Tiêu chí đánh giá nghèo đó

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 25 - 29)

Tiêu chí đánh giá nghèo đói đến nay dường như đã đi đến một cách tiếp cận tương đối thống nhất về đánh giá mức độ nghèo đói, đó là định ra một tiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó, mà hễ ai có thu nhập hay chi tiêu dưới mức thu nhập chuẩn thì sẽ không thể có một cuộc sống tối tiểu hay đạt được những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội. Trên cơ sở mức chung đó để tính chuẩn nghèo, có nhiều cách xác định khác nhau theo cả thời gian và không gian.

Ở đây, cần phân biệt rõ mức sống tối thiểu và mức thu nhập tối thiểu. Mức thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có nghĩa là có khả năng nhận được những thứ cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Trong khi đó mức sống tối thiểu lại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm năng lượng cần thiết cho cơ thể, giáo dục, nghỉ ngơi giải trí và các hoạt động văn hóa khác. Do vậy, khái niệm về mức sống tối thiểu không phải là một khái niệm tĩnh mà là động, một khái niệm tương đối và rất phong phú về nội dung và hình thức, không chỉ tùy theo sự lựa chọn khác nhau về môi trường văn hóa, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi về đời sống vật chất cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế.

Tiêu chí đánh giá nghèo đói của Ngân hàng Thế giới - World Bank (1998): Trong tiêu chức đánh giá WB đã lựa chọn tiêu thức phúc lợi với những chỉ tiêu bình quân đầu người bao gồm cả ăn uống, học hành, mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở và giá trị hàng hóa lâu bền. Tuy nhiên, báo cáo về số liệu thu nhập ở Việt Nam sẽ thiếu chính xác bởi phần lớn người lao động tự hành nghề.

WB đưa ra hai ngưỡng nghèo: Thứ nhất, ngưỡng nghèo lương thực là số tiền cần thiết để mua một số lương thực. Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm mà WB đưa ra theo cuộc điều tra mức số năm 1998 là lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với năng lượng 2000 - 2200 kcal mỗi người mỗi ngày. Người dưới ngưỡng đó thì là nghèo về lương thực. Dựa trên giá cả thị trường để tính chi phí cho lượng lương thực đó và theo tính toán của WB chi phí để mua lượng lương thực là 1.286.833 đồng/người/năm; Thứ hai, ngưỡng nghèo chung là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương thực. Cách xác định ngưỡng nghèo chung bằng ngưỡng nghèo lương thực cộng với ngưỡng nghèo phi lương thực. Ngưỡng nghèo được tính toán về phần phi lương thực năm 1998 là 503.038 đồng/người/năm, từ đó ta có ngưỡng nghèo chung là 1.789.871 đồng/người/năm.

Theo tiêu chí đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế - ILO (International Labour Organization) về chuẩn nghèo đói:

Về chuẩn nghèo đói ILO cho rằng để xây dựng lượng hàng hóa cho người nghèo cơ sở xác định là lượng lương thực thực phẩm. Lượng lương thực phải phù hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích hợp nhất cho những nhóm người nghèo. Theo ILO thì có thể thu được nhiều kcalo từ bất kỳ sự kết hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn. Với người nghèo thì phải thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm từ các nguồn kcalo rẻ nhất.

ILO thống nhất với Ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỉ lệ lương thực trong lượng lương thực cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25% kcalo có được từ các hàng hóa khác được gọi là các gia vị. Từ đó mức chuẩn nghèo hợp lý là 511.000 đồng/người/năm.

Theo tiêu chí đánh giá đói nghèo của Việt Nam được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, tiêu chí đánh giá theo từng giai đoạn được thể hiện dưới bảng 2.1.

Với tình hình suy thoái kinh tế và biến động thị trường lớn như hiện nay, chuẩn nghèo chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa so với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra là 2 USD/người/ngày. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của thế giới

Bảng 2.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn Loại hộ Địa bàn Thu nhập bình quân/người/tháng 1993 - 1995 1995 - 1997 1997 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 Đói

Mọi vùng < 13 kg gạo < 13 kg gạo

- Thành thị < 13 kg gạo - Nông thôn < 8 kg gạo

Nghè o

Thành thị < 20 kg gạo < 25 kg gạo < 25 kg gạo 150.000 đồng < 260.000 đồng < 500.000 đồng

Nông thôn < 15 kg gạo < 200.000 đồng < 400.000 đồng

- Miền núi hải đảo < 15kg gạo < 15kg gạo 80.000 đồng - Đồng bằng trung du < 20 kg gạo < 20 kg gạo 100.000 đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện của chương trình 106 về xóa đói giảm nghèo tại xã thạch bằng – huyện lộc hà – tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2011 – 2014 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w