Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 60)

Kết quả điều tra 80 nông hộ sản xuất trong và ngoài cánh đồng mẫu tìm hiểu về chi phí sản xuất của nông hộ trong vụ khoai Đông Xuân 2013 – 2014, bằng phương pháp thống kê mô tả, kết quả được tính toán và thống kê trong bảng 4.7 sau.

43

Bảng 4.7: Chi phí sản xuất khoai lang trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu vụ Đông xuân 2013 – 2014 (1.000m2)

Trong mô hình Ngoài mô hình Khoản mục Trung bình (triệu đồng/công) Tỷ trọng (%) Trung bình (triệu đồng/công) Tỷ trọng (%) Chi phí thuê đất 0,375 4,2 0,375 3,5

Chi phí tiền vay 0,183 2,0 0,177 1,6

Chi phí giống 1,228 13,8 1,338 12,4

Chi phí phân bón 0,816 9,2 1,021 9,4

Chi phí thuốc BVTV 1,426 16,0 3,098 28,6

Chi phí thuê lao động 4,043 45,4 4,005 37,0

Chi phí khác 0,842 9,4 0,804 7,4

Tổng chi phí 8,913 100,0 10,818 100,0

Nguồn: Số liệu từ số liệu điều tra 2014

Nguồn: Số liệu từ số liệu điều tra 2014

Thông thường, tổng các khoản chi phí bao gồm: Chi phí thuê đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê lao động, chi phí vay vốn và các khoản chi phí khác. Việc tổng hợp các chi phí giúp ta so sánh chi phí với doanh thu mà nông hộ thu được. Đồng thời, nó cho ta thấy được

44

trong các khoản mục chi phí nêu trên thì chi phí nào chiếm phần quan trọng trong sản xuất, từ đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh hợp lý các mức chi phí đầu vào nhằm tối đa hoá lợi nhuận của nông hộ.

Theo bảng số liệu bảng 4.7 cho thấy, trong mô hình cánh đồng mẫu, chi phí thuê lao động chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 45,4% trong tổng chi phí sản xuất, chi phí thuốc BVTV 16,0%, kế tiếp chi phí giống 13,8%, chi phí khác là 9,4%, chi phí phân bón chiếm 9,2%, chi phí thuê đất chiếm khoảng 4,2% và cuối cùng là chi phí tiền vay sản xuất. Song song đó, ngoài mô hình chi phí thuê lao động cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 37,0%, tiếp theo là chi phí thuốc BVTV chiếm 28,6%, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí khác, chi phí thuê đất và chi phí tiền vay lần lượt chiếm tỷ trọng là 12,4%, 9,4%, 7,4%, 3,5% và 1,6% trong tổng chi phí sản xuất. Qua đó các yếu tố đầu vào như lao động, thuê đất, giống, phân bón và thuốc BVTV là những yếu tố đầu vào quan trọng. Do vậy việc sử dụng hợp lí những khoản chi phí trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lợi nhuận trong trồng khoai lang.

4.2.1.1 Chi phí thuê đất

Việc mở rộng diện tích trồng khoai lang nhằm tăng lợi nhuận trong việc thuê đất để sản xuất là điều cần căn nhắc đối với các nông hộ. Nếu như hộ trong quá trình sản xuất gặp phải vấn đề về mặt kỹ thuật hoặc tình hình giá cả đầu ra bấp bênh như hiện nay thì nguy cơ nông hộ không đạt được hiệu quả về mặt tài chính là khá cao. Theo kết quả điều tra của cả hai mô hình, mỗi công trên mỗi vụ đất thuê, nông hộ phải trả số tiền trung bình là 375.000 đồng, cao nhất là từ 4 đến 5 triệu đồng. Do đó, việc hạn chế hoặc không thuê đất sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc làm giảm chi phí trong sản xuất, đồng thời giúp nông hộ tiết kiệm được phần nào lợi nhuận cho mỗi vụ sản xuất.

4.2.1.2 Chi phí vay vốn

Vốn là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất. Nhu cầu sử dụng vốn vay của các nông hộ tương đối lớn, việc tiếp cận tín dụng của các nông hộ cũng tương đối dễ nên một số đi vay để phục vụ quá trình sản xuất. Theo bảng số liệu 4.7 cho thấy, chi phí trả lãi của các nông hộ trong hai mô hình tương đối thấp chiếm khoảng 2% trở xuống trong tổng chi phí sản xuất. Cụ thể, các nông hộ tham gia trong mô hình cánh đồng mẫu mỗi 1.000m2/vụ chi phí lãi vay trung bình là 183.000 đồng, thấp nhất là 0 đồng, cao nhất là 900.000 đồng. Các nông hộ ngoài mô hình thì chi phí lãi vay trung bình là 177.000 đồng, cao nhất là 1,146 triệu đồng. Do có sự chênh lệch của chi phí lãi vay giữa hai mô hình là phụ thuộc vào số tiền mà nông hộ vay vốn và lãi suất được áp dụng tại ngân hàng.

45

4.2.1.3 Chi phí giống

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất và chi phí sản xuất khoai của nông hộ. Lượng giống được sử dụng bao nhiêu tuỳ thuộc vào kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất của nông hộ. Mật độ dây khoai trung bình của các nông hộ khảo sát trên địa bàn là 1,8 muông/công (1 muông = 1.000 dây). Ngoài ra, nguồn gốc giống của khoai lang cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bảng 4.8 cho biết nguồn gốc giống khoai lang mà các nông hộ đang sử dụng.

Bảng 4.8: Nơi cung cấp giống

Địa điểm

Trong mô hình Ngoài mô hình Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Tần số (hộ) Tỷ trọng (%) Từ hàng xóm 11 27,5 18 45 Từ Giồng Riềng 29 72,5 22 55 Khác 0 0,0 0 0 Tổng 40 100,0 40 100

Nguồn: Số liệu từ số liệu điều tra 2014

Theo kết quả được thể hiện trong bảng 4.8, trong mô hình cánh đồng mẫu, giống của nông hộ được mua chủ yếu từ huyện Giồng Riềng 72,5%, còn lại là 27,5% là mua từ các nơi sản xuất tại hàng xóm ở địa phương, không có nông hộ nào có nguồn giống khác như tự sản xuất. Ngoài mô hình, 45% nông hộ mua giống tại địa phương và 55% mua giống từ Giồng Riềng. Phần lớn các nông hộ mua giống ở địa phương vì giống địa phương thường có chi phí thấp và dễ vận chuyển tới nơi trồng khoai. Nhưng một số hộ vẫn chọn giống từ cơ sở sản xuất giống chủ yếu là ở Giồng Riềng – Kiên Giang tuy giá cao hơn một chút nhưng giống có chất lượng cao và dây khoai là dây thuần chủng F1 nên cho năng suất cao hơn dây khoai mua từ địa phương.

4.2.1.4 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của khoai lang trong sản xuất, vì nếu bón phân không đúng liều lượng và đúng hàm lượng các chất thì không những làm tốn nhiều chi phí mà còn làm giảm năng suất sản xuất của nông hộ. Vì vậy, việc sử dụng phân cân đối với loại cây là rất quan trọng. Từ quá trình sản xuất, các nông hộ tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ bà con, hàng xóm, các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, tính chất đất, thời tiết khí hậu, đặc điểm và cuối cùng căn cứ vào điều kiện

46

kinh tế của mỗi nông hộ nên mỗi hộ đều có một công thức bón phân khác nhau.

Theo kết quả số liệu bảng 4.7 đối với các nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu thì chi phí phân trung bình là 0,816 triệu đồng/công/vụ, chi phí thấp nhất là 0,325 triệu đồng và cao nhất là 1,448 triệu đồng. Mặt khác chi phí phân trung bình của các nông hộ ngoài mô hình là 1,021 triệu đồng/công/vụ, cao nhất là 2,200 triệu và chi phí phân thấp nhất là 0,380 triệu đồng. Nhìn chung, chi phí phân bón chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng chi phí sản xuất. Nếu như không có chế độ bón phân hợp lý thì sẽ có khả năng ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ.

Các loại phân bón thường được nông dân sử dụng là: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), Urê, NPK (15-9-17), DAP (18-46-0), Kali muối ớt (56%).

Phân đạm (N): Là những phân bón có chứa nguyên tố dinh dưỡng Nitơ (N), phân đạm gồm có các dạng phân đạm chính như: Urea, Sulfate Amonium (đạm SA), Nitrate Amonium. Tác dụng của phân đạm được thể hiện qua vai trò của Nitơ đối với cây trồng. Nitơ tham gia các thành phần axit Amin, các hợp chất Protein. Nitơ chứa nhiều trong các bộ phận non của cây, là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của Protein. Bón phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, nhiều lá có kích thước to, màu xanh hơn, lá quang hợp mạnh. Thiếu đạm cây sinh trưởng yếu, lá nhỏ, chuyển vàng, ít phân cành, quang hợp yếu, năng suất giảm. Thiếu đạm rất phổ biến trên đất cát, đất có ít chất hữu cơ và bất kỳ đất nào gieo trồng liên tục mà không bổ sung đạm. Đất đầm lầy rất dễ bị thiếu đạm, vì sự ngập nước dẫn đến sự mất đạm do vi khuẩn trong đất. Tuy nhiên, nếu lượng phân đạm sử dụng quá nhiều thì cây sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công, dễ đổ ngã và làm giảm năng suất cây trồng.

Phân lân (P): Phân lân là những phân có chứa nguyên tố dinh dưỡng Phospho, dùng bón cho cây trồng. Tác dụng của phân lân thể hiện ở vai trò của nguyên tố Phospho đối với thực vật. Phospho đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nó tham gia tạo nên các vật chất di chuyền (ADN, ARN, axit nucleic). Quá trình dinh dưỡng lân tăng cường phát triển bộ rễ cây. Cây đủ lân bộ rễ phát triển sớm, là cơ sở tạo bộ rễ vững chắc, cây hút dinh dưỡng và phát triển tốt. Cây đủ lân còn tăng quá trình đơm hoa, kết trái, cây thiếu lân ảnh hưởng tới quá trình hình thành và chắc củ nên năng suất giảm rõ rệt.

Phân kali (K): Phân kali phần lớn là muối kali (KCL, K2SO4, KNO3) dùng làm phân bón cho cây trồng. Vai trò của phân kali cũng được thể hiện

47

qua vai trò của nguyên tố kali đối với thực vật. phân Kali giúp đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ, đẩy mạnh khả năng quang hợp, hình thành và vận chuyển hyđratcacbon về rễ. Thiếu kali khoai lang chậm lớn, ít củ, tỷ lệ tinh bột giảm, tỷ lệ xơ tăng không bảo quản lâu được. Thiếu kali thường xuất hiện trên đất cát và đất dễ thấm, trong khi đó đất tro núi lửa cung cấp đủ kali.

4.2.1.5 Chi phí thuốc BVTV

Theo thông tin khảo sát trong quá trình sản xuất khoai, các nông hộ sử dụng chủ yếu bốn loại nông dược sau: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trị bệnh, thuốc dưỡng cho cây khoai lang. Trong đề tài nghiên cứu này do mỗi nông hộ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, hoạt tính và thể trạng thuốc cũng khác nhau, nên thuốc nông dược không được tính theo nồng độ nguyên chất hay lượng thuốc vì nông dân khó xác định được nên được tính dựa trên chi phí sử dụng thực tế của các nông hộ trong vụ sản xuất.

Theo số kết quả số liệu bảng 4.7 cho thấy chi phí sử dụng thuốc BVTV trong mô hình cánh đồng mẫu và ngoài mô hình cánh đồng mẫu là khá cao. Trong mô hình chi phí trung bình là 1,426 triệu đồng/công/vụ chiếm 16% tổng chi phí sản xuất, cao nhất là 3 triệu đồng và thấp nhất là 0,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi phí thuốc trung bình của các hộ ngoài mô hình có phần cao hơn với 3,098 triệu đồng/công/vụ, chi thuốc cao nhất là 7,5 triệu đồng, thấp nhất là 0,7 triệu đồng. Lượng chi phí của hai mô hình có sự chênh lệch là do các nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu có xu hướng giảm dần thuốc hóa học và tăng dần sử dụng chế phẩm sinh học. Phần lớn nông dân đều sử dụng thuốc hóa học có nằm trong danh mục thuốc được sử dụng, có thời gian cách ly ngắn, ít độc đối với môi trường và thiên địch. Bên cạnh đó, chi phí được sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của từng vụ mùa trong năm, cũng như điều kiện thời tiết và lượng phân bón mà nông hộ sử dụng có phù hợp hay không.

4.2.1.6 Chi phí thuê lao động

Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đơn vị tính của việc thuê lao động là số tiền trên một công khoai lang. Trong hoạt động sản xuất khoai lang thì chi phí công lao động là lớn nhất. Theo số liệu bảng 4.7 cho thấy, chi phí thuê lao động trung bình chiếm khoảng 4 triệu đồng/công/vụ trong cả hai mô hình trong cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu. Do cùng địa bàn canh tác sản xuất nên chi phí thuê lao động của cả hai mô hình là giống nhau.

Chi phí thuê mướn lao động cao là do sản xuất khoai lang không giống như các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác lao động thuê được tính từ lúc bắt đầu trồng đến kết thúc quá trình canh tác, chủ yếu các khâu: làm đất, lên

48

luống, gieo trồng, rong dây và dựt dòng, thu lặt chạt củ và vận chuyển. Do lượng lao động và cách làm ở mỗi khâu khác nhau nên tùy thuộc lao động ở khâu nào mà hộ sẽ trả tiền cho lao động thuê khác nhau. Hình 4.4 thể hiện các lượng chi phí khác nhau giữa các khâu, trong đó khâu lên luống đất là tốn chi phí nhiều nhất.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế vụ khoai 2013 - 2014

Hình 4.4 Chi phí các khâu trong việc thuê lao động (1.000m2)

4.2.1.7 Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm là chi phí tưới tiêu và chi phí khấu hao (máy tưới, xuồng, ống tưới, bình xịt). Chi phí tưới tiêu được tính bằng số tiền mà nông hộ chi ra để mua nhiên liệu là xăng. Việc tưới tiêu có vai trò quan trọng trong canh tác, vì vậy chi phí tưới tiêu cũng chiếm một phần trong chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 60)