VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)
5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 41 49.892.296.4 6Chênh lệch tỷ giá hối đoá
2.2.1. Mục đích, nội dung và chỉ tiêu phân tích.
Mục đích:
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp về quy mô vốn cũng như khả năng huy động vốn. Việc đánh giá quy mô vốn cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi, là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp
trong kỳ. Thông qua việc phân tích về quy mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích sẽ đưa ra được những nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, xu hướng phát triển và những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu.
Nội dung:
Tình hình biến động (tăng hay giảm) của tổng số tài sản theo thời gian (giữa cuối kỳ và đầu năm, giữa năm này và năm khác,….) phản ánh rõ nét quy mô vốn của doanh nghiệp. Số vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ vừa phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động tài chính, vừa phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình biến động (tăng hay giảm) của tổng số nguồn vốn theo thời gian (giữa cuối kỳ và đầu năm, giữa năm này và năm khác,….) phản ánh rõ nét kết quả tạo lập, tìm kiếm, tổ chức và huy động vốn phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng hoặc giảm sút của từng bộ phận vốn của doanh nghiệp ( nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) cũng như tỷ trọng của từng bộ phận vốn chiếm trong tổng số vốn và xu hướng biến động vốn không chỉ phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn mà còn cho thấy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.
Mặt khác, xu hướng tăng trưởng của vốn cho các nhà quản lý biết được phần nào mức độ phát triển của doanh nghiệp. Tổng số vốn tăng theo thời gian sẽ cho biết quy mô kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng, hoạt động của doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng. Ngược lại, nếu số vốn huy động ngày càng thu hẹp, doanh nghiệp đang gặp những khó khăn nhất định trong hoạt động. Một doanh nghiệp muốn tăng trưởng và phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ tăng trưởng vốn về quy mô mà còn phải tăng trưởng với nhịp độ đều đặn, ổn định.
Chỉ tiêu phân tích.
Khi phân tích, do vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên sự biến động của tổng tài sản và tổng nguồn vốn theo thời gian cũng chưa thể biểu hiện đầy đủ tình hình tổ chức, quy mô và tình hình huy động vốn của doanh nghiệp được. Do đó, bên cạnh việc phân tích chỉ tiêu “tổng cộng tài sản”, “tổng cộng nguồn vốn”, ta còn kết hợp phân tích các chỉ tiêu “tài sản ngắn hạn”, “tài sản dài
hạn”,”vốn chủ sở hữu” và chỉ tiêu “nợ phải trả”. Các chỉ tiêu này được thu thập trực tiếp trên Bảng cân đối kế toán, cụ thể:
- Tài sản ngắn hạn: mã số 100 trên bảng cân đối kế toán.
- Tài sản dài hạn: mã số 200 trên bảng cân đối kế toán.
- Tổng cộng tài sản: mã số 270 trên bảng cân đối kế toán, là tổng số của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
- Nợ phải trả: mã số 300 trên bảng cân đối kế toán.
- Vốn chủ sở hữu: mã số 400 trên bảng cân đối kế toán.
- Tổng cộng nguồn vốn: mã số 440 trên bảng cân đối kế toán, là tổng số của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.