Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tính tất yếu và sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung, và giáo dục phổ thông nói riêng. Đảng và Nhà nước đã quyết tâm đổi mới giáo dục và sự đổi mới đó thể hiện không những ở các quan điểm chỉ đạo mà còn thể hiện tại các mục tiêu và đặc biệt là các giải pháp phát
triển giáo dục. Tại các nội dung của Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020,người CBQL trường phổ thông phải có tầm nhìn tổng thể về phát triển giáo dục, phát triển giáo dục phổ thông, cú các điều kiện để đảm bảo cho tiến trình đổi mới và phát triển công tác QL nhà trường.
Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đú chớnh là một hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới. Đó là:
- Phát triển giáo dục là nhằm tạo lập nền tảng và động lực CNH - HĐH đất nước, bảo đảm để Việt Nam có đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Phát triển giáo dục của dân, do dân và vỡ dõn là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Giáo dục vừa đáp ứng yêu cần xã hội vừa thỏa mãn yêu cầu phát triển của mỗi người.
- Hội nhập quốc tế về giáo dục phải được đẩy mạnh dựa trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.
- Xã hội giáo dục là phương thức phát triển giáo dục tiến đến một xã hội học tập.
- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục.
- Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.