PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 64)

HUỞNG ÐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ TRONG HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT.

4.4.1 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất khoai lang trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu

4.4.1.1 Dữ liệu phân tích

Trong bài nghiên cứu tác giả tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất trong và ngoài cánh đồng mẫu khoai lang. Ngoài việc ước lượng và so sánh hiệu quả sản xuất giữa các hộ sản xuất trong cùng mô hình, nghiên cứu sẽ so sánh hiệu quả sản xuất của những hộ trong hai mô hình sản xuất với nhau.

Số liệu thu thập bao gồm dữ liệu về những đặc điểm của hai mô hình sản xuất khoai lang trong vụ Đông Xuân 2013-2014. Dữ liệu gồm năng suất đầu ra và các yếu tố đầu vào như lượng giống, lượng phân N, lượng phân P, lượng phân K, chi phí thuốc bảo vệ thực vật và lượng ngày công lao động gia đình. Các biến về sản lượng đầu ra, các yếu tố đầu vào được sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) theo hướng định hướng cố định theo quy mô (CRS) để tính hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) của việc trồng khoai lang được thể hiện trong bảng 4.11.

Trong kết quả bảng 4.11 ta thấy năng suất khoai lang và lượng đầu vào trong mô hình cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu tính trung bình trên một công (1.000m2) của các hộ sản xuất có sự chênh lệch thấp. Cụ thể, năng suất trung bình trong mô hình cánh đồng mẫu là 43,7 tạ/công cao hơn ngoài mô hình chỉ với 38,9 tạ/công. Ngoài ra, các yếu tố đầu vào như lượng giống, lượng phân (N, P, K), chi phí thuốc và ngày công lao động gia đình của hai mô hình cũng có sự khác biệt.

53

Bảng 4.11: Các biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của hai mô hình sản xuất khoai lang (1.000m2)

Các biến sử dụng

Trong mô hình Ngoài mô hình Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất (Tạ) 43,7 6,7 38,9 8,3 Lượng giống (Muông) 1,8 0,19 1,8 0,2 Lượng N (Kg) 8,15 3,3 10,4 6,3 Lượng P (Kg) 8,16 4,1 12,5 11,1 Lượng K (Kg) 14,7 6,1 13,9 11,7 CP thuốc BVTV (Triệu) 1,9 0,94 3,10 1,4 LĐGĐ (Ngày) 12,7 4,3 12,30 3,6

Nguồn: Số liệu điều tra vụ khoai Đông Xuân 2013 - 2014

4.4.1.2 Kết quả phân tích

Bảng 4.12 trình bày kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất khoai lang trong và ngoài cánh đồng mẫu. Chúng ta thấy rằng, hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất tương đối lớn. Đa số các hộ sản xuất trong cả hai mô hình canh tác đều đạt hiệu quả trên 0,6. Trong đó, có 11% và 14% lần lượt là nông hộ trong cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu đạt hiệu quả tối đa (1,00), những hộ có hiệu quả nhỏ hơn 0,6 chỉ chiếm 2% ở cả hai mô hình canh tác. Kết quả trên cho thấy, hầu hết các nông hộ tham gia sản xuất đều nắm bắt được kỹ thuật sản xuất tốt, một phần cũng do người dân đã tự tích lũy cho mình khối kiến thức nhất định, điều này được minh chứng qua số năm kinh nghiệm sản xuất khoai lang của nông hộ trong vùng đạt được là rất cao như đã giới thiệu ở phần trên. Mặt khác, do có sự tiếp thu tốt lượng kiến thức mới từ những buổi hội thảo, tập huấn trong việc ứng dụng TBKT vào sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả của nông hộ trồng khoai lang. Theo số liệu đã ước lượng, bình quân hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng khoai trong mô hình cánh đồng mẫu đạt 0,872 với độ lệch chuẩn và độ rộng lần lượt là 0,134 và 0,541 – 1,000. Đối với các hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu, hiệu quả kỹ thuật bình quân là 0,860 với độ lệch chuẩn là 0,150 và độ rộng của hiệu quả trong khoảng 0,321 – 1,000.

54

Bảng 4.12: Hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất theo từng mô hình canh tác

Giá trị hiệu quả

Hiệu quả kỹ thuật

Trong mô hình Ngoài mô hình

Số hộ Phần trăm Số hộ Phần trăm 1,00 11 27,5 14 35,0 0,9 – 0,99 7 17,5 12 30,0 0,8 – 0,89 11 27,5 6 15,0 0,7 – 0,79 6 15,0 3 7,5 0,6 – 0,69 3 7,5 3 7,5 <0,6 2 5,0 2 5,0 Tổng số hộ 40 40 Trung bình 0,872 0,860 Nhỏ nhất 0,541 0,321 Lớn nhất 1,000 1,000 Độ lệch chuẩn 0,134 0,150

Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra vụ khoai Đông Xuân 2013 - 2014

Tuy nhiên, kết quả ước lượng trên chỉ cho chúng ta có thể đánh giá và so sánh hiệu quả giữa các hộ sản xuất trong cùng mô hình sản xuất. Để có thể ước lượng và so sánh hiệu quả của hộ sản xuất khoai lang trong mô hình cánh đồng mẫu với hiệu quả của hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu, chúng ta phải tính toán hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất theo biên sản xuất chung cho cả hai mô hình (metafrontier) và xác định tỷ số siêu kỹ thuật (MTR) của các hộ sản xuất trong từng mô hình theo công thức (2.2) đã đề cập.

Ban đầu, khi đánh giá khách quan bằng chỉ số hiệu quả kỹ thuật bình quân về hiệu quả sản xuất của nông hộ ta thấy trung bình hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất trong cánh đồng mẫu cao hơn các hộ ngoài mô hình. Tuy nhiên con số này không có cơ sở khi so sánh mô hình này sẽ cao hơn mô hình kia. Thay vào đó, ta sử dụng tỷ số siêu kỹ thuật bình quân để so sánh.

55

Bảng 4.13: Tỷ số siêu kỹ thuật trung bình (mean MTR) theo mô hình canh tác

Mô hình canh tác

Hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên

sản xuất riêng Hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên sản xuất chung Tỷ số siêu kỹ thuật bình quân (mean MTR) Trong mô hình CĐM 0,872 0,861 0,987 Ngoài mô hình CĐM 0,860 0,777 0,903

Nguồn: Phân tích từ số liệu điều tra vụ khoai Đông Xuân 2013 - 2014

Dựa vào kết quả ước lượng và tính toán trình bày trong bảng 4.13, chúng ta thấy rằng tỷ số siêu kỹ thuật bình quân (mean MTR) của các hộ sản xuất khoai lang trong cánh đồng mẫu cao hơn so với các hộ sản xuất khoai lang ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Kết quả tính toán chỉ ra rằng: bình quân các hộ sản xuất khoai lang trong cánh đồng mẫu đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với các hộ sản xuất khoai lang ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Điều này có nghĩa là các hộ sản xuất đạt hiệu quả tối ưu trong mô hình cánh đồng mẫu (hiệu quả kỹ thuật = 1,00) có giá trị hiệu quả cao tương đối so với các hộ sản xuất đạt hiệu quả tối ưu ngoài mô hình ngoài cánh đồng mẫu (hiệu quả kỹ thuật = 1,00). Hay nói cách khác là vị trí (kỹ thuật sản xuất) của các hộ sản xuất theo mô hình trong cánh đồng mẫu tập trung gắn với biên sản xuất riêng của nó (giá trị bình quân hiệu quả kỹ thuật cao) và khoảng cách giữa biên sản xuất riêng với biên sản xuất chung gần hơn khoảng cách giữa biên sản xuất riêng của các hộ sản xuất ngoài mô hình cánh đồng mẫu với biên sản xuất chung.

4.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng khoai lang trên địa bàn.

Các yếu tố đầu vào như lượng giống, phân bón, chi phí thuốc BVTV, ngày công lao động gia đình và năng suất đầu ra theo quy mô cố định quyết định trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ mô hình DEA. Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta thấy các yếu tố về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng có tác động đến giá trị hiệu quả này. Cụ thể như các yếu tố về tham gia tập huấn kỹ thuật, độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, giới tính, số lao động tham gia, tham gia các hội đoàn thể, tham gia cánh đồng mẫu, tình trạng sử dụng vốn cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Chúng ta biết rằng hiệu quả kỹ thuật luôn nằm trong giá trị từ 0 đến 1. Vì thế trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để ước lượng sự ảnh hưởng của một số biến đến hiệu quả kỹ thuật (TE) được giải thích theo phần trăm.

56

Bài nghiên cứu sử dụng bốn biến định lượng và năm biến định tính để ước lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu. Kết quả ước lượng được trình bày ở bảng 4.14 thông qua phần mềm SPSS trong hỗ trợ phân tích.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mức ý nghĩa thống kê của mô hình rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5% (mức ý nghĩa Sig của F = 0,000). Vì vậy mô hình phù hợp với tập dữ liệu nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hiệu quả kỹ thuật với ít nhất một trong các biến số được đưa vào mô hình. Bên cạnh đó, hệ số xác định R2

là 46,3% có nghĩa là 46,3% sự biến động của hiệu quả kỹ thuật (TE) được giải thích bởi các biến độc lập được đưa vào mô hình. Ngoài ra, các kết quả kiểm định (Phụ lục 1) cũng cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.

Bảng 4.14: Kết quả ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình cánh đồng mẫu và ngoài cánh đồng mẫu khoai lang

Biến Hệ số ước lượng Giá trị kiểm định t

Hằng số 0,709 7,446

Độ tuổi -0,003 -2,785***

Lao động tham gia 0,023 1,902*

Giới tính 0,088 1,995**

Trình độ học vấn 0,001 0,297ns

Kinh nghiệm sản xuất 0,008 4,240***

Tham gia CĐM -0,077 -1,661ns

Tham gia đoàn thể 0,081 1,861*

Tập huấn 0,078 1,683*

Vay vốn -0,011 -0,407ns

Ý nghĩa mô hình (Sig. F) 0,000

Hệ số xác định R2 0,463

Hệ số hiệu chỉnh R2 0,394

Hệ số Durbin-Watson 1,945

Ghi chú: *,**,*** và ns lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% , 1% và không có ý nghĩa.

57

Theo kết quả phân tích có một số biến đưa vào mô hình là có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Trong đó, một số biến có ý nghĩa ở mức 1% đến 10%, một số biến còn lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong tổng chín biến được đưa vào kiểm định trong mô hình thì có sáu biến ảnh hưởng đến mức hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất khoai lang của các nông hộ. Cụ thể là biến tuổi, lao động tham gia, giới tính, kinh nghiệm sản xuất, tham gia đoàn thể và biến tập huấn kỹ thuật. Trong mô hình ước lượng, ba nhân tố trình độ học vấn, tham gia cánh đồng mẫu và vay vốn không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích mô hình. Biến giả tham gia cánh đồng mẫu (TGCĐM) được đưa vào để kiểm định xem có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật của việc tham gia mô hình và không tham gia mô hình hay không. Trong trường hợp này biến này lại không có ý nghĩa thống kê (hệ số ý nghĩa lớn hơn 10%) vì vậy ta chấp nhận giả thiết là hệ số ước lượng của biến TGCĐM bằng 0 hay không có sự khác biệt giữa hai mô hình.

Độ tuổi: Độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất của chủ hộ cũng ảnh hưởng

lớn đến chất lượng lao động cũng như hình thức lao động. Theo kết quả phân tích bảng 4.14, trong điều kiện các yếu tố không đổi, nếu độ tuổi tăng thêm 1 tuổi thì hiệu quả canh tác khoai lang sẽ giảm 0,03% với mức ý nghĩa 1%. Do đó độ tuổi ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm tăng hiệu quả kỹ thuật. Trong thực tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai lang nói riêng thường là những việc làm nặng nhọc chân tay ở nhiều khâu sản xuất khác nhau nên sức khỏe là điều cần thiết. Theo như số liệu về độ tuổi của chủ hộ đã trình bày ở bảng 4.3 của cả hai mô hình, thì số chủ hộ trên 56 tuổi chiếm hơn 35% trong tổng chủ hộ được điều tra. Điều này cho thấy khi số tuổi của chủ hộ càng cao thì sức khỏe, sự nhanh nhẹn cũng phần nào giảm sút từ đó hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cũng bị ảnh hưởng.

Lao động tham gia: Hệ số ước lượng của biến lao động tham gia dương

bằng 0,023 với ý nghĩa 10%, cho thấy việc sử dụng nhiều lao động tham gia sản xuất sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng số lượng lao động lên thêm 1 người thì mức đạt hiệu quả kỹ thuật tăng 2,3%. Việc tăng cường đầu tư lao động cho quá trình chăm sóc, thăm đồng thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời các rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Giới tính: Là biến giả, thể hiện sự ảnh hưởng giới tính của chủ hộ đến sản xuất. Kì vọng cho thấy nếu người chủ hộ nam giới thì đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn nữ giới là do trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng khoai nói riêng. Thông thường nam giới là người trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp và quyết định đến vấn đề sản xuất đạt hiệu quả hơn là nữ

58

giới. Theo kết quả bảng 4.14 cho thấy hệ số biến giới tính có kết quả dương (8,8%) ở mức nghĩa 5%, và đạt kết quả như kỳ vọng.

Kinh nghiệm sản xuất: Như kết quả đã phân tích thì số năm kinh nghiệm

của nông hộ tỷ lệ thuận với hiệu quả kỹ thuật (0,008) với mức ý nghĩa là 1%. Nghĩa là hiệu quả kỹ thuật cũng chịu sự ảnh hưởng của số năm kinh nghiệm, đúng như dấu kỳ vọng ban đầu. Đây là biến tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong lĩnh vực trồng khoai. Thông thường khi người dân có số năm kinh nghiệm cao thì việc quyết định, đánh giá và sử dụng nguồn lực đầu vào trở nên hợp lý hơn.

Tham gia đoàn thể: Là biến giả thể hiện chủ nông hộ có tham gia là thành viên của các đoàn thể và hiệp hội. Theo kết quả phân tích bảng 4.14, biến này có hệ số ước lượng là 0,081 với mức ý nghĩa 10%, có sự tác động tương quan thuận đến hiệu quả kỹ thuật. Khi các nông hộ có tham gia hội đoàn thể thì sẽ làm tăng thêm 8,1% hiệu quả kỹ thuật. Rõ ràng cho thấy chủ nông hộ có tham gia các đoàn thể và hiệp hội thì dễ dàng tiếp cận các thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để năng cao hiệu quả cũng như việc quản lý và ra quyết định trong sản xuất.

Tham gia tập huấn: Biến tập huấn KHKT mang dấu dương cho thấy

tham gia tập huấn có ảnh hưởng tích cực, làm tăng hiệu quả kỹ thuật trong mô hình. Cụ thể khi các nông hộ có tích cực tham gia tập huấn thì sẽ làm hiệu quả kỹ thuật tăng lên 7,8% khi các yếu tố khác không đổi với mức ý nghĩa 10%. Đây là biến có ảnh hưởng quan trọng đến việc tham gia mô hình mới, khi số lần tham gia tập huấn của nông hộ tăng, kiến thức về sản xuất được nâng cao, góp phần đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt khi mô hình được phổ biến rộng rãi, vấn đề tập huấn được đầu tư và thực hiện đồng bộ hơn thì tập huấn sẽ ngày càng phát huy tính tích cực.

4.4.3 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu.

Dựa trên phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), bài nghiên cứu tập trung chủ yếu ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong và ngoài cánh đồng mẫu. Kết quả phân tích cho thấy, trong hai mô hình canh tác, các hộ sản xuất khoai lang trong cánh đồng mẫu đạt hiệu quả kỹ thuật và ít biến động hơn so với các hộ sản xuất khoai lang ngoài cánh đồng. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, trên bình diện chung các hộ sản xuất khoai lang trong cánh đồng mẫu đạt hiệu quả cao hơn với lượng đầu vào sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn, sản phẩm sản xuất ra cũng đạt chất lượng cao về hạn chế độ hóa

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang theo cánh đồng mẫu tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)