ khoai phải được để ở nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao nhằm tránh khoai mộc mầm và một số thất thoát khác.
3.3.3 Diện tích sản lượng khoai lang tại xã Thành Đông từ 2011 đến 2013
Diện tích khoai trong 3 năm qua trên địa bàn có xu hướng giảm. Tuy sản xuất khoai cho lợi nhuận rất cao nhưng với thị trường đầu ra cũng như giá cả bấp bênh thì việc nên mở rộng sản xuất là một vấn đề khó đối với nông hộ.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy diện tích trồng khoai của xã giảm liên tục qua 3 năm 2011 - 2013. Năm 2011 là 1.332,1ha giảm còn 1.119,8 ha và đến năm 2013 diện tích còn 1.022,6ha, tương đương với -8,7% so với năm 2012. Diện tích khoai giảm qua các năm là do các năm trước khoai sản xuất nhiều mà giá lại rất thấp nên nông dân chuyển sang trồng các loại cây màu khác nhằm đảm bảo được thu nhập. Tuy diện tích khoai 2011 - 2012 có giảm nhưng năng suất đạt rất cao cho nên sản lượng cũng cao hơn. Cụ thể năm 2011 năng
33
suất đạt 244,02 tạ/ha, đến 2012 năng suất tăng 298,63 tạ/ha tương đương tăng 54 tạ/ha. Đến năm 2013 mặc dù năng suất có giảm hơn 2,3% so với năm 2012 nhưng bù lại giá khoai năm 2013 lại tăng lên đáng kể tạo được sự khởi sắc cho nông dân. Lý do là năm 2013 nông dân thường xuyên áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu mà thay vào đó sử dụng thuốc sinh học nên sản phẩm khoai lang sạch, đẹp bán được giá cao.
Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang từ năm 2011 - 2013
Năm 2011 2012 2013
Chênh lệch 2013/2012
%
Diện tích (ha) 1.332,1 1.119,8 1.022,6 -8,7
Năng suất (tạ/ha) 244,02 298,63 291,86 -2,3
Sản lượng (tấn) 32.555 33.441 29.846 -11,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân 2013
3.3.4 Tình hình xây dựng cánh đồng mẫu khoai lang trên địa bàn.
Cơ cấu sản xuất của người dân trong ba năm gần đây có sự thay đổi đáng kể, thay vì thực hiện mô hình truyền thống 1 vụ lúa – 1 vụ khoai, thì nhiều nơi đã chuyển hẳn sang canh tác 2 vụ khoai trong năm. Sự mở rộng diện tích đã kéo theo sự phát triển của sâu bệnh dẫn đến việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV chưa hợp lý (lạm dụng thuốc hóa học như: tăng liều sử dụng, phân thuốc có độ độc cao và thường xuyên phun thuốc định kỳ). Điều đó đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, làm ô nhiễm môi trường và đặc biệt là mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Bên cạnh đó, đầu ra của loại nông sản này đang là nổi lo đối với những hộ nông dân.
Mô hình cánh đồng mẫu giúp cho quá trình sản xuất của người dân theo phương thức mới, sản phẩm có chất lượng và đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng góp phần từng bước cải thiện cuộc sống, nâng cao tính bền vững cho môi trường. Mô hình “Cánh đồng mẫu khoai lang theo hướng VietGAP” đã được thực hiện ở ấp Thành Hậu xã Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, với tổng diện tích 33 ha và có số hộ tham gia là 43 hộ. Trong đó, hộ có diện tích nhiều nhất là 21.600m2, diện tích ít nhất là 2.000m2, tính trung bình diện tích của 43 hộ là 7.450m2. Trong mô hình này các nông hộ chỉ trồng một loại giống khoai lang Tím Nhật, và nguồn giống được mua đa số tại huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
34
Điều kiện để nông hộ tham gia vào mô hình cánh đồng khoai lang theo hướng VietGAP:
- Điều kiện thứ nhất là các hộ trong mô hình có kinh nghiệm trồng khoai lang trên bốn năm.
- Điều kiện thứ hai, các hộ tham gia mô hình đều áp dụng quy trình kỹ thuật trồng theo hướng VietGAP (sử dụng chế phẩm sinh học như nấm Trichoderma, nấm xanh, chất dẫn dụ côn trùng Pheromone) được áp dụng từ khi trồng cho đến thu hoạch theo giai đoạn thích hợp.
35
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG CỦA NÔNG HỘ TRONG CÁNH ĐỒNG MẪU TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG. TRONG CÁNH ĐỒNG MẪU TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG.
4.1.1 Mô tả mẫu điều tra
Qua sự tìm hiểu và thông tin có được, tác giả chọn mẫu điều tra ở ấp Thành Hậu với 40 hộ tham gia sản suất khoai lang Tím trong tổng số 43 hộ tham gia. Do ấp Thành Hậu là ấp đầu tiên nằm trong kế hoạch được tham gia cánh đồng mẫu của xã với diện tích khoảng 33 ha. Bên cạnh đó, vụ khoai Đông Xuân 2013-2014 là vụ đầu tiên được áp dụng mô hình cánh đồng mẫu khoai lang tại xã. Đồng thời trong vụ này toàn xã chủ yếu sản xuất khoai lang Tím với diện tích xuống giống 578 ha.
Ngoài ra, để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả sản xuất, tác giả thu thập thêm 40 hộ trồng khoai lang tím tại xã trong vụ khoai lang Đông Xuân 2013 - 2014. Điển hình là chủ yếu một số hộ ở ấp Thành Tân, giáp ranh với ấp Thành hậu. Lý do tác giả đã chọn mẫu như trên là diện tích trồng khoai của mỗi hộ tham gia trồng khoai là tương đối giống nhau cũng như cùng điều kiện đất, khí hậu nên sẽ phù hợp hơn cho việc đánh giá.
Bảng 4.1 chỉ ra tỷ lệ giới tính của chủ hộ sản xuất khoai lang, ta thấy tỷ lệ nam giới cao hơn so với nữ rất nhiều. Ở trong mô hình cánh đồng mẫu lớn tỷ lệ nam là 95% và tỷ lệ nữ là 5%. Còn ngoài cánh đồng mẫu thì tỷ lệ nam là 85% và tỷ lệ nữ là 15%. Tỷ lệ nam giới tham gia trong mô hình cánh đồng mẫu cao hơn so với tỷ lệ nam giới được phỏng vấn ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Tuy nhiên, do đặc thù trong sản xuất nông nghiệp thì nam là đối tượng tham gia sản xuất chính nên tỷ lệ này phù hợp và đảm bảo đại diện cho tổng thể sẽ cao hơn.
Bảng 4.1: Giới tính của nông hộ trong cánh đồng và ngoài cánh đồng mẫu
Giới tính
Trong cánh đồng mẫu Ngoài cánh đồng mẫu Số quan sát Phần trăm (%) Số quan sát Phần trăm (%) Nam 38 95 34 85 Nữ 2 5 6 15 Tổng 40 100 40 100,0
36
4.1.2 Trình độ học vấn
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của nông hộ, vì sản xuất khoai lang trong mô hình cánh đồng mẫu lớn đòi hỏi nông hộ phải có ý thức liên kết trong sản xuất và cần có trình độ cao thì khả năng nắm bắt kỹ thuật sản xuất và tiếp thu những thông tin mới để ứng dụng cho sản xuất càng hiệu quả. Bên cạnh đó nông dân có trình độ cao thì sẽ ý thức được những qui định trong hợp đồng sản xuất (nếu có) trong mô hình cánh đồng mẫu hơn.
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ trong cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu
Trình độ học vấn
Trong cánh đồng mẫu Ngoài cánh đồng mẫu Số quan sát Phần trăm (%) Số quan sát Phần trăm (%) Không đi học 1 2,5 1 2,5 Cấp 1 25 62,5 19 47,5 Cấp 2 7 17,5 14 35,0 Cấp 3 7 17,5 6 15,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014
Bảng 4.2 cho thấy mức học vấn của chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu tương đối chênh lệch không nhiều, đối với nông dân sản xuất khoai lang trong mô hình cánh đồng mẫu có trình độ cấp 1 chiếm tỷ trọng 62,5%, kế đến là trình độ cấp 2 và cấp 3 chiếm tỷ trọng là 17,5% và thấp nhất 2.5% ở chủ hộ không đi học. Còn chủ hộ sản xuất khoai lang ngoài mô hình cánh đồng mẫu thì trình độ học vấn của chủ hộ chiếm tỷ trọng nhiều nhất là ở cấp 1 với tỷ trọng là 47,5%, kế đến là trình độ cấp 2 chiếm 35% và cấp 3 chiếm tỷ trọng 15% và thấp nhất là không đi học chiếm 2,5%. Số chủ hộ có trình độ cấp 2 ở ngoài mô hình cánh đồng mẫu cao hơn so với nông hộ trong cánh đồng mẫu. Tuy nhiên, ở trình độ cấp 3 thì số chủ hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn chiếm tỷ trọng cao hơn so với chủ hộ sản xuất khoai lang ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Nhìn chung, trình độ của chủ hộ ngoài cánh đồng mẫu có phần cao hơn so với những hộ trong cánh đồng. Kết quả này cũng cho ta thấy nông dân sản xuất khoai lang trên địa bàn có trình độ cao tương đối. Vì vậy, có thể rất dễ để triển khai tập huấn kỹ thuật và ứng dụng vào sản xuất cho nông dân, cũng như vấn đề liên kết về mô hình sản xuất.
37
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014
Hình 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ trong 2 mô hình sản xuất
4.1.3 Ðộ tuổi
Tuổi chủ hộ cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Khi độ tuổi càng cao thì kinh nghiệm càng nhiều.
Bảng 4.3: Độ tuổi của chủ hộ trong cánh đồng và ngoài cánh đồng mẫu.
Độ tuổi
Trong cánh đồng mẫu Ngoài cánh đồng mẫu Số quan sát Phần trăm (%) Số quan sát Phần trăm (%) Từ 20 đến 35 tuổi 2 5 1 2,5 Từ 36 đến 55 tuổi 24 60 23 57,5 Trên 56 tuổi 14 35 16 40,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2014
Số liệu thống kê trong bảng 4.3 cho thấy chủ hộ sản xuất khoai lang trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu chủ yếu ở tuổi trung niên khá cao. Cụ thể trong mô hình cánh đồng mẫu, chủ hộ có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 5%, tiếp theo là độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ 60%, kế đến là chủ hộ có độ tuổi trên 56 tuổi chiếm tỷ lệ là 35%. Đối với chủ hộ sản xuất ngoài mô hình