Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Trang 75 - 77)

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 32 100 0 0 0 0 96 3.00 1 25 78.13 7 21.88 0 89 2.78

3.1.2.2.Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông:

8 Sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội 30 9 42 6.3 00 94 2.9

3.1.2.2.Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông:

Tiểu học: Tạo điểu kiện cho trẻ em trong độ tuổi tiểu học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, có kỷ năng cơ bản để học tập suốt đời, có tình yêu gia đình, quê hương, yêu lao động và sự công bằng, có lối sống lành mạnh và tính thích ứng cao với yêu cầu xã hội.

- Công tác tuyển sinh vào lớp 1: 98– 99% (hiện nay: 96.0 %); - Công tác duy trì sĩ số: 98 – 99%;

- Số trường TH có lớp học 2 buổi / ngày: 12 trường (85,7%). (Hiện nay có 7 trường);

- Xây dựng 04 – 05 trường có tổ chức bán trú;

- Có 4 - 5 trường chuẩn quốc gia (TH Phù Mỹ, Đức Phổ, Phước Cát 1,Quảng Ngãi, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu, Gia viễn);

- Phấn đấu có 100% trường tiểu học có giáo viên chuyên (Nhạc, Mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học) ;

- Nâng cao dần trình độ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm lên 60 - 65%.;

- Thành lập một số cơ sở giáo dục mới, tách từ 85 – 90% các trường mầm non còn gắn với tiểu học; tách trường Tiểu học Đồng Nai Thượng.

- Thành lập trường Dân tộc nội trú huyện.

THCS và THPT: Phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển hài hòa về đức và tài, phẩm chất và năng lực, sức khỏe và thẩm mỹ.

- Công tác tuyển sinh hàng năm: Lớp 6: 99 - 100% ; Lớp 10: 80% - Công tác duy trì sỹ số: 97 – 98%

- 100% số xó cú trường THCS (hiện nay còn 03 xã chưa có trường THCS: Mỹ Lâm, Phù Mỹ, Tư Nghĩa)

- Cuối năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. - Cuối năm 2015 toàn huyện được công nhận phổ cập giáo dục THPT

- Đến 2015 tỷ lệ độ tuổi từ 15 - 18 có bằng THCS là 85% (hiện nay 71%) - Đến 2015 nâng tỷ lệ giáo viên THCS có trình độ trên chuẩn lên 60%

- Có 2 – 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, 01 trường PTTH đạt chuẩn quốc gia.

- Phấn đấu đến 2015 toàn ngành giáo dục huyện có 1% giáo viên – cán bộ quản lý có trình độ sau đại học (7 - 8 người).

Để đáp ứng được yêu cầu trên đây, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở địa phương.

Mục tiêu dài hạn để phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trong giai đoạn hiện nay là: Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng. Thực hiện tốt qui trình phát triển đội ngũ CBQL từ việc quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý, thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, 100% CBQL phải đạt trình độ đào tạo chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị. Đảm bảo đội ngũ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu về đạo đức lối sống, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, tâm huyết với nghề nghiệp; hiểu biết và gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; am hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực giảng dạy, quản lý chỉ đạo, có sức khoẻ, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mục tiêu trước mắt: Tuyển chọn, bố trí sắp xếp sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện, ưu tiên cho các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời ưu tiên cho các trường thuộc cỏc xó đặc biệt khó khăn nhằm tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy và học, khắc phục tình trạng yếu kém hiện nay.

Mục tiêu ưu tiên trong trước mắt cũng như dài hạn là công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị, không chỉ cho CBQL đương chức mà còn đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ kế cận để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Trang 75 - 77)