Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 75 - 77)

VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)

T c phát tr in n hố độ ể đị g c ố

3.1.3. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn.

 Nội dung và phương pháp phân tích:

Tài sản ngắn hạn là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt, là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong vòng một năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác.

Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi đó là những tài sản được sử dụng trong cho hoạt động hàng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh.

Nguồn tài trợ tương ứng cho các tài sản ngắn hạn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn (trong một số trường hợp còn có vả phần dư của nguồn vốn dài hạn). Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn. Người ta thường so sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để xác định khả năng đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Khi phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn, tiến hành so sánh Nợ ngắn hạn với Tài sản ngắn hạn ở cuối kỳ và đầu năm.

 Các trường hợp xảy ra:

• Nếu Nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn: Bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các tài sản ngắn hạn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là trường hợp có tính chất lý thuyết và rất ít khi xảy ra trong thực tế. Khi đó, doanh nghiệp không phải dùng các nguồn vốn khác để bù đắp.

• Nếu Nợ ngắn hạn > Tài sản ngắn hạn: Bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho các tài sản ngắn hạn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn.

• Nếu Nợ ngắn hạn < Tài sản ngắn hạn: Bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải cho các tài sản ngắn hạn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn vốn khác để bù đắp.

 Từ số liệu bảng cân đối kế toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 ta lập bảng tính:

Tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn năm 2013

Kỳ Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chênh lệch

(mức độ đảm bảo)

(1) (2) (3) (4)=(3)-(2)

Đầu năm 2.391.312.402.357 2.232.088.273.812 -159.224.128.545 Cuối năm 3.248.106.640.209 3.154.831.832.316 -93.274.807.893

Như vậy: Ở đầu năm, bằng nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp đã không đủ khả năng trang trải cho các tài sản ngắn hạn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh (thiếu

159.224.128.545 đồng). Đến cuối năm, mặc dù các khoản vay nợ ngắn hạn đã tăng lên nhưng giá trị của tài sản ngắn hạn lại tăng nhanh. Điều đó làm cho nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có mức khá hơn so với đầu năm nhưng vẫn không đủ để trang trải cho các tài sản ngắn hạn cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (thiếu 93.274.807.893). Khi đó, doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn vốn khác để bù đắp cho các tài sản ngắn hạn cần thiết, nhằm duy trì cho doanh nghiệp hoạt động bình thường.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 75 - 77)