Thời gian quay vòng của hàng tồn kho

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 99 - 107)

VI Lợi thế thương mại 269 V.16 (2.002.789.600)

3.4.7.Thời gian quay vòng của hàng tồn kho

5. Quỹ đầu tư

3.4.7.Thời gian quay vòng của hàng tồn kho

Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khi được sử dụng và bán ra. Ngoài ra, hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hoá của công ty. Tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, công ty đầu tư vốn cho hàng tồn kho thấp hơn, hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của công ty sẽ đạt mức cao hơn. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, doanh nghiệp ít bị ứ đọng vốn. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài,

chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị ứ đọng nhiều.

∗ Năm 2012

∗ Năm 2013

 Thời gian bình quân mỗi vòng quay của hàng tồn kho năm 2013 tăng so với năm 2012 là 9,52 (ngày/vòng). Như vậy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2013 chậm hơn so với năm 2012, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn nhiều hơn.

3.5. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Để kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty ta phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để phân tích, tiến hành tính và so sánh sự biến động về quy mô và tỷ lệ của các chỉ tiêu ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. Đồng thời ta cũng so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần ở cả kỳ phân tích và kỳ gốc (lấy doanh thu thuần làm gốc so sánh).

 Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, ta có bảng phân tích sau:

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch ± % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.225.218.277.090 5.180.401.331.482 44.816.945.608 0,86 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - 45.537.947 -45.537.947 -100 53,84 (ngày/ vòng) = 360 =

Thời gian quay vòng của

hàng tồn kho 6,687

63,36 (ngày/ vòng)

= 360 =

Thời gian quay vòng của

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.225.218.277.090 5.180.355.793.535 44.862.483.555 0.87 4. Giá vốn hàng bán 4.808.820.093.481 4.714.781.167.050 94.038.926.431 1,99 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 416.398.183.609 465.574.626.485 -49.176.442.876 -10,56 6. Doanh thu hoạt động

tài chính 59.519.351.214 50.473.723.561 9.045.627.653 17,92

7. Chi phí tài chính 148.681.242.476 206.927.910.395 -58.246.667.919 -28,15

- Trong đó: Chi phí lãi

vay 125.604.095.065 140.128.488.649 -14.524.393.584 -10,36

8. Chi phí bán hàng - 1.094.855.212 - 1.094.855.212 -100

9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 266.034.242.166 235.015.344.939 31.018.897.227 13,20

10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 61.202.050.181 73.010.239.500 -11.808.189.319 -16,17

11. Thu nhập khác 244.518.473.830 90.833.330.699 153.685.143.131 169,19

12. Chi phí khác 185.944.877.194 26.124.313.140 159.820.564.054 611,77

13. Lợi nhuận khác 58.573.596.636 64.709.017.559 -6.135.420.923 -9,48

14. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, công ty liên doanh

11.449.904.727 - 11.449.904.727

15. Tổng lợi nhuận kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán trước thuế 131.225.551.544 137.719.257.059 -6.493.705.515 -4,72

16. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 25.685.118.996 31.051.595.528 -5.336.476.532 -17,28

17. Chi phí thuế TNDN

hoãn lại 477.835.436 - 477.835.436

18. Lợi nhuận sau thuế

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Tổng doanh thu của Tổng công ty năm 2013 so với 2012 tăng 0,86% tương ứng với tăng 44.816.945.608đ. Các khoản giảm trừ của Tổng công ty năm 2013 bằng 0 và năm 2012 là 45.537.947đ, do đó Tổng doanh thu và Doanh thu thuần của Tổng công ty ở 2 năm là xấp xỉ bằng nhau (0,86 và 0,87). Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là thương đối ổn định, được đảm bảo, được người mua chấp nhận, tạo uy tín đối với khách hàng.

Giá vốn hàng bán ở năm 2013 cũng tăng lên cao hơn so với năm 2012 với mức tăng 1,99% tương ứng là 94.038.926.431đ. Điều này dẫn đến một tất yếu là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm đi (lợi nhuận gộp năm 2013 giảm đi so với năm 2012 là 10,56 % tương ứng với 49.176.442.876đ). Đó là dấu hiệu không thuận lợi để tăng tích luỹ, đầu tư thêm cho sản xuất và cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Do đó công ty cần chú trọng hơn.

Nhìn chung, ở các công ty xây dựng giao thông, chi phí hoạt động tài chính thường cao hơn thu nhập từ hoạt động tài chính vì ở các công ty này nhu cầu vốn để xây dựng các công trình là rất lớn. Các công ty thường thiếu vốn nên để trang trải cho hoạt động sản xuất các công ty phải vay vốn ngân hàng, cả vay dài hạn lẫn vay ngắn hạn. Từ bảng phân tích ta lại thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty đạt mức cao vào năm 2013, tăng 9.045.627.653đ so với năm 2012, trong khi chi phí tài chính lại giảm đi, giảm 28,15% tương ứng là 58.246.667.919đ so với năm 2012. Chi phí tài chính giảm chủ yếu do giảm chi phí lãi vay (giảm 14.524.393.584đ tương ứng giảm 10,36%). Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 lại tăng lên so với năm 2012 (tăng 13,20% tương ứng là 31.018.897.227đ). Điều đó cho thấy doanh nghiệp chưa có những biện pháp quản lý doanh nghiệp tốt, làm giảm lợi nhuận. Đây là những dấu hiệu không tốt đối với tình hình tài chính của Tổng công ty.

Mặc dù doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng tổng lợi nhuận thuần của doanh nghiệp vào năm 2013 lại giảm đi 11.808.189.319đ tương ứng với mức giảm 16,17%. Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chưa hiệu quả các khoản chi phí, làm cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với năm 2012.

Bên cạnh đó, sự biến động của các khoản thu nhập khác và chi phí khác cũng có xu hướng tích cực. Năm 2013, các khoản thu nhập khác của công ty tăng lên 153.685.143.131đ tương ứng đạt mức tăng 169,19%; đồng thời các khoản chi phí khác cũng tăng mạnh tới 611,77%. Từ đó làm giảm các khoản lợi nhuận khác và ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận chung của công ty.

Từ sự biến động của các khoản doanh thu và chi phí, năm 2013 có lợi nhuận kế toán trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều giảm đi so với năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 giảm 6.493.705.515đ tương ứng với mức giảm 4,72%; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 649.393.547đ tương ứng với mức giảm 0,61% so với năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty khá chậm và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cũng giảm 17,28% tương ứng với 5.336.476.532đ làm cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tăng 477.835.436đ vào năm 2013.

 Bên cạnh việc nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giữa hai năm 2013 và năm 2012. Ta cũng cần phải so sánh tỷ lệ của các chỉ tiêu này với doanh thu thuần (lấy doanh thu thuần làm gốc). Bằng phương pháp phân tích tỷ lệ, ta sẽ biết được cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, bao nhiêu đồng lợi nhuận...và so sánh tỷ lệ này qua hai năm 2013 và 2012 dễ dàng thấy được biến động của chúng.

a. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: • Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thuần thu được, giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.

• Tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên

doanh thu thuần =

Giá vốn hàng bán

x 100 Doanh thu thuần

• Tỷ ỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thuần thì cần sử dụng bao nhiêu đồng tiền vay. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

• Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại.

• Ngoài ra còn tính toán thêm các chỉ tiêu như: tỷ lệ chi phí khác trên doanh thu thuần; tỷ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên doanh thu thuần.

b. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: • Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

• Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

• Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Tỷ lệ chi phí tài chính trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh thu thuần =

Chi phí tài chính

x 100 Doanh thu thuần

Tỷ lệ chi phí lãi vay trên

doanh thu thuần =

Chi phí lãi vay

x 100 Doanh thu thuần

Tỷ lệ chi phí quản lý DN trên

doanh thu thuần =

Chi phí quản lý DN

x 100 Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên

doanh thu thuần =

Lợi nhuận gộp

x 100 Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận thuần trên

doanh thu thuần =

Lợi nhuận thuần

x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

• Ngoài ra, tính toán thêm một số chỉ tiêu như: tỷ suất doanh thu hoạt động tài chính trên doanh thu thuần, tỷ suất thu nhập khác trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận khác trên doanh thu thuần.

 Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty qua hai năm 2012 và 2013, ta lập bảng:

Chỉ tiêu Năm 2012 % / Doanhthu thuần Năm 2013 % / Doanhthu thuần Doanh thu thuần về

bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.180.401.331.48 2 5.225.218.277.09 0 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí Giá vốn hàng bán 4.714.781.167.050 91,01 4.808.820.093.481 92,03 Chi phí tài chính 206.927.910.395 3,99 148.681.242.476 2,85

Chi phí lãi vay 140.128.488.649 2,70 125.604.095.065 2,40 Chi phí quản lý

doanh nghiệp 235.015.344.939 4,54 266.034.242.166 5,09

Chi phí khác 26.124.313.140 0,50 185.944.877.194 3,56

Chi phí thuế TNDN

hiện hành 31.051.595.528 0,60 25.685.118.996 0,49

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

465.574.626.485 8,99 416.398.183.609 7,97

Doanh thu hoạt động

tài chính 50.473.723.561 0,97 59.519.351.214 1,14

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

73.010.239.500 1,41 61.202.050.181 1,17

Thu nhập khác 90.833.330.699 1,75 244.518.473.830 4,68

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Doanh thu thuần

Lợi nhuận khác 26.124.313.140 0,50 185.944.877.194 3,56 Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 137.719.257.059 2,66 131.225.551.544 2,51

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

106.667.661.531 2,06 106.018.267.984 2,03

 Nhận thấy:

• Đối với các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí: Tỷ lệ giá vốn hàng bán có tăng nhưng không đáng kể (tăng từ 90,01% ở năm 2012 lên 92,03% ở năm 2013). Năm 2013 vừa qua, cứ 100 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra 92,03 đồng giá vốn, điều đó cho thấy việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán đạt hiệu quả rất thấp, doanh nghiệp cần chú ý hơn. Tỷ lệ chi phí tài chính và chi phí lãi vay trên doanh thu thuần đều giảm đi không nhiều cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng chưa thực sự hiệu quả các khoản chi phí này. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần cũng có tăng lên nhưng mức tăng nhẹ. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng lên nên doanh nghiệp cần chú ý để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.

• Đối với các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần giảm đi tương đối nhỏ. Điều này là do giá vốn hàng bán tăng lên tương ứng là lợi nhuận gộp giảm đi. Do doanh nghiệp đã sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả nên tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng giảm nhẹ. Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, ở năm 2012, 100 đồng doanh thu thuần đã tạo ra được 2,06 đồng lợi nhuận sau thế; và đến năm 2013, 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 2,03 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy tỷ suất lợi nhuân sau thuế trên doanh thu thuần hầu như không thay đổi. Doanh nghiệp cần có biện pháp để cải thiện mức độ giảm của lợi nhuận sau thuế và tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tỷ suất doanh thu hoạt động tài chính trên doanh thu thuần, tỷ suất thu nhập khác trên doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận khác trên doanh thu thuần đều tăng lên, đó là dấu hiệu tốt đối với tình hình tài chính của Tổng công ty, Tổng công ty cần duy trì và củng cố.

Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh từ huy động vốn cho tới khi phân phối lợi nhuận. Thông qua đó người ta có thể giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích hoạt động tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính, từ đó có các quyết định tài chính phù hợp và hiệu quả nhất.

Trong thời gian tìm hiểu tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4, e đã thu được những số liệu cần thiết để có thể phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty. Nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, anh chị trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em làm bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô trong bộ môn Kinh tế xây dựng, và đặc biệt là cô Lê Minh Ngọc – người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để giúp em hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2014 Sinh viên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp của tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Trang 99 - 107)