Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho tài sản dài hạn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 77 - 80)

VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)

T c phát tr in n hố độ ể đị g c ố

3.1.4. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho tài sản dài hạn.

 Nội dung và phương pháp phân tích.

Tài sản dài hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong nhiều kỳ kinh doanh hoặc hơn một năm tài chính. Tài sản dài hạn doanh nghiệp gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư dài hạn khác và đầu tư xây dựng cơ bản ở doanh nghiệp, chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn. Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn (vay ngân hàng, vay công ty mẹ, vay tổ chức tín dụng khác, trái phiếu trung - dài hạn...).

Khi phân tích đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho tài sản ngắn hạn, tiến hành so sánh: Tài sản dài hạn và Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

 Các trường hợp xảy ra:

• Nếu Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu = Tài sản dài hạn: Bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp vừa đủ đảm bảo trang trải cho các tài sản dài hạn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là trường hợp có tính chất lý thuyết và rất ít khi xảy ra trong thực tế. Khi đó, doanh nghiệp không phải dùng các nguồn vốn khác để bù đắp.

• Nếu Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu > Tài sản dài hạn: Bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho các tài sản dài hạn cần thiết cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh. Khi đó, có thể một phần nguồn vốn dài hạn đã được chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

• Nếu Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu < Tài sản dài hạn: Bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải cho các tài sản dài hạn cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn vốn khác để bù đắp.

 Từ số liệu bảng cân đối kế toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, ta có:

Đầu năm: Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = 319.368.265.973 + 808.509.337.416

= 1.127.877.603.389

Cuối năm: Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = 417.858.681.919 + 1.669.506.696.226 = 2.087.365.378.145

Tình hình đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho tài sản dài hạn năm 2013

Kỳ Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu

+ Nợ dài hạn Chênh lệch (mức độ đảm bảo) (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) Đầu năm 1.066.986.838.927 1.127.877.603.389 60.890.764.462 Cuối năm 2.096.061.807.229 2.087.365.378.145 -8.696.429.084

Như vậy: Ở đầu năm, bằng nguồn vốn dài hạn, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho các tài sản dài hạn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không cần phải huy động vốn từ các nguồn vốn khác (thừa 60.890.764.462 đồng). Nhưng đến cuối năm, mặc dù doanh nghiệp đã huy động thêm từ nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn nhưng vì giá trị của tài sản dài hạn lại tăng lên rất cao khiến cho doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải cho các tài sản dài hạn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh (thiếu 8.696.429.084). Do đó, doanh nghiệp đã phải tính toán cẩn thận và cân nhắc trong việc trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi tài sản dài hạn tăng cao.

3.2. Phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản. 3.2.1. Mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích.

 Mục đích, ý nghĩa:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động của tài sản là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả số vốn đã huy động được thể hiện trước hết ở chỗ: số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Vì thế, phân tích tình hình biến động, sử dụng vốn bao giờ cũng

được thực hiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu và biến động của tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

 Phương pháp phân tích:

+ Tính và so sánh tỷ trọng ở cuối kỳ và đầu năm của từng loại tài sản để nghiên cứu sự biến động của tài sản.

+ Đánh giá sự phân bổ có hợp lý hay không . + Tìm nguyên nhân của sự biến động này.

Cách đánh giá các tỷ trọng tăng lên hay giảm xuống giữa cuối kỳ và đầu năm là hợp lý hay không cần phải phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp với biến động của thị trường sao cho tình hình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và thuận lợi.

Phải xem xét kết cấu các loại tài sản của công ty hay nói cách khác là phải xem công ty đã phân bố vốn (tài sản) hợp lý và phát huy hiệu quả chưa? Kết cấu vốn của công ty phải phù hợp với đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Để phân tích, tiến hành xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa cuối kỳ và đầu năm và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua so sánh bằng số tuyệt đối và bằng các tỉ trọng có thể thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỷ trọng của từng loại vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 77 - 80)