VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 41 49.892.296.4 6Chênh lệch tỷ giá hối đoá
2.3.1. Nội dung, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích.
Nội dung:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của doanh nghiệp thấp. Như vậy thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động của mình.
Chỉ tiêu phân tích:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau. Có nhiều hệ số khả năng thanh toán được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên các mặt khác nhau đó. Tuy nhiên, khi đánh giá khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì ta sử dụng chỉ tiêu “khả năng thanh toán ngắn hạn”.
Hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn (Khh) =
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp Ngân sách,… Khả năng thanh toá ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong đó :
Tài sản ngắn hạn được phản ánh ở mục A phần “Tài sản”, có mã số 100 trong bảng cân đối kế toán.
Nợ ngắn hạn được phản ánh ở mục I nhóm A phần “Nguồn vốn”, có mã số 310 trong bảng cân đối kế toán.
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, chỉ tiêu này cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ; hay với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không.
Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh. Thông thường:
Khh >1,5 : Tốt
Khh = 1 - 1,5 : Bình thường Khh <1 : Xấu
Phương pháp phân tích.
Để nắm bắt được thông tin khái quát về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, cần phải so sánh hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giữa cuối kỳ với đầu năm.