Phân tích biến động và phân bổ tài sản.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 80 - 88)

VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)

T c phát tr in n hố độ ể đị g c ố

3.2.2. Phân tích biến động và phân bổ tài sản.

Sự thay đổi của tài sản là tổng hợp sự biến đổi về quy mô của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, sự thay đổi mỗi khoản mục có ý nghĩa khác nhau, ta nên tiến hành đánh giá cụ thể, nhất là các khoản mục chủ yếu như:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Vốn bằng tiền chủ yếu nhằm đảm bảo cho nhu cầu thanh toán trong kinh doanh như thanh toán cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ; thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá lượng tiền có hợp lý hay

không. Sự biến động về qui mô của vốn bằng tiền được xem là lý tưởng khi nó đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho Tổng công ty.

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: Khi xem xét các khoản đầu tư tài chính này, cần liên hệ với chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong từng thời kỳ, vì không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện đầu tư tài chính. Hơn nữa, môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng của khoản đầu tư này. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, đầu tư tài chính là cơ hội cần thiết để giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả số vốn dôi thừa, đồng thời tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi được kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế tiên tiến, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như có điều kiện để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. + Khoản phải thu ngắn hạn: Đây là khoản vốn của công ty bị người ngoài chiếm dụng hợp pháp hoặc không hợp pháp. Công ty phải chịu một chi phí vốn của những khoản phải thu, nhưng không có phần bù đắp chi phí này. Do đó, khoản phải thu nên chiếm một tỷ trọng vừa phải trong tổng số vốn của công ty. Việc tăng tỷ trọng của khoản phải thu nếu không nằm trong chính sách tín dụng thương mại của công ty thì sẽ được xem là một dấu hiệu xấu trong công tác quản lý công nợ của công ty.

+ Hàng tồn kho: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi phải có lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không làm tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn. Hàng tồn kho gắn liền với chu kỳ sản xuất, chu kỳ kinh doanh của công ty. Đánh giá hàng tồn kho cần kết hợp phân tích một số nhân tố định tính như quy mô sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, hệ thống cung cấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp và một số nhân tố khác.

+ Tài sản cố định: Giá trị tài sản cố định phản ánh qui mô sản xuất kinh doanh của công ty. Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản tùy thuộc ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Sau nữa, tỷ trọng này còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, chu kỳ kinh doanh và phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng. Giá trị tài sản cố định lớn vừa là một điều kiện khuyến khích, vừa là một thách thức đối với công ty bởi lẽ giá trị khấu hao lớn. Ngoài việc xem xét tỷ trọng của các bộ phận tài sản cố định hữu hình, vô

hình và thuê tài chính còn phải xem xét tỷ trọng của bộ phận chi phí xây dựng cơ bản dở dang: là con số nói lên khoản giá trị đầu tư cho tương lai của công ty trong thời gian hiện tại do chưa được sử dụng cho hoạt động sản xuất.

Bảng phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản của Tổng công ty năm 2013

Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Giá trị (đ) Giá trị(đ) Giá trị (đ)

Tỷ trọng (%) ± (đ) % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.391.312.402.357 69,15 3.248.106.640.209 60,78 856.794.237.852 35,83 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 221.336.596.894 6,40 507.425.931.950 9,50 286.089.335.056 129,25 1. Tiền 221.336.596.894 6,40 466.261.459.815 8,72 244.924.862.921 110.66 2. Các khoản tương đương tiền 0,00 41.164.472.135 0.78 41.164.472.135 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 183.480.000.000 5,30 186.607.565.914 3,49 3.127.565.914 1,70 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.202.933.712.781 34,78 1.462.569.735.795 27,37 259.636.023.014 21,58 1. Phải thu khách hàng 793.398.988.913 22,64 759.667.305.795 14,21 33.731.683.118 -4,25 2. Trả trước cho người bán 229.828.796.544 6,55 268.633.777.112 5,03 38.804.980.568 16,88 3. Các khoản phải thu khác 186.345.824.690 5,40 440.739.823.392 8,01 254.393.998.702 136,52 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 6.639.897.366 0,19 6.471.170.504 0,12 168.726.862 -2,54 IV. Hàng tồn kho 729.897.779.154 21,12 962.788.262.624 18,01 232.890.483.470 31,91

V. Tài sản ngắn hạn khác 53.664.313.528 1,55 128.715.143.926 2,41 75.050.830.398 139,85 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 12.516.129.712 0,36 10.079.406.275 0,19 2.436.723.437 -19,47 2. Thuế GTGT được khấu trừ 85.050.574 0,004 68.135.002.010 1,28 68.049.951.436 80.011,16 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 191.968.400 0,006 10.341.964.602 0,19 10.149.996.202 528.7,33 4. Tài sản ngắn hạn khác 40.871.164.842 1,18 40.158.771.039 0,75 712.393.803 -1,74 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.066.986.838.927 30,85 2.096.061.807.22 9 39,22 1.029.074.968.30 2 96,45 I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định 912.429.535.742 26,38 1.829.928.950.078 34,22 917.499.414.336 100,55 1. Tài sản cố định hữu hình 781.434.398.357 22,60 613.054.802.870 11,47 168.379.595.487 -21,55 2. Tài sản cố định vô hình 6.658.960.426 0,19 79.736.602.460 1,49 73.077.642.034 1.097,43 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 124.336.176.957 3,59 1.137.137.544.74 8 21,26 1.012.801.367.79 1 814,57 III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 75.089.455.500 2,17 125.000.181.858 2,28 49.910.726.358 66,47 1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 65.560.236.000 1.89 122.810.090.858 2,22 57.249.854.858 87,32 2. Đầu tư dài hạn khác 4.143.761.000 0,12 2.190.091.000 0,06 1.953.670.000 -47,15

3. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 5.385.458.500 0,16 5.385.458.500 V. Tài sản dài hạn khác 79.467.847.685 2,30 143.135.464.893 2,68 63.667.617.208 80,12 1. Chi phí trả trước dài hạn 79.052.925.932 2,28 142.208.987.014 2,66 63.156.061.082 79,89 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 213.486.643 0,006 691.322.079 0,013 477.835.436 223,82 3. Tài sản dài hạn khác 201.435.110 0,014 235.155.800 0,007 33.720.690 16,74 VI. Lợi thế thương mại 2.002.789.600 0,04 2.002.789.600 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3.458.299.241.284 100 5.344.168.447.43 8 100 1.885.869.206.15 4 54,53

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

• Về tình hình biến động tài sản:

Tổng tài sản ở cuối năm đã tăng lên 1.885.869.206.154đ tương ứng với mức tăng 54,53% so với đầu năm. Như vậy, so với đầu năm thì tổng tài sản đã tăng lên đáng kể, trong đó tài sản dài hạn tăng với mức tăng tương đối lớn tới 96,45%, còn tài sản ngắn hạn tăng với mức tăng 35,83%.

- Ở phần tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm là 856.794.237.852đ tương ứng với mức tăng 35,83% ,do các nguyên nhân:

+ Tỷ trọng của mục Tiền và các khoản tương đương tiền tăng tới 286.089.335.056đ với mức tăng đạt 129,25% giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động của mình. + Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhẹ là 3.127.565.914đ với mức

tăng 1,70 %.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 259.636.023.014đ so với đầu năm tương ứng với mức tăng 21,58% cho thấy các khoản mà doanh nghiệp bị chiếm dụng đã tăng lên vào cuối năm. Mặc dù khoản phải thu khách hàng và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm nhẹ với mức giảm lần lượt là 4,25% và 2,54% nhưng bù lại các khoản trả trước cho người

bán lại tăng so với đầu năm (tăng 16,88%), đặc biệt là các khoản phải thu khác tăng mạnh với mức tăng 136,52%.

+ Hàng tồn kho cuối năm tăng 232.890.483.470đ so với đầu năm ứng với mức tăng 31,91% .

+ Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng mạnh với 75.050.830.398đ ứng với mức tăng 139,85%.

- Ở phần tài sản dài hạn: tài sản dài hạn cuối năm tăng 1.029.074.968.302đ tương ứng với mức tăng 96,45 % là do các nguyên nhân:

+ Tài sản cố định cuối năm tăng 917.499.414.336đ, tương ứng với mức tăng 100,55% cho thấy công ty rất chú trọng đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất và máy móc thiết bị sử dụng cho sản suất để nâng cao năng suất lao động và tăng năng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự tăng này chủ yếu do tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang với mức tăng 814,57%,tài sản cố định vô hình chiếm tỉ trọng rất ít trong tài sản cố định nhưng cũng tăng rất cao với mức 1.097,43%. Tài sản hữu hình giảm 21,55% song do tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình chiếm trong tài sản cố định khá thấp nên không đủ để làm cho tổng tài sản cố định của Tổng công ty giảm đi.

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ở cuối năm tăng 49.910.726.358đ với mức tăng 66,47%.

+ Tài sản dài hạn khác cuối năm cũng tăng lên 63.667.617.208đ với mức tăng 80,12%. + Vào cuối năm, lợi thế thương mại của Tổng công ty đạt được do các công ty con phát

sinh là 2.002.789.600 chiếm tỷ trọng 0,04% trong tổng tài sản dài hạn. • Về tình hình phân bổ tài sản:

+ Cuối năm giá trị tổng tài sản của công ty là : 5.344.168.447.438đ, trong đó tài sản ngắn hạn là 3.248.106.640.209đ chiếm 60,78% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn là 2.096.061.807.229đ chiếm 39,22% trong tổng tài sản.

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: đầu năm chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số tài sản (chỉ chiếm 6,40%) nên khả năng chủ động của doanh nghiệp bị hạn chế. Vào cuối năm, tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên đạt 9,50%. Đây là dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ở đầu năm chiếm tỷ trọng 5,30%. Vào cuối năm doanh nghiệp đã không chú trọng nhiều đến khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nên chỉ chiếm tỷ trọng là 3,49%.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn ở đầu năm và cuối năm đều chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản (đầu năm chiếm 34,78%, cuối năm chiếm 27,37%) chứng tỏ công ty chưa có biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ dẫn đến làm hạn chế các khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do đó công ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc truy thu các khoản đó.

+ Bên cạnh đó, hàng tồn kho ở đầu năm và cuối năm cũng đều chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng tài sản (đầu năm chiếm 21,12%, cuối năm chiếm 18,01%) cho thấy lượng vốn ứ đọng trong hàng tồn kho tương đối lớn, Tổng công ty cần có biện pháp mạnh hơn để đẩy nhanh quá trình sản xuất, giao nhận hàng đúng thời điểm; kịp thời đưa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào quá trình sản xuất; kịp thời xử lý các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hư hỏng hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện bàn giao các công trình, tạo điều kiện cho việc thanh quyết toán các công trình được thuận lợi, giúp khâu tiêu thụ được đẩy nhanh để giảm lượng tồn kho.

+ Tài sản ngắn hạn khác ở cả cuối năm và đầu năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng số tài sản của doanh nghiệp (đầu năm chiếm 1,55%, cuối năm chiếm 2,41%). + Tỷ trọng của tài sản cố định ở đầu năm và cuối năm gần lần lượt là 26,38% và 34,22%, tỷ

trọng này chiếm khá cao trong tổng tài sản dài hạn cho thấy doanh nghiệp chú trọng nhiều cho đầu tư tài sản cố định. Trong đó, tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình có sự giảm mạnh (từ 22,60% xuống còn 11,47%); tỷ trọng của tài sản cố định vô hình có tăng lên nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản cố định; chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm tỷ trọng khá cao (đầu năm chiếm tỷ trọng 3,59%, cuối năm chiếm tỷ trọng 21,26%).

+ Tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn ở cả đầu năm và cuối năm gần như không có sự thay đổi (2,17% - 2,28). Trong đó, khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh tăng nhẹ từ 1.89% đến 2,22%; các khoản đầu tư dài hạn khác giảm nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản dài hạn.

+ Giống như tài sản ngắn hạn khác, tài sản dài hạn khác cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp (đầu năm chiếm 2,30%, cuối năm chiếm 2,68%).

+ Vào cuối năm, các công ty con đã phát sinh được lợi thế thương mại cho Tổng công ty với 2.002.789.600đ chiếm tỷ trọng 0,04 trong tổng tài sản dài hạn.

Kết luận: Cuối năm tổng tài sản của Tổng công ty tăng lên khá cao. Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn có giảm nhẹ và chiếm phần lớn trong tổng tài sản vào cuối năm. Tuy tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản của công ty cho thấy lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng và lượng vốn bị ứ đọng khá cao. Tài sản dài hạn của công ty tăng lên chủ yếu là do tài sản cố định tăng. Vì vậy, công ty cần phát huy được tình hình phát triển,nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cũng như quan tâm đến đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cao năng suất lao động.

3.3. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn. 3.3.1. Mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích.

 Mục đích, ý nghĩa:

Để tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn cho nhu cầu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, có thể quy về hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh (vốn đầu tư của chủ sở hữu). Ngoài ra, thuộc vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số khoản khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như: chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ doanh nghiệp… Vốn chủ sở hữu không phải là các khoản nợ nên doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán.

Khác với vốn chủ sở hữu, nợ phải trả phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh; do vậy, doanh nghiệp phải cam kết thanh toán và có trách nhiệm thanh toán. Thuộc nợ phải trả cũng bao gồm nhiều loại khác nhau, được phân theo nhiều cách khác nhau; trong đó, phân theo thời hạn thanh toán được áp dụng phổ biến. Theo cách này, toàn bộ nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành nợ phải trả ngắn hạn (là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) và nợ phải trả dài hạn (là các khoản nợ mà

doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán ngoài một năm hay một chu kỳ kinh doanh).

Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ công ty, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà công ty phải đương đầu. Điều đó được phản ánh thể hiện qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Cũng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý nắm được cơ cấu vốn huy động, biết được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp, người lao động, ngân sách…, nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.

 Phương pháp phân tích:

+ Tính và so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn ở cuối kỳ và đầu năm.

+ So sánh sự biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về số tuyệt đối lẫn tương đối theo từng nguồn vốn.

+ Tìm nguyên nhân cụ thế của việc thay đổi tỷ trọng đó.

Cách đánh giá các tỷ trọng tăng lên hay giảm đi là tốt hay xấu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại vốn đối với doanh nghiệp ở từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w