Về giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 106 - 108)

II. Sản lượng cây lượng thực có hạt Tấn 24.751 100,

5 Nước sinh hoạt

4.3.2. Về giáo dục

Thứ nhất, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giảng dạy. Nhằm giảm sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các vùng trong địa bàn xã, việc đầu tiên cần làm là phải đầu tư thích hợp cho xây dựng trường lớp kiên cố và thiết bị giảng dạy. Để tạo điều kiện cho trẻ em đến trường, cầm mở thêm trường học nội trú. Xây dựng mạng lưới trường học tại các thôn và cần tính đến việc hỗ trợ cho con em các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể đi học được.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên có trình độ chuyên môn. Để giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên và phát triển được đội ngũ giáo viên,xã cần có chính sách ưu tiên thỏa đáng với công tác trong ngành giáo dục đặc biệt là các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Những ưu đãi đó có thể bằng tiền lương, cải thiện điều kiện làm việc nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ giáo viên yên tâm cống hiến lâu dài. Bên cạnh đó, thường xuyên đào tạo để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới, quan tâm tới đời sống tinh thần của đội ngũ cán bộ giáo viên, khuyến khích sinh viên ngành sư phạm mới tốt nghiệp là người địa phương tham gia giảng dạy ở các vùng khó khăn được hưởng chế độ ưu tiên, sau khi kết thúc thời gian làm việc ở vùng khó khăn được bố trí công việc theo nguyện vọng.

Thứ ba, đổi mới phương pháp và thiết kế chương trình giảng dạy theo hướng đem lại lợi ích thiết thực cho người học đặc biệt trẻ em nghèo. Chương trình học tập hiện nay được thiết kế giảng dạy cho tất cả các vùng. Tuy nhiên, số năm đến trường của học sinh trên địa bàn xã còn thấp, kết quả quá trình giáo dục là họ mới chỉ biết đọc, biết viết, chưa được dạy những kiến thức về kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Thứ tư, huy động các nguồn lực cho chính sách giáo dục. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận giáo dục nhiều hơn thuộc về vai trò của xã vì vậy vai trò của xã vẫn phải đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện chương trình. Tuy nhiên

nếu chỉ bằng nguồn ngân sách thì không thể cải thiện được tình trạng mức hỗ trợ thấp như hiện nay. Vì vậy cần có kế hoạch huy động nguồn lực từ các bên cũng như có kế hoạch phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

4.3.3. Về y tế

Cũng như hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, việc hỗ trợ về y tế cũng đang đối mặt với một loạt vấn đề bất cập như hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế do gánh nặng chi phí quá cao, chất lượng dịch vụ y tế không đảm bảo đối với người nghèo. Nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chính như nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện và các yếu tố đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Để khắc phục được những vấn đề trên cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tạo cơ hội cho người nghèo. Giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh chính là cách tốt nhất để người nghèo có được cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế. Không chỉ tiếp cận mà còn được bình đẳng với các đối tượng trong tiếp cận dịch vụ y tế.

Thứ hai, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất. Hiện nay, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh thiếu đồng bộ, thêm vào đó chưa có cán bộ kỹ thuật nên hiệu suất sử dụng trang thiết bị còn thấp. Thêm vào đó, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu khám bệnh của người dân, đặc biệt là người nghèo. Do vậy, xã rất cần có sự đầu tư về nguồn lực để duy trì và nâng cao chất lượng trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất.

Thứ ba, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu cán bộ y tế cấp cơ sở, đặc biệt là bác sỹ. Xã cần có chính sách ưu đãi đảm bảo cuộc sống cho cán bộ và gia đình họ. Bổ sung đội ngũ cán bộ y tế bằng cách áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn, trước mặt nắm được các kiến thức cơ bản trong chăm sóc sức khỏe cho người dân và có các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm. Thực hiện chính sách luân phiên cán bộ y tế về cấp cơ sở nhằm hỗ trợ chuyên môn,

nghiệp vụ cho tuyến dưới. Xây dựng chính sách hỗ trợ và ưu tiên cử cán bộ địa phương đi học để sau này trở lại làm việc ở địa phương. Bên cạnh đó, xã cần có các hoạt động hỗ trợ cho cán bộ y tế thôn và y tế dự phòng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w