II. Sản lượng cây lượng thực có hạt Tấn 24.751 100,
5 Nước sinh hoạt
4.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, quá trình thực hiện bộc lộ một số hạn chế chính như hoạt động chưa hướng đến được thôn và cộng đồng nghèo nhất, hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình thấp, việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư còn chậm... Để hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy hết hiệu quả, xã Thạch Bằng cần quan tâm đến một số vấn đề sau.
Thứ nhất, tăng cường tự tham gia của người dân trong thực hiện: Sự tham gia của người dân sẽ cải thiện đáng kể tính hiệu quả cũng như hiệu lực của chương trình. Để tránh tình trạng sự tham gia mang tính hình thức, cần xác định người dân sẽ tham gia vào những hoạt động nào và tham gia như thế nào. Vì vậy việc đầu tiên cần phải làm đó là xác định các bước tham vấn để người dân biết mình sẽ tham gia vào khâu và nội dung nào. Bên cạnh đó, để việc tham gia của người dân không còn là hình thức thì cần phải có những biện pháp cụ thể để khuyến khích sự tham gia của những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong các hoạt động của dự án thông qua lựa chọn bằng cách bỏ phiếu, do các nhóm hộ nghèo hoặc các nhóm về giới tổ chức, và sau đó đưa ra thỏa luận chung trên nguyên tắc trước hết là thỏa mãn nhu cầu của các nhóm người nghèo.
Thứ hai, huy động các nguồn lực thực hiện chương trình: Nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng của xã chủ yếu từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, trong đó chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước. Do nguồn này hạn hẹp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện cũng như suất đầu tư của các công trình. Đa dạng hóa nguồn kinh phí là việc cần thiết, do đó ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ trong người dân. Để phát huy nguồn lực trong dân, cần huy động nguồn lực từ các thôn có điều kiện phát triển đóng góp về tài chính và lao động để giảm bớt nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí đó sẽ được chuyển sang vùng có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Do đó, cần có sự thay đổi hình thức phân bổ kinh phí hiện nay, không phân bổ bình quân cho mỗi thôn một nguồn ngân sách như nhau mà phải căn cứ vào điều kiện từng vùng, tránh tình trạng cấp kinh phí không đủ để hoàn thành công trình. Tuy nhiên, cần có biện pháp huy động hợp lý để giảm gánh nặng chi phí cho người nghèo bằng cách huy động đóng góp bằng sức lao động, thời gian huy động vốn trong khoảng thời gian hợp lý, đóng góp bằng hiện vật...
Thứ ba, thực hiện phân cấp trong quản lý đối với chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: Vấn đề phân cấp quản lý đầu tư có hạn chế lớn nhất đó là năng lực của cán bộ quản lý cấp xã. Cấp xã có thể đại diện là chủ đầu tư nếu như cấp trên hoàn toàn tin tưởng và tạo điều kiện hỗ trợ cũng như tập huấn nâng cao năng lực làm chủ đầu tư cho đội ngũ cán bộ cấp xã. Để đạt được hiệu quả trong phân cấp quản lý cần đi từng bước một như từ các công trình có quy mô nhỏ tới các công trình có quy mô lớn, từ những đầu tư có quy mô nhỏ đế những đầu tư có quy mô lớn và từ những quy trình, thủ tục đơn gian sau đó là những quy trình thủ tục phức tạp hơn. Cách tốt nhất là sử dụng phương pháp “vừa học vừa làm”, đồng thời phải có chương trình đào tạo toàn diện và hệ thống, áp dụng hình thức đào tạo “khởi động” và “nâng cao” trong suốt thời gian của chính sách. Đào tạo và khuyến khích cán bộ của thôn/xã theo trình độ và vị trí công tác của họ, cung cấp kỹ năng, kiến thức chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt cho nâng cao năng lực để có thể hoàn thành được nhiệm vụ quản lý.
Thứ tư, thực hiện mục tiêu xã có công trình, người dân có việc làm tăng thêm: Chính phủ đã nêu mục tiêu ưu tiên và tăng tối đa các cơ hội việc làm có trả công cho người lao động của địa phương khi tham gia làm việc cho các công trình cơ sở hạ tầng ở cấp xã và thôn thông qua nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư: “Xã có công trình, người dân địa phương có việc làm và có thu nhập từ việc tham gia xây dựng công trình, từ đó góp phần làm giảm nghèo cho cả xã và ở từng thôn”. Để thực hiện được nguyên tắc này, xã cần xác định việc tạo việc làm gắn với công trình mang tính bền vững, điều này có nghĩa là không chỉ thuê lao động thời vụ cho các công trình xây dựng mà còn cần tạo việc làm lâu dài gắn với quá trình vận hành và bảo dưỡng công trình sau này; Lồng ghép các chương trình về xây dựng cơ sở hạ tầng với các hoạt động triển khai khác. Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ ràng giữa cơ hội lao động được trả công và đóng góp tự nguyện của cộng đồng tùy theo mức độ làm chủ đầu tư và quy mô của các công trình cơ sở hạ tầng.