Có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Trang 100 - 104)

- Về nghiệp vụ quản lý:

6 Có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều

kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL 2.89 1 2.64 4

* Nhận xét

Việc đánh giá của một số CBQL về mức độ ít cần thiết và không cần thiết, mức độ ít khả thi và không khả thi là do xuất phát từ thực trạng của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở địa phương còn những bất cập trong thời gian qua, cần phải đổi mới và phát triển. Sử dụng hệ số tương quan Spiếc - man để so sánh mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các biện pháp kết quả như sau:

Công thức: 2 2 6 1 ( 1) D r N N = − − ∑

Kết quả nhận được r = 0,98 cho phép kết luận rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là các biện pháp đó là cấp thiết và có khả thi.

Biểu số 3.1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Cỏt Tiờn - tỉnh Lâm Đồng

Tiểu kết chương 3

Từ những cơ sở lý luận của việc phát triển đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL các trường học nói riêng và thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Cỏt Tiờn, chúng tôi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Cỏt tiờn – tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp chúng tôi đề xuất không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng đối với địa phương là vấn đề lần đầu tiên được đề cập, góp phần cho việc nghiên cứu vận dụng để phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên các biện pháp cũng chỉ mang tính chất lý luận, còn việc thực hiện các biện pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, điều kiện phát triển giáo dục của một huyện vựng sõu vựng xa, … Điều quan trọng là sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương, sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách mà còn bằng hành động thực tiễn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL cũng như quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS.

I. KẾT LUẬN:

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận văn cho phép rút ra kết luận sau: 1. Quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung, trường THCS nói riêng là một chức năng quan trọng của quản lý giáo dục, có ý nghĩa quyết định hiệu quả quản lý nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT thể hiện trên 03 mặt nội dung cơ bản đó là:

- Quản lý phát triển về phẩm chất chính trị, đạo đức. - Quản lý phát triển năng lực chuyên môn

- Quản lý phát triển năng lực quản lý

3. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT là cách tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể quản lý (Phòng GD&ĐT) đối với các hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông hiện nay.

4. Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT Cỏt Tiờn đó đạt được những thành tự cơ bản:

- Công tác QL chỉ đạo của Phòng Giáo dục đối với các trường có nhiều chuyển biến, một số cán bộ quản lớ đó năng động, sáng tạo trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Đội ngũ giáo viên đã có sự đầu tư cho công tác soạn giảng và ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giáo dục; tỷ lệ học sinh yếu kém giảm, Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS cao hơn cùng kỳ năm trước 4.27%.

- Đội ngũ CBQL không ngừng được củng cố, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động từng bước được nâng cao. Công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL giáo dục trong tiến trình đổi mới giáo dục đó cú chuyển biến quan trọng về nhận thức, chỉ đạo và tổ chức thực hiện

- Công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, đãi ngộ không ngừng được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định, thu hút và phát triển đội ngũ.

- Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm giảm so với cùng kỳ. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và

ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

- Cuộc vận động “Hai khụng”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn kết với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong CB - GV - CNV và học sinh trong từng trường. Cuộc vận động đã được xã hội đồng thuận, cha mẹ học sinh hưởng ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục dạy thật, học thật, thi thật.

* Tuy nhiên còn tồn tại những mặt hạn chế, yếu kém:

- Đội ngũ CBQL trường THCS chưa thật sự đủ mạnh, còn nhiều yếu kém bất cập nhất là về chất lượng và hiệu quả công tác, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình đổi mới giáo dục trong giai đoạn mới. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn bộc lộ nhiều bất hợp lý, đặc biệt là cơ cấu vùng miền và cơ cấu trình độ.

- Năng lực và trình độ của đội ngũ CBQL các trường THCS chưa ngang tầm với nhiệm vụ, hẫng hụt về nhiều mặt. Điều đáng lo ngại là một bộ phận CBQL các trường yếu kém về tác phong, chưa thật sự gương mẫu (chim đầu đàn); tinh thần trách nhiệm và thái độ trong công việc chưa thật sự đúng mực, ý thức tổ chức kỷ luật kém.

- Phòng GD&ĐT chưa cụ thể hóa tiêu chuẩn CBQL cho phù hợp với địa phương vùng miền. Công tác đào tạo - bồi dưỡng CBQL còn mang tính thời vụ chưa có quy hoạch, kế hoạch đào tạo bài bản và lâu dài. Một số CBQL chưa cố gắng trong việc tự học tự rèn, tự trang bị kiến thức cho mình, năng lực quản lý kém.

- Công tác sử dụng, bố trí CBQL các trường THCS chưa phát huy và khai thác khả năng và kinh nghiệm của từng CBQL, thiếu định hướng trong việc sắp xếp bố trí, sử dụng…

5. Trong các biện pháp quản lý đã và đang được sử dụng, phần lớn là có mức độ thực hiện cao, tuy nhiên mức độ hiệu quả còn thấp, đa số các đối tượng đánh giá ở mức đạt yêu cầu hoặc chưa đạt. Phòng GD&ĐT còn thiếu

những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL các trường THCS.

6. Luận văn đã xác định được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế của công tác quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện.

7. Nghiên cứu luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Cỏt Tiờn trong giai đoạn hiện nay.

Những biện pháp đó là:

3.1. Cụ thể hóa tiêu chuẩn của CBQL trường THCS

3.2.Tăng cường khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

3.3. Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường THCS

3.4. Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho CBQL trường THCS và đội ngũ kế cận

3.5. Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS theo hướng tăng dần

3.6. Cú cỏc chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL

Các biện pháp trờn đó được khảo nghiệm và khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w