Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinhdoanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 71 - 73)

VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)

T c phát tr in n hố độ ể đị g c ố

3.1.1. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinhdoanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

hữu.

Theo quan điểm sử dụng và luân chuyển vốn thì tài sản dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh nguồn vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Do đó, phải đánh giá xem nguồn vốn chủ sở hữu có đủ để bù đắp cho các khoản tài sản lưu động và tài sản cố định. Việc đánh giá khẳng định khả năng chủ động của doanh nghiệp là tốt hay xấu, rủi ro về đầu tư tài chính lớn hay nhỏ.

 Phương pháp phân tích:

So sánh (A – IIIA + B – IB)TS và BNV ở cuối kỳ và đầu năm. Trong đó: + BNV là vốn chủ sở hữu.

+ ATS là tài sản ngắn hạn.

+ IIIA-TS là các khoản phải thu ngắn hạn. + BTS là tài sản dài hạn.

+ IB-TS là các khoản phải thu dài hạn.

 Các trường hợp xảy ra:

• Nếu: (A – IIIA + B – IB)TS = BNV (1) Ta có: (A + B)TS = (A + B)NV (2) Từ (2) – (1) => (IIIA + IB)TS = ANV Phải thu ngắn hạn + phải thu dài hạn = Nợ phải trả

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đủ đảm bảo trang trải cho các tài sản cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là trường hợp có tính chất lý thuyết và rất ít khi xảy ra trong thực tế. Khi đó, doanh nghiệp không phải đi vay và chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác.

• Nếu: (A – IIIA + B – IB)TS > BNV (1)

Ta có: (A + B)TS = (A + B)NV (2) Từ (2) – (1) => (IIIA + IB)TS < ANV

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không đủ khả năng trang trải cho các tài sản cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên doanh nghiệp phải đi vay và chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Khi đó:

Phần vốn bị chiếm dụng < phần vốn đi chiếm dụng. • Nếu: (A – IIIA + B – IB)TS < BNV (1)

Ta có: (A + B)TS = (A + B)NV (2) Từ (2) – (1) => (IIIA + IB)TS > ANV

Phải thu ngắn hạn + phải thu dài hạn > Nợ phải trả

Kết luận: Bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thừa khả năng trang trải cho các tài sản cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên:

Phần vốn bị chiếm dụng > phần vốn đi chiếm dụng.

 Theo số liệu của Bảng cân đối kế toán năm 2013 của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, ta có: • Đầu năm: (A - IIIA + B - IB)TS = 2.391.312.402.357 - 1.202.933.712.781 + 1.066.986.838.927– 0 = 2.225.365.528.503 BNV = 319.368.265.973 • Cuối năm: (A - IIIA + B - IB)TS = 3.248.106.640.209 – 1.462.569.735.795 + 2.096.061.807.229 – 0 = 3.881.598.711.643 BNV = 417.858.681.919

Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 Kỳ (A-IIIA+B-IB)TS BNV Chênh lệch (mức độ đảm bảo) (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) Đầu năm 2.225.365.528.503 319.368.265.973 -1.905.997.262.530 Cuối năm 3.881.598.711.643 417.858.681.919 -3.463.740.029.724

Qua bảng số liệu ta thấy:

Ở cả đầu năm và cuối năm, bằng nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đều không đủ khả năng để trang trải cho các công việc cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng trang trải cho các công việc cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty vào thời điểm cuối năm là kém hơn so với đầu năm (đầu năm thiếu 1.905.997.262.530 đồng, cuối năm thiếu 3.463.740.029.724 đồng). Như vậy, phần vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Tổng công ty sẽ phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài dưới nhiều hình thức để có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 71 - 73)