SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)

KHOAI LANG TRONG MÔ HÌNH VÀ NGOÀI MÔ HÌNH CÁNH ÐỒNG MẪU

Để thấy được hiệu quả sản xuất giữa nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu với hộ không tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu. Tác giả thu thập ngẫu nhiên 40 nông hộ sản xuất khoai lang ngoài mô hình cánh đồng mẫu trong cùng địa bàn xã để so sánh hiệu quả sản xuất giữa 2 mô hình.

Bảng 4.10: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính giữa hai mô hình (1.000m2)

Khoản mục Đơn vị tính Cánh đồng mẫu

Ngoài cánh

đồng mẫu Giá trị t Chi phí Triệu đồng/công 8,913 10,812 -4,722*** Doanh thu Triệu đồng/công 16,000 13,856 2,097** Lợi nhuận Triệu đồng/công 7,085 3,039 3,737***

DT/CP Lần 1,830 1,323 4,488***

LN/CP Lần 0,830 0,323 4,488***

LN/DT Lần 0,410 0,066 3,322***

LN/LĐGĐ Triệu đồng 0,636 0,230 3,743***

Ghi chú: ***, ** lần lượt có ý nghĩa thống kê 1% và 5%.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế vụ khoai 2013 - 2014

Chi phí: Giá trị kiểm định t và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy

có sự khác biệt về chi phí ở hai mô hình. Ở mô hình ngoài cánh đồng thì sử dụng nhiều chi phí hơn mô hình trong cánh đồng mẫu, ở mô hình trong cánh đồng mẫu thì chi phí trung bình là 8,913 triệu đồng còn ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu là 10,812 triệu đồng cao hơn gần 2 triệu đồng/công. Nguyên nhân là do khi tham gia vào cánh đồng mẫu nông hộ được hướng dẫn và sử dụng ít các yếu tố đầu vào như phân và thuốc BVTV nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất.

Doanh thu: Giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy

có sự khác biệt về doanh thu giữa hai mô hình. Doanh thu của nông hộ sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn là 16 triệu đồng còn ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu là 13,8 triệu đồng. Nguyên nhân do nông hộ sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu được tập huấn về kỹ thuật sản xuất nên sản xuất cho năng suất cao

51

hơn. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn và hạn chế lượng thuốc hóa học.

Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng

chi phí, nó là thước đo quan trọng trong việc xác định kết quả sản xuất khoai lang của nông hộ. Giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có sự khác biệt về lợi nhuận giữa hai mô hình. Lợi nhuận trung bình của nông hộ ở mô hình cánh đồng mẫu là 7,085 triệu đồng, còn của nông hộ ở mô hình ngoài cánh đồng là 3,039 triệu đồng cao hơn gần 3 triệu đồng. Nguyên nhân, do sản xuất đạt được năng suất cao cũng như lượng chi phí có phần thấp hơn nên lợi nhuận của các hộ trong mô hình cánh đồng mẫu đạt khả quan hơn.

DT/CP: Chỉ số này cho ta biết 1 đồng chi phí bỏ ra để sản xuất khoai

lang sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì người sản xuất sẽ hòa vốn, và nếu doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời. Theo kết quả số liệu bảng 4.10, có giá trị kiểm định t với mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy có sự khác biệt về hai chỉ số này. Chỉ số trung bình này ở mô hình trong cánh đồng mẫu cao hơn so với mô hình ngoài cánh đồng mẫu là 1,830 và 1,323. Với tỷ số được tính như trên cho thấy nông hộ sản xuất có nguồn thu lời từ việc trồng khoai lang.

LN/CP: Chỉ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận. Với giá trị kiểm định t với mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy có sự khác biệt về hai chỉ số này. Kết quả thống kê ở bảng 4.10 cho thấy chỉ số lợi nhuận trên doanh thu ở mô hình trong cánh đồng mẫu cao hơn so với mô hình ngoài cánh đồng mẫu. Trong mô hình cánh đồng mẫu LN/CP là 0,830 còn ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn là 0,323. Tỷ số này cho thấy hoạt động sản xuất khoai lang mang lại lợi nhuận khá cho nông hộ bởi vì trong sản xuất khoai lang cần có nguồn vốn lớn để sản xuất.

LN/DT: Với mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy có sự khác biệt về lợi

nhuận trên doanh thu giữa hai mô hình. Trong cánh đồng mẫu với phần doanh thu thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí, nông hộ thu lời được 0,410 triệu đồng lợi nhuận, còn các hộ ngoài cánh đồng mẫu chỉ thu được 0,066 đồng lợi nhuận, thấp hơn so với các hộ trong cánh đồng mẫu. Nhìn chung tốc độ tăng của doanh thu khá nên việc sản xuất khoai lang của các hộ cũng đạt hiệu quả về lợi nhuận.

LN/LĐGĐ: Chỉ số này cho ta biết với diện tích đất nông hộ có, kết hợp

với lao động gia đình của chính nông hộ đầu tư sản xuất khoai lang thì sẽ mang lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống

52

kê ở mức 1%, cho thấy có sự khác biệt về chỉ số này ở hai mô hình. Trong mô hình trong cánh đồng mẫu thì ngày công lao động mang lại 0,636 triệu đồng, còn ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu thì ngày công lao động mang lại được 0,230 triệu đồng.

Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy được chi phí ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu cao hơn trong mô hình cánh đồng mẫu và doanh thu thì thấp hơn, nên mô hình cánh đồng mẫu mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn so với mô hình ngoài cánh đồng mẫu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)